SĂN THÚ TRONG RỪNG THẲM - kỳ 1
Ký sự của PHẠM DƯƠNG NGỌC
(Đây là ký sự viết năm 2000, tức là cách nay 21 năm. Khi đó, rừng rú ở Hoàng Su Phì còn rậm rạp, thú dữ còn nhiều và việc săn bắn chưa được coi là phạm pháp. Câu chuyện này lạc hậu rồi, ko dc cổ vũ nữa, nhưng đọc lại để đắm mình vào một thời kỳ huyền bí lãng mạn với rừng già của người dân vùng cao. Chuyện đã cũ, đọc cho vui và hiểu được sự cầu kỳ của kỹ năng săn thú thời xưa, các bố chớ có ném đá là lâm tặc nhé, keke).
Hoàng Su Phì là huyện phía Tây của tỉnh Hà Giang, chỉ toàn núi cao, rừng sâu, quanh năm mây mù bao phủ. Đồng bào dân tộc nơi đây còn nghèo đói lắm. Văn minh dường như chỉ mới mon men đến vài nóc nhà ở thị trấn Vinh Quang. Cuộc sống của nhiều dân tộc còn phụ thuộc vào rừng. Nếp sống săn bắn, hái lượm từ ngàn xưa vẫn còn tồn tại ở nhiều bản làng. Tuy nhiên, đối với những tay súng cừ khôi ở vùng đất này chưa hẳn săn bắn đã là cái nghề để kiếm sống, mà nó còn là cái thú của những kẻ lãng du, ưa mạo hiểm với rừng sâu núi thẳm. Nhưng đằng sau cái thú vui của họ, những con thú cuối cùng của đại ngàn đang dần biến mất khỏi mảnh đất này. Tác giả đã có một chuyến đi dài ngày theo đám thợ săn để ghi lại những câu chuyện mang màu sắc bí ẩn, liêu trai của cuộc sống giữa rừng già.
KỲ I: HỌC LÀM THỢ SĂN
Nhiều người nói tôi là một kẻ thích mạo hiểm, phiêu lưu, ham cảnh sống lang bạt, nay đây mai đó. Những cánh rừng già hoang thẳm, những ngọn núi mù sương, những vùng đất kỳ bí chưa có ai đặt chân tới luôn quyến rũ. Với tôi, những cánh rừng già với những bộ tộc cả đời không ra khỏi rừng luôn là vùng đất lãng mạn, huyền bí và đầy cuốn hút.
Thị trấn Vinh Quang như một sơn nữ ngủ quên dưới đỉnh Tây Côn Lĩnh. “Nàng” nằm ơ hờ bên thượng nguồn sông Chảy. Suối tóc “nàng” đổ dài vô tận. Nhìn từ trên Cổng Trời xuống, thấy một màu trắng xóa, như nạm tỉ tỉ hạt kim cương sáng lấp lánh, in rõ mồn một trên nền phông chỉ toàn màu xanh huyền bí của rừng.
Ở cái thị trấn nhỏ bé này có rất nhiều thợ săn và vô vàn câu chuyện về những cuộc đi săn mà thế hệ trước kể trong men say cho bọn trẻ nghe bên bếp lửa hồng giữa nhà sàn. Những cuộc truy lùng dấu vết con trăn khổng lồ, những cuộc giáp mặt với chúa sơn lâm, những cuộc vật lộn sống còn với gấu và những bộ xương khô được tìm thấy bên bờ suối, cạnh bộ xương là một khẩu súng đã hoen gỉ vì thời gian. Đó là hình ảnh một tay thợ săn đã bỏ mạng trong rừng.
Khi ngồi nghe những già làng, trưởng bản, những tay thợ săn lãng mạn ở xứ sở mà người ta vẫn còn niềm tin vào cổ tích, thần thoại này kể về những cuộc vượt rừng ngày đêm, những lần theo chân thú đến đường chân trời, rồi những cuộc chinh phục đỉnh núi để bắt đại bàng, thậm chí vào hang giết rồng để cứu người đẹp thì ai cũng bị cuốn hút, ai cũng mộng mơ sẽ trở thành thợ săn.
Chợ huyện ngày Chủ nhật rực rỡ sắc màu áo đỏ của người Dao Đỏ, Mông, đen óng của Nùng, xanh lam của Dao... Buổi chợ là chút huyên náo hiếm hoi sau một tuần vắng vẻ. Trong chiếc quán lá đơn sơ bên dòng sông, tôi đã quen Khưa qua sự giới thiệu của Thắng. Thắng là bạn hồi đại học và hiện đang là một ông chủ thầu xây dựng, chuyên làm các công trình giao thông miền núi. Thắng và Khưa chơi khá thân với nhau cũng vì niềm đam mê bắn súng và chung cảm giác ngất ngây khi chứng kiến con thú trúng đạn, hộc máu và gục xuống. Thắng lém lỉnh giới thiệu tôi là thằng bạn thất nghiệp, muốn nhận Khưa làm sư phụ theo hầu học mấy đường cung kiếm để có miếng ăn.
Trong giới thợ săn ở vùng đất này, Khưa là một tay súng cừ khôi nhất. Giới thợ săn kể rằng gã có thể ngửi thấy mùi con thú đã đi qua khu rừng này từ vài ngày trước, nhìn vết chân mà đoán rằng có thể bắt được hay không. Khưa có tài luồn rừng, lội suối, ăn cơm nắm muối vừng, ngủ trên cành cây nhiều ngày mà vẫn khoẻ như gấu, tinh tường như cáo. Từ loài hổ Đông Dương hung dữ đến những con sóc nhỏ xíu bằng ngón chân cái, chạy nhảy như gió trên cành cũng không thể thoát khỏi họng súng của gã nếu bị gã nhìn thấy. Với gã, đi săn ngoài việc kiếm ăn còn là cái thú mà cha ông đời trước của gã truyền lại. Dòng máu săn bắn, hái lượm vẫn không ngừng tuôn chảy trong huyết quản, mặc dù trông tướng gã đã Kinh hoàn toàn.
Khưa sinh ra trên sườn đỉnh Tây Côn Lĩnh cao hơn 2.000m so với mặt nước biển. Mảnh đất thâm u, khắc nghiệt này sớm dạy cho gã phải biết làm thế nào để sống. 5 tuổi, gã đã chuyền cành như khỉ, 6 tuổi đã vắt mình trên mãi sườn núi đá cao ngất ngưởng để bắt sáo, họa mi bán cho dân chơi chim cảnh. 15 tuổi là tay súng, tay cung thiện xạ nhất bản. Đám con gái cứ quấn quýt lấy gã và mong gã “cướp” về làm vợ.
Lúc đầu Khưa có vẻ ngần ngại khi nhận một đồ đệ lạ hoắc như tôi, song khi đã nốc vài bát rượu ngô, ngấm và phê đến tận chân lông, vả lại cũng nể và tin tưởng Thắng nên gã gật gù đồng ý. Say lử đử rồi mà gã còn lên lớp với tôi rằng, đã vào rừng là phải biết chấp nhận gian khổ, thậm chí tính mạng. Gã còn bảo, chỉ coi đi săn là một thú vui, chứ đừng coi đó là nghề kiếm cơm, bởi nếu sống chết vì nó thì chỉ có thất bại, thậm chí mất mạng. Rừng già sẽ đòi máu. Ngoài ra, nếu coi đi săn để kiếm sống thì những cuộc đi săn cũng trở nên ít ý nghĩa.
Buổi trưa, tôi và Thắng có mặt ở nhà Khưa. Đó là một ngôi nhà sàn khá to trên sườn Tây Côn Lĩnh, quanh năm chìm trong mây trời, sương núi. Đứng trước nhà gã, nhìn thấy đỉnh Tây Côn Lĩnh mờ ảo và ngay dưới đỉnh mờ ảo đó là những mái tôn trắng xóa của bản Chúng Phùng. Mấy năm trước, tôi đã từng cuốc bộ 2 ngày trời từ xã Túng Sán vào bản Chúng Phùng với ý định chinh phục đỉnh núi cao hơn 2400m này, nhưng thất bại. Tôi đã đi khắp bản Chúng Phùng để thuê người dẫn đường, nhưng họ đều từ chối với lý do sợ hổ và sợ… ma. Ông Bí thư bản Chúng Phùng Thào Seo Cá cũng khẳng định rằng, đại ngàn quanh Tây Côn Lĩnh vẫn còn hổ. Nhiều đêm, ông vẫn nghe thấy hổ gầm. Tôi nghe chuyện này không tin lắm, nhưng khi nghe đồng chí Lý Chỉn Sin, cán bộ Công an huyện Hoàng Su Phì khẳng định còn hổ thì tôi cũng tin là đại ngàn này còn hổ thật. Nhưng chuyện mấy lão thợ săn lão luyện đều khẳng định đã từng gặp ma trong rừng thì đúng là khó tin. Họ kể, đi săn ban đêm, cứ nghe thấy văng vẳng tiếng khóc trẻ con. Thậm chí, nhiều người còn nhìn thấy đứa trẻ với mái tóc dài thượt cứ vừa bay vừa khóc, lại vừa cười. Nghe mà lạnh gáy. Năm 2000, tôi trở lại bản Túng Quá Lìn và Chúng Phùng của xã Túng Sán, nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh để viết bài về những thầy cô làm nhiệm vụ cao cả trồng người. Cơn say chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh lại sôi sục trong huyết quản. Nhưng mất mấy ngày loanh quanh vẫn không thuê được người dẫn đi. Người ta bảo rằng, phải đi bộ cật lực 3 ngày mới lên đến đỉnh, nhưng điều đó không khiến những anh chàng Mông có lối sống du mục nản chí, mà họ sợ có hổ và ma…
Vợ và mấy đứa con của Khưa đã kéo nhau lên nương cả. Gã nướng trà trên than rồi mới pha. Thứ trà búp San Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi đậm đà vị sương trời.
Khưa vào trong buồn lôi ra 3 khẩu súng săn, bắn đạn chì, đạn bi. Ngày trước dùng súng thoải mái, nhưng mấy năm nay, công an huyện thu gom đem đi tiêu hủy, nên gã phải giấu vào trong buồng. Gã cho tôi xem khẩu súng kíp nòng lớn khá đẹp, dài chừng 1,5 mét. Với khẩu súng này thì không một con gì có thể thoát được, nếu đứng, thậm chí bay nhảy trước nòng. Mỗi lần bóp cò, có đến hai trăm viên bi to bằng hạt gạo, hạt đỗ thấu vào tim, gan, phổi, óc... thì sao mà chạy thoát được. Cạnh đó là 7 chiếc cung tên cũ, mới đã qua nhiều đời sử dụng. Khưa treo đó để tỏ lòng tôn kính tổ tiên đã sống như những người thợ săn thiện nghệ. Trên tường nhà là đủ các loại đầu hổ, báo, gấu, khỉ, sừng hươu, nai... được nhồi rơm, khâu cẩn thận, mặt hướng về phía bếp lửa, nơi được coi là thiêng liêng nhất trong văn hoá của người Nùng. Số lượng đuôi sóc thì có đến cả ngàn, đẹp như những bông lau, chúng được cắm vào que rồi gài vào các vách gỗ. Dân tộc Nùng rất coi trọng những người đàn ông có tài săn bắn và nếu ai có nhiều đuôi sóc treo trên vách sẽ khiến đám con gái trong bản chết mê chết mệt.
Bài học vỡ lòng gã dạy cho tôi là cách sống nhiều ngày ở trong rừng mà vẫn khoẻ mạnh như thường. Ngồi nghe gã kể về những nguy hiểm rình rập có thể xảy đến trong cuộc đi săn dài ngày trong rừng sâu mà vừa ớn lạnh vừa thấy thú vị. Công tác chuẩn bị cũng khá lỉnh kỉnh, nào chăn màn, súng ống, cung tên, cuốc thuổng, dao quắm, xoong nồi, ống nhòm, đèn pin, xăng dầu, đèn lửa, thuốc chống muỗi vắt, thuốc chữa rắn độc cắn, thuốc chống sốt rét rừng...
Bài học thứ hai là thể lực. Phải rèn luyện cho đôi chân cứng như thép, lớp da bàn chân dày và dai như da trâu, nếu không, dù có đi giày leo núi cũng phồng chân, trẹo cổ chân lúc nào không hay. Để chuyến đi săn đạt hiệu quả có khi phải luồn rừng cả tháng, cuốc bộ hàng trăm cây số, chỉ toàn lội nước, vạch cỏ và leo dốc. Thể lực phải khoẻ để chống lại sương muối, gió rừng, khí độc. Nói chung là phải đối mặt với một cuộc sống vô cùng khắc nghiệt.
Bài học tiếp theo là cách sử dụng súng, cung tên. Khưa lôi cho tôi xem cả 3 khẩu súng. Một khẩu rãnh xoắn dùng để bắn thú dữ, to, 2 khẩu đạn ghém để bắn thú vừa và các loại thú nhỏ, chim muông. Bây giờ người ta ít dùng cung tên, hầu như chỉ người Lô Lô, La Chí, Mông là vẫn dùng cung tên mà thôi. Tuy nhiên, tôi vẫn phải học giương cung, để rèn luyện độ thăng bằng, vững chắc, dẻo dai của hai cánh tay. Mặc dù đi săn bằng súng, song đoàn săn vẫn đeo cung trên lưng. Bắn cung là một cái thú mà cha ông từ xưa để lại. Đúng như lời gã, khi tôi giương chiếc cung lớn, cảm giác như mình trở thành anh hùng sắp vào hang rồng cứu người đẹp trong những câu chuyện cổ tích. Cái thú của người đi săn thật lắm nhiêu khê.
Bước tập bắn nghe ra không phức tạp lắm. Hồi còn học đại học, tôi đã có một tháng lăn lộn ở Xuân Mai để tập ngắm bắn bằng súng... điện tử. Tuy chưa được thử bắn lần nào, song tôi dám khẳng định rằng, khi ngực con thú đã nằm ở giữa rãnh ngắm thì chỉ có vỡ tim mà chết. Gã hỏi tôi liệu có bắn được con sóc đang nhảy trên cành hoặc con bìm bịp đang bay từ lùm cây này sang lùm cây khác không. Tôi há hốc miệng lắc đầu. Gã bảo không nên vội vàng, còn phải học dài dài.
Bài học dài nhất, phức tạp nhất là theo dấu chân loài thú. Nhìn dấu chân, nhìn cỏ cây bị cắn, nhìn con mồi bị xé mà biết được rằng có con thú gì đang lẩn khuất quanh đó. Hành trình đi tìm dấu chân của nó hay một cuộc phục kích để hạ nó là những bài toán phức tạp nhất, cần sự kiên trì cao độ. Gã bảo với tôi: “Xem vết chân thú khó như làm bài toán nhân chia lớp 5 ấy”. Rồi gã kể, hồi đi học xóa mù, cô giáo cho bài phép tính nhân gã lại tính theo phép cộng, vậy mà vết rắn trườn hay trăn bò gã nhìn là biết ngay, vết chân nai cái hay nai đực gã cũng phân biệt được dễ dàng. Việc tìm vết chân để lần theo dấu thú phải qua kinh nghiệm thực tế chứ không thể học trong ngày một ngày hai.
(còn tiếp)
chú thích ảnh: Tác giả tập bắn súng
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過2萬的網紅LAN KIẾM THANH TRỊNH,也在其Youtube影片中提到,Các Bạn xem video hãy chia sẻ và đăng kí kênh giúp mình nhé: ► ĐĂNG KÝ KHÁM PHÁ VÙNG CAO ☞ https://goo.gl/wouzmM ► Fanpage: https://www.faceboo...
「giang Ơi」的推薦目錄:
- 關於giang Ơi 在 Phạm Dương Ngọc Vlog Facebook 的精選貼文
- 關於giang Ơi 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於giang Ơi 在 Hoa Hậu Hương Giang Facebook 的最佳貼文
- 關於giang Ơi 在 LAN KIẾM THANH TRỊNH Youtube 的精選貼文
- 關於giang Ơi 在 Giang Ơi - YouTube 的評價
- 關於giang Ơi 在 Giang Ơi - YouTube 的評價
- 關於giang Ơi 在 Giang Ơi - Facebook 的評價
- 關於giang Ơi 在 Giang Ơi | YouTube Việt Nam Wikia | Fandom 的評價
- 關於giang Ơi 在 Youtuber Giang Ơi nghĩ về tuổi già sau khi lập gia đình 的評價
- 關於giang Ơi 在 YouTuber Giang Ơi giới thiệu khách sạn 5 sao dành cho 3 ... 的評價
giang Ơi 在 Facebook 的最佳貼文
Như Đoá Hoa Sương ( Truyện Ngắn | Gào 2021 )
- Mỗi người đều có câu chuyện đời của riêng mình: Có người là hài kịch, có người là bi kịch, lại có người chẳng biết câu chuyện của mình nên được xếp vào thể loại gì? Là bi nhiều hơn, hay hài nhiều hơn? Đến cuối cùng thì ai cũng chỉ muốn sống những tháng năm đừng quá kịch tính, đừng quá bi thương, cũng đừng quá hài hước. Cứ bình thường thôi, là đã hạnh phúc lắm rồi. Hoa sương trong gió… sao còn hoa đây? Gió ngang qua hoa, sương bay, có gì còn ở lại?” -
Phần 1: Mới chỉ là bắt đầu
Khi còn nhỏ, tôi thường xuyên xem TV, báo đài nói về người phụ nữ độc lập. Tôi rất mong mình có thể trở nên như thế. Có một dạo, tờ tạp chí yêu thích mẹ hay đặt mỗi tháng có bài viết về thế nào là một người phụ nữ thế kỷ mới? Khi ấy, tôi mới lớp bảy, nhưng dù là một cô nhóc thôi, đọc đã rất tâm đắc rồi. Trong bài báo đó người ta viết về những người phụ nữ thành công trước năm ba mươi tuổi, không cần đàn ông, vẫn có thể tự lập tự cường. Thời ông bà cha mẹ ta, ba mươi tuổi chưa chồng là ế. Còn thời đại mới, thì ba mươi tuổi như thế, có sự nghiệp, chẳng có đàn ông sẽ được xem là nữ cường nhân.
Vì từ nhỏ đã xem những tư tưởng như vậy, nên tôi luôn mường tượng ra người phụ nữ mà mình muốn trở thành: Chính là độc lập, chính là tự chủ, chính là không kết hôn sớm, không sinh con sớm. Hiển nhiên sẽ có sự nghiệp của riêng mình mà không cần dựa dẫm vào đấng nam nhi nào cả. Mình sẽ là một ngôi sao tự bản năng có thể toả sáng lấp lánh trên bầu trời đêm.
Mười tám tuổi, tôi thi đậu đại học. Không phải một trường quá danh tiếng hay trọng điểm, nhưng điều này với tôi không quá quan trọng. Nhiều người học giỏi, đỗ đạt cao vời vợi, chưa chắc đã thành công. Con người vốn thứ cần nhất chính là lòng dũng cảm, chí khí. Tuổi trẻ cần thêm dám nghĩ dám làm.
Năm nhất, tôi đã đi làm thêm rồi, công việc làm thêm có mức lương rất bèo bọt. Nhưng quan trọng là ở chuyện việc làm thêm đó cho mình bao nhiêu kinh nghiệm.
Tôi đã từng là một cô gái như thế. Tràn đầy năng lượng và luôn rực rỡ vì năng lượng ấy…
Hai mươi tuổi, tôi gặp một người. Nếu như tôi là ngôi sao thì anh ấy chính là mặt trời. Sao sáng về đêm còn mặt trời thì luôn rực rỡ khi bình minh lên đẹp nhất. Tôi làm trợ lý cho Mặt trời, chỉ là bán thời gian thôi vì lúc ấy tôi vẫn còn đang đi học.
Mặt trời của tôi có rất nhiều trợ lý, anh ấy có vị trí nhất định trong giới đầu tư, công việc cũng rất bộn bề. Vì thế mà, trợ lý ở mỗi mảng đều khác nhau. Tôi là người chuyên xếp lịch trình công tác và phụ trách hành trình cho anh ấy. Từ việc book vé máy bay, chuẩn bị xe, sắp xếp chỗ ở, khách sạn cho những chuyến công tác ngắn ngày… Cho đến lo chuyện ăn ở của đối tác khi họ đến họp tại thành phố của chúng tôi.
Với một đứa con gái mới bước vào tuổi hai mươi, người đàn ông ba mươi thành đạt sớm như vậy, quả thực thật đáng ngưỡng mộ. Tôi chưa từng nghĩ rằng chúng tôi sẽ có mối quan hệ nào vượt xa hơn nhân viên và sếp. Bởi vì, tuy mới ba mươi tuổi, nhưng anh đã có vợ và một cặp sinh đôi cả trai lẫn gái rất xinh xắn rồi.
Hai người họ kết hôn từ rất sớm. Nghe những người trong công ty nói rằng, họ là bạn học, bạn thân rồi người yêu, ra trường đã kết hôn rồi…khi mà cả hai còn tay trắng.
Chị ấy sau khi kết hôn thì chỉ làm nội trợ, sinh con, hoàn toàn đứng sau chồng để anh ấy tập trung cho sự nghiệp.
Thành thật mà nói, chị ấy không phải mẫu người phụ nữ mà tôi muốn trở thành. Hay đúng hơn chính là mẫu phụ nữ mà tôi sợ nhất: Từ bỏ tất cả, xem người đàn ông duy nhất của mình là cả thế giới.
Nhưng từ khi làm trợ lý cho anh, tôi lại luôn cảm thấy chị thật đáng mến. Cái rào cản về “mẫu người” trong tâm trí tôi cũng nhanh chóng mờ dần đi. Cuộc đời bình yên, gia đình hạnh phúc, có những đứa con ngoan bên người đàn ông mình yêu lại cũng yêu mình… Một bức tranh thật vẹn toàn đẹp đẽ…
Chị rất kiệm lời với nhân viên chúng tôi trong mỗi lần gặp gỡ. Chị chỉ cười thôi. Nghe nói trước đây, chị học khoa piano của nhạc viện. Nếu không lấy chồng sớm, có lẽ đã là một nghệ sĩ dương cầm rồi. Khí chất thanh cao, dáng người mảnh mai dù đã sinh con rồi. Gương mặt điềm tĩnh, nụ cười hiền lành. Đúng chuẩn phu nhân nhà giàu mà trong phim vẫn hay có đấy.
Nhìn vào một người phụ nữ yên ả như mặt hồ phẳng lặng ấy, tôi đôi lần cũng chợt nghĩ rằng: Phụ nữ vốn chẳng phải chỉ cần như thế sao? Bình yên, bình yên đến tận cuối cuộc đời…
Cho đến một ngày…
Chị không còn xuất hiện cùng anh trong những buổi liên hoan của công ty nữa. Điều mà trước đó chưa từng xảy ra. Trong tất cả các buổi họp mặt mừng thành tích, các thành viên trong ban quản trị sẽ đều đi cùng phu nhân của họ… Nhưng rồi một lần, hai lần, ba lần và nhiều lần sau đó… Chị đều chẳng có mặt bên anh trong những sự kiện như thế nữa rồi…
Công ty bắt đầu râm ran việc anh và chị đã ly thân.
Một thời gian sau, nhân viên bên dưới kháo nhau, sếp và vợ đã ly hôn. Chị lặng lẽ mang hai con ra nước ngoài định cư. Thay vì tiếc thương cho một gia đình đẹp đến hồi tan vỡ… thì phần lớn nhân viên nữ đều cảm thấy mừng thầm… Một cực phẩm độc thân đã sẵn sàng cho nhiều chị em xem có đến phần mình hưởng thụ?
Thấm thoát, tôi đã làm việc ở công ty được hai năm. Sau khi tốt nghiệp, công ty ngỏ ý muốn tôi trở thành nhân viên chính thức. Mặc dù làm bán thời gian nhưng thời gian cũng lên tới hai năm, được xem là có “thâm niên” nên tôi cũng được đề nghị một vị trí mới với mức lương tốt hơn. Chỉ có điều, không còn là trợ lý của anh nữa. Anh cũng không còn là sếp trực tiếp của tôi nữa.
Mặt trời thì vẫn sáng chói từ năm này qua năm khác. Suốt thời gian sau ly hôn, anh vẫn là một mặt trời đơn độc, không có bóng dáng phụ nữ xung quanh. Anh cũng chưa từng nhắc gì về cuộc hôn nhân đổ vỡ ấy.
Ngày tôi ký hợp đồng với phòng nhân sự, chuyển qua bộ phận mới, tôi có chút buồn vì mặc dù đã gắn bó với anh ở vị trí trợ lý lịch trình suốt một thời gian dài như vậy, anh cũng không ngỏ ý giữ tôi lại ở bộ phận do anh phụ trách.
Rốt cuộc thì, dù mình có tận tuỵ và cố gắng làm tốt phần công việc của mình đến đâu, đối với người sếp này, mình cũng chỉ là một nhân viên có cũng được, không có cũng chẳng sao. Kể ra cũng buồn đấy chứ?
_______
Ngày đầu tiên làm việc ở bộ phận mới, trên bàn tôi có một bình hoa nhỏ xinh. Tôi rất thích hoa cắm theo phong cách đồng nội. Bình hoa này chính xác là những gì tôi thích, trông hoang dại một cách dịu dàng, không quá phô trương nhưng lại vô cùng thanh nhã. Một chiếc thiệp nhỏ ghi dòng chữ: “Chúc mừng ngày đầu tiên đi làm nhé!”
Tôi bất giác mỉm cười. Chắc phòng nhân sự chuẩn bị rồi. Ở công ty này, tôi đặc biệt thích phòng nhân sự. Mọi đãi ngộ đều rất tốt, chị trưởng phòng còn đặc biệt tinh tế hơn người, luôn làm cho người khác cảm giác đây là nhà và ai cũng là người thân của chị.
Chiều hôm đó, tan làm, khi tôi xuống đến sảnh, thì anh sếp mặt trời cũng vừa bước xuống. Anh nhìn lướt qua tôi rồi hỏi:
- Ngày đầu tiên làm ở bộ phận mới ổn không Sương?
Tôi cúi đầu trả lời rất phấn khích:
- Ổn sếp ạ! Mọi người cũng quen em từ trước hết rồi mà!
Anh nhếch mép cười:
- Giờ anh có là sếp của em nữa đâu mà sếp sếp cái gì?
Tôi nhanh nhảu:
- Vẫn là sếp chứ ạ. Tất cả các sếp trong ban quản trị đều là sếp ạ
Anh cười rồi bảo:
- Hớn hở có vẻ vui quá nhỉ? Về không? Anh cho quá giang
Hàng ngày, tôi đi làm bằng … xe ôm. Thi thoảng thì bắt taxi hoặc grab nếu cảm thấy rủng rỉnh một chút. Mẹ vẫn bảo tôi lớn rồi mà không tiết kiệm, kiếm được chút tiền đã ỉ i… Chạy xe máy đi làm tiết kiệm hơn biết bao nhiêu không? Nhưng thực chất, tôi có nỗi lòng khó nói mình. Việc đi xe máy đối với tôi còn “tốn kém” gấp nhiều lần đi xe ôm nữa. Bởi vì một tháng, tôi bị CSGT phạt vô số lần, có tháng còn bị giữ bằng lái vì vi phạm giao thông. Tôi cũng không biết sao mình lại không có duyên với việc lái xe đến như vậy nữa. May mắn thay, lương ở đây cũng không tệ. Vậy nên chi phí đi lại cũng không phải quá nhiều.
Tất nhiên, được sếp cho đi quá giang thì còn gì bằng. Chẳng mấy khi tiết kiệm được tiền xe, chẳng tội gì không gật đầu nhanh trước khi sếp chẳng may đổi ý.
Tôi hớn hở đi theo sếp.
- Ơ, hôm nay anh tự lái xe ạ? Anh Long tài xế của anh nghỉ ạ?
Mọi lần, sếp đều có tài xế riêng. Rất rất hiếm khi sếp tự lái, nên tôi có hơi ngạc nhiên, tò mò đôi chút.
Sếp ngồi vào ghế lái, hất đầu ra hiệu tôi lên xe. Tôi mở cửa phía sau, anh chau mày:
- Anh là tài xế của cô đấy à? Ngồi lên phía trước.
Tôi bối rối vội đóng lại cửa sau, ngoan ngoãn lên ghế trước ngồi. Anh chậm rãi lái xe rồi từ từ nói:
- Cậu Long xin nghỉ việc vì vợ sinh. Mà có khi cậu ấy sẽ xin nghỉ luôn. Anh phải tìm tài xế mới cũng nên.
Tôi ngạc nhiên:
- Sao anh Long xin nghỉ luôn vậy ạ?
Sếp thở dài:
- Vợ cậu ấy sinh con rồi. Cậu ấy nói không có làm cho anh được nữa, vì giờ giấc thất thường, đi làm đêm hôm, công tác xa. Vợ cậu ta không đồng ý. Nên cậu Long muốn tìm việc khác chỉ làm giờ hành chính thôi.
Tôi à à như đang vào mạch chuyện lắm.
Từng là trợ lý xếp lịch cho anh, tôi hiểu rất rõ lịch trì vô cùng rối ren của sếp mình. Kể ra làm tài xế cho anh ấy cũng khổ sở lắm. Giờ giấc cứ loạn hết cả lên. Có hôm đi chơi golf rồi sau đó nhậu với khách tới tận 2 giờ sáng… Tài xế vẫn phải chờ. Mặc dù là công việc lương cao, nhưng đúng là đối với người đã có gia đình thì khó lòng kham nổi thời gian biểu loằng ngoằng như vậy.
Thế giới này chúng ta đều vì tiền mà liều mình. Nhưng một khi đã có gia đình, đôi khi không thể liều mình vì tiền như vậy được nữa. Còn có một thứ quan trọng hơn rất nhiều, đó là khi chân ta bước ra khỏi cửa vào mỗi sớm mai… luôn có ai đó chờ ta trở về khi chiều tà ngả bóng… Vì thế mà, ta chẳng thế đi đâu quá lâu…
( Còn nữa )
Gào
LTG:
Xin lỗi các bạn, lâu mới viết truyện mà lại đăng khuya thế này. Vốn định viết dài hơn cho phần 1 này nhưng máy hết pin rồi, để mai viết tiếp nhé. Dù sao mẩu truyện này cũng mới chỉ là dạo đầu thôi… Xin hãy đón đọc.
giang Ơi 在 Hoa Hậu Hương Giang Facebook 的最佳貼文
Là người thứ ba của người thứ ba
Em không thể làm gì khác nữa rồi
A N H Ơ I ... #ATBER
giang Ơi 在 LAN KIẾM THANH TRỊNH Youtube 的精選貼文
Các Bạn xem video hãy chia sẻ và đăng kí kênh giúp mình nhé:
► ĐĂNG KÝ KHÁM PHÁ VÙNG CAO ☞ https://goo.gl/wouzmM
► Fanpage: https://www.facebook.com/khamphavungcao
► SĐT: 0392818881
Donation: please donate so I can make more Video. Thanks
•Paypal: https://paypal.me/ThenVanPhuc
•Patreon : https://www.patreon.com/khamphavungcao
#KHAM_PHA_VUNG_CAO_MEDIA
----------------------------------------------------------------------------------------------
© Bản quyền thuộc về KHÁM PHÁ VÙNG CAO MEDIA
☞ Do not Reup
Cảm ơn các bạn đã xem video của mình.
Hãy chia sẻ like và đăng ký kênh vì nó là miễn phí
Xin cảm ơn !.
giang Ơi 在 Giang Ơi - YouTube 的推薦與評價
Mình là Giang và mình ghi lại hành trình bước vào cuộc sống người lớn. ... <看更多>
giang Ơi 在 Giang Ơi - Facebook 的推薦與評價
Youtuber Giang Ơi nghén nặng phải hủy hợp đồng, hành y tá lên bờ xuống ruộng | Tâm Sự Mẹ Bỉm Sữ... #tamsumebimsua #giangoi ... ... <看更多>
giang Ơi 在 Giang Ơi - YouTube 的推薦與評價
Mình là Giang và mình ghi lại hành trình bước vào cuộc sống người lớn. ... <看更多>