2020 – RETRO/ SECONDHAND/RE-WORK CHUYÊN CHÍNH
Năm 2020, thực sự không phải là một năm dành cho “Thời trang” và nền công nghiệp này. Sự hoành hành dữ dội của dịch bệnh cộng thêm các “biến động trời” về biểu tình, phân biệt chủng tộc đã khiến nền kinh tế so với cùng kỳ năm ngoái trở nên kiệt quệ. Bên ngoài sự hào nhoáng thường thấy, các thương hiệu thời trang phải đối mặt với các bản báo cáo tài chính suy giảm trầm trọng đến từ các kênh/ chuỗi bán hàng lớn. Song song, việc thị trường đại chúng với mức thu nhập giảm sút rõ rệt (Không nói những người có thu nhập cao, giàu nhe – hãy nói mặt bằng chung) cũng đã tạo một sự thay đổi rõ rệt trong customer behavior (Tập tính khách hàng). Những điều kiện đó là sự cần và đủ cho : Second hand, retro/vintage, re-work product line (Hay dân mình gọi thân thương là Đà Si Đô í).
Nào – hãy cũng chỉ ra những điểm sau.
Như mình đã nói từ ban đầu, các nhãn hàng hay thương hiệu thời trang trong việc cân bằng giữa cắt giảm chi phí và đảm bảo ra các collection mới đã phải đưa ra các chiến lược hợp lí. Họ đã phải cắt việc sản xuất những đồ mới và thu hồi những bản dự định cho năm 2020 này (Được làm từ 2019) – kết quả là ở các nước thứ ba chuyên sản xuất như Trung Quốc, Ấn Độ và maybe có cả Việt Nam đã có một cuộc khủng khoảng công việc. Các xưởng may cắt giảm công nhân – khiến cả triệu công nhân không có việc làm. Một năm quá kinh khủng và phương án đưa ra các ý định sáng tạo mới vừa tốn tiền vừa rủi ro cao.
Chẳng thế mà, các collection gần đây – cá nhân mình, thấy đa số khá an toàn và “Buồn tẻ”. Mình đã từng kì vọng 2020 sẽ là một break-time cần có cho một môi trường quá nhanh và quá liên tục từ năm 2018-2019. Tuy nhiên, kinh doanh vẫn là kinh doanh, việc ra các ý tưởng sản phẩm mới – những thiết kế mới, những kiểu cách mới đòi hỏi một khoản chi phí khổng lồ chi trả cho chất xám của các fashion designer, sản xuất và quảng bá. Điều này đồng nghĩa với việc giá thành sẽ đội lên cao và chưa chắc thị trường sẽ mở lòng và mua chúng trong đại dịch này. Quá rủi ro, quá nguy hiểm.
Vậy – phương án được xem là “đầy tính nhân văn” và “Hợp lí” trong giai đoạn này là?
Đó chính là Re-work hay Renovation – hay được giới kinh doanh và truyền thông đặt mĩ danh là “Sustainable Fashion”. Nghĩa là sao? Nghĩa là các thương hiệu sẽ rework/tái sử dụng những sản phẩm cũ của họ, những sản phẩm iconic – đã có chỗ đứng và sự tin yêu trên thị trường. Bằng cách đó, họ sẽ giảm bớt được đáng kể chi phí cho designer, chất xám cũng như quảng bá khi mà khách hàng đã biết rõ về nó.
Chúng ta có Raf Simons: REDUX với việc tái phát hành những archive piece của nhà thiết kế người Bỉ. Trong mùa SS 2021, nhiều fashion designer đã sử dụng những chất liệu cũ từ mùa trước, ghép lại với nhau và tạo thành những bộ sưu tập mới (Như Marine Serre). Coach S/S 2021 thì tạo những items từ mùa trước kèm theo câu chuyện về những chiếc túi vintage từ những năm 70s và cách sử dụng nguyên liệu tái chế của họ. Tháng 10 năm nay, Levi’s công bố một website chuyên bán đồ secondhand chính hãng (Yeah, official từ Levi’s) mang tên là Levi’s secondhand – nơi bán những quần jeans cũ và qua sử dụng của Levi’s. Woa, amazing. Gucci cũng hợp tác với The Realreal để cho phép retailer này bán lại những sản phẩm cũ của hãng. Các thương hiệu ‘bonus’ thêm ý nghĩa rằng : chúng tôi đang tái sử dụng các nguyên liệu cũ, tái chế và hạn chế việc tác động tới môi trường nữa.
Vậy - ở phía khách hàng thì sao?
Tất nhiên, giai đoạn “Tiền ít mà vẫn thích đồ ngon” như thế này thì khách hàng ngày càng trở nên “khó tính” và “lựa chọn” hơn bao giờ hết. Trong 1 năm 2020 mà các nhãn hàng liên tục đưa ra các collection “na ná, hao hao, Look- a- like something in the past” thì người tiêu dùng đòi hỏi những cái “unique, độc lạ” so với thời điểm hiện tại. Và Thời trang lại thực hiện chu kỳ vòng tròn diệu kỳ của nó khi thông qua Internet, những con người làm truyền thông về fashion – retro/vintage lại trở lại. Cảm giác nó giống như bạn lục tủ quần áo của bạn – trong đáy tủ có một chiếc áo cũ mà lâu rồi bạn chưa mặc, bạn mặc vào và cảm thấy thú vị pha chút sung sướng như vừa mua một món đồ mới nhưng cảm giác hiểu rõ món đồ đó hơn bao giờ hết. Yeah, retro/vintage product như một phương án hợp lí trong thời điểm này khi giá cả vừa hợp lí, vừa mang cho người dùng những cái nhìn mới lạ và giúp họ thay đổi outfit hàng ngày tại reasonable cost.
Và thế là – việc mua bán đồ secondhand/vintage/retro không bao giờ dễ dàng hơn thế?
Khi những kênh bán hàng bắt đầu thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Không còn là những post cá nhân hay chỉ lẻ tẻ trên Grailed, StadiumGoods, Rakuten.. hệ thống bán hàng cũ đã trở nên phổ biến hơn bây giờ và dự định mảng này sẽ sinh lời khoảng 64 tỷ đô vào năm 2024. Các retailer lớn như Farfetch, Ssennse đang đẩy mạnh các mảng bán những sản phẩm iconic của các hãng đã qua sử dụng và nó cực kì tiềm năng. Điều này cũng vô cùng hợp lí – ví dụ như 1 chiếc túi của Chanel giá ~ 160tr mua mới thì có thể mua lại với giá ~80tr đến 100tr tùy conditions. Mà thực ra với các sản phẩm cao cấp thì nó luôn trông bền theo thời gian. Những người không có quá nhiều tiền mà yêu thích các sản phẩm trên thì đây là cơ hội của họ. Việc sử dụng các sản phẩm iconic hay old-time đòi hỏi các outfit đi kèm cũng retro/vintage như vậy – và Bingo, Vintage Fashion/Retro Style trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, các chuyên gia lo lắng về việc này sẽ bị các thương hiệu hãy những kẻ kinh doanh quá độ nhảy vào và lạm dụng và thổi phồng nó như cái cách mà nhiều brands đã green-washing về sustainable fashion (Thời trang bền vững). Nó phụ thuộc khá nhiều và độ nhận thức của người tiêu dùng.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過2,580的網紅MING'S,也在其Youtube影片中提到,#四月號 封面人物: 林嘉欣 Karena Lam 的《喜怒哀樂》試鏡片段曝光!? 適逢金像獎舉行在即,港產片順理成章成為了我們四月號主題。時裝與電影,向來唇齒相依,就如張愛玲說「衣服是一種語言,隨身帶着的一種袖珍戲劇。」不同服飾賦予穿者不同的情感、角色、身份和形象, 要有能力把時裝穿出故事把袖珍...
gucci 2018 s/s 在 林嘉欣 Karena Lam Facebook 的最佳解答
Ming’s 四月號
#Repost @mings_hk
・・・
#時裝的戲劇|四月號封面故事:生活上,嘉欣肩負的角色眾多:演員、妻子、媽媽、藝術策展人;究竟對她來說,最難演的角色會是哪個?
#林嘉欣 #KarenaLam #林嘉欣KarenaLam @karenalamkayan
#MingsGoSolo
#獨毒的Mings
#認真便出書了
wardrobe from Gucci S/S 2018
gucci 2018 s/s 在 Ming's Facebook 的最佳解答
#時裝的戲劇|四月號封面故事:生活上,嘉欣肩負的角色眾多:演員、妻子、媽媽、藝術策展人;究竟對她來說,最難演的角色會是哪個?
#林嘉欣 #KarenaLam #林嘉欣KarenaLam 林嘉欣 Karena Lam
#MingsGoSolo
#獨毒的Mings
#認真便出書了
wardrobe from Gucci S/S 2018
----------------------------------
Ming's | Ming’s Beauty
📷 IG @mings_hk
🎥YouTube: mpwmings
©️www.mings.hk
gucci 2018 s/s 在 MING'S Youtube 的最佳解答
#四月號 封面人物: 林嘉欣 Karena Lam 的《喜怒哀樂》試鏡片段曝光!?
適逢金像獎舉行在即,港產片順理成章成為了我們四月號主題。時裝與電影,向來唇齒相依,就如張愛玲說「衣服是一種語言,隨身帶着的一種袖珍戲劇。」不同服飾賦予穿者不同的情感、角色、身份和形象, 要有能力把時裝穿出故事把袖珍戲劇發揮極致,除了林嘉欣不作他想。穿上一身時尚演繹貪嗔癡, 鏡頭前, 不消一刻便有聲有畫面有味道了…
內文:https://bit.ly/2uNyEWA
#MingsGoSolo
#獨毒的Mings
#認真便出書了
wardrobe from Gucci S/S 2018
gucci 2018 s/s 在 MING'S Youtube 的精選貼文
時裝的戲劇|生活上,嘉欣肩負的角色眾多:演員、妻子、媽媽、藝術策展人;究竟對她來說,最難演的角色會是哪個?
訪問全文:https://bit.ly/2POKzsS
#林嘉欣 #KarenaLam
#MingsGoSolo
#獨毒的Mings
#認真便出書了
wardrobe from Gucci S/S 2018
----------------------------------
Ming's | Ming’s Beauty
? IG @mings_hk
?YouTube: mpwmings
©️www.mings.hk