100 PHIM CHÂU Á XUẤT SẮC
1. Tokyo Story (Ozu Yasujiro, 1953) – Japan
2. Rashomon (Kurosawa Akira, 1950) – Japan
3. In the Mood for Love (Wong Kar Wai, 2000) – Hong Kong
4. The Apu Trilogy (Satyajit Ray) – India
5. A City of Sadness (Hou Hsiao-hsien, 1989) – Taiwan
6. Seven Samurai (Kurosawa Akira, 1954) – Japan
7. A Brighter Summer Day (Edward Yang, 1991) – Taiwan
8. Spring in a Small Town (Fei Mu, 1948) – China
9. Still Life (Jia Zhang Ke, 2006) – China
10. The Housemaid (Kim Ki-young, 1960) – Korea
11. Close Up (Abbas Kiarostami, 1990) – Iran
12. A One and a Two (Edward Yang, 2000) – China
13. Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring (Kim Ki-duk, 2003) – Korea
14. Oldboy (Park Chan-Wook, 2003) – Korea
15. Late Spring (Ozu Yasujiro, 1949) – Japan
16. A Taste of Cherry (Abbas Kiarostami, 1998) – Iran
17. Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives (Apichatpng Weerasethakul, 2010) – Thailand
18. Ugetsu Monogatari (Mizoguchi Kenji, 1953) – Japan
19. The Music Room (Satyajit Ray, 1958) – India
20. The Cloud-capped Star (Ritwik Ghatak, 1960) – India
21.Where is the Friend’s Home (Abbas Kiarostami, 1987) – Iran
22. Raise the Red Lantern (Zhang Yimou, 1991) – China
23. Sopyonje (Im Kwon Taek, 1993) – Korea
24. Crouching Tiger Hidden Dragon (Ang Lee, 2000) – Taiwan
25. Spirited Away (Miyazaki Hayao, 2001) – Japan
26. Tropical Malady (Apichatpong Weerasethakul, 2004) – Thailand
27. Mother (Bong Joon-ho, 2008) – Korea
28. Poetry (Lee Chang-dong, 2010) – Korea
29. A Separation (Asghar Farhadi, 2011) – Iran
30. A Touch of Zen (King Hu, 1969) – Taiwan
31. Manila in the Claws of Light (Lino Brocka, 1975) – Philippines
32. Mandala (In Kwon Taek, 1981) – Korea
33. A Moment of Innocence (Mohsen Makhmalbaf, 1981) – Iran
34. Happy Together (Wong Kar Wai, 1997) – Hong Kong
35. The River (Tsai Ming-Liang, 1997) – Taiwan
36. Blissfully Yours (Apichatong Weerasethakul, 2002) – Thailand
37. Awaara (Raj Kapoor, 1951) – India
38. Floating Clouds (Naruse Mikio, 1955) – Japan
39. Pyaasa (Guru Dutt, 1957) – India
40. The Lonely Wife (Satyajit Ray, 1964) – India
41. The Cow (Dariush Mehrjui, 1969) – Iran
42. Red Sorghum (Zhang Yimou, 1987) – China
43. Days of Being Wild (Wong Kar Wai, 1990) – Hong Kong
44. Farewell My Concubine (Chen Kaige, 1993) – China
45. Vive l’amour (Tsai Ming Liang, 1994) – Taiwan
46. The Adopted Son (Aktan Abdykalykov, 1998) – Kyrgyzstan
47. Peppermint Candy (Lee Chang-dong, 1999) – Korea
48. I Was Born, But… (Ozu Yasujiro, 1932) – Japan
49. The Story of the last Chrysanthemums (Mizoguchi Kenji, 1939) – Japan
50. Living [Ikiru] (Kurosawa Akira, 1952) – Japan
51. Sansho The Bailiff (Mizoguchi Kenji, 1954) – Japan
52. The House is Black (Forough Farrokhzad, 1963) – Iran
53. Woman in the Dunes (Teshigahara Hiroshi, 1964) – Japan
54. Scattered Clouds (Naruse Mikio, 1967) – Japan
55. Daughter in Law (Khodzhakuli Narliyev, 1972) – Turkmenistan
56. Dersu Uzala (Kurosawa Akira, 1975) – Japan
57. In the Realm of the Senses (Oshima Nagisa, 1976) – Japan
58. A time to live and a time to die (Hou Hsiao-hsien, 1985) – Taiwan
59. Through the Olive Trees (Abbas Kiarostami, 1994) – Iran
60. Children of Heaven (Majid Majidi, 1997) – Iran
61. Osama (Siddiq Barmak, 2003) – Afghanistan
62. West of Tracks (Wang Bing, 2003) – China
63. Paradise Now (Hany Abu Assad, 2005) – Palestine
64. Mukhsin (Yasmin Ahmad, 2006) – Malaysia
65. Secret Sunshine (Lee Chang-dong, 2007) – Korea
66. The Goddess (Wu Yonggang, 1934) – China
67. Humanity and Paper Balloons (Yamanaka Sadao, 1937) – Japan
68. Street Angels (Yuan Mizhi, 1937) – China
69. The Life of Oharu (Mizoguchi Kenji, 1952) – Japan
70. Mother India (Mehboob Khan, 1957) – India
71. Floating Weeds (Ozu Yasujiro, 1958) – Japan
72. Good Morning (Ozu Yasujiro, 1959) – Japan
73. Paper Flowers (Guru Dutt, 1959) – India
74. The Naked Island (Shindo Kaneto, 1960) – Japan
75. Intentions of Murder (Imamura Shohei, 1964) – Japan
76. A Man Vanishes (Imamura Shohei, 1967) – Japan
77. Holiday (Lee Man-hee, 1968) – Korea
78. The Cruel Sea (Khaled Al Siddiq, 1972) – Kuwait
79. Insiang (Lino Brocka, 1976) – Philippines
80. Vengeance Is Mine (Imamura Shohei, 1979) – Japan
81. Batch ’81 (Mike de Leon, 1982) – Philipines
82. Taipei Story (Edward Yang, 1984) – Taiwan
83. The Runner (Amir Naderi, 1985) – Iran
84. My Neighbor Totoro (Miyazaki Hayao, 1988) – Japan
85. Ju Dou (Zhang Yimou, 1990) – China
86. Life, and Nothing More (and Life Goes on…) (Abbas Kiarostami, 1992) – Iran
87. The Puppetmaster (Hou Hsiao-hsien, 1993) – Taiwan
88. Chungking express (Wong Kar Wai, 1994) – Hong Kong
89. The Scent Of Green Papaya (Tran Anh Hung, 1994) – Vietnam, France
90. Gabbeh (Mohsen Makhmalbaf, 1995) – Iran
91. The White Balloon (Jafar Panahi, 1995) – Iran
92. The Day a Pig Fell into The Well ( Hong Sangsoo, 1996) – Korea
93. Hana-bi (Kitaro Takeshi, 1997) – Japan
94. Flowers of Shanghai (Hou Hsiao-hsien, 1998) – Taiwan
95. Chunhyang (Im Kwon Taek, 1999) – Korea
96. The Color of Paradise (Majid Majidi, 1999) – Iran
97. The Poet (Garin Nugroho, 1999) – Iran
98. Blackboards (Samira Makhmalbaf, 2000) – Iran
99. The Circle (Jafar Panahi, 2000) – Iran
100. The Day I became a Woman (Marzieh Meshkini, 2000) – Iran
#whatever
同時也有9部Youtube影片,追蹤數超過146萬的網紅Tuyền Văn Hóa,也在其Youtube影片中提到,Trải qua một mùa giải đầy biến động,chấn thương và tuổi tác liệu Man City còn phù hợp với huyền thoại sống Aguero hay anh sẽ hợp cùng Messi tạo ra son...
「kim bong man」的推薦目錄:
- 關於kim bong man 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於kim bong man 在 Thai Pham Facebook 的最佳解答
- 關於kim bong man 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於kim bong man 在 Tuyền Văn Hóa Youtube 的最讚貼文
- 關於kim bong man 在 Đỗ Kim Phúc - Freestyle Football Youtube 的最佳貼文
- 關於kim bong man 在 Bóng đá TV - Giải trí Youtube 的最佳貼文
- 關於kim bong man 在 bong-man-kim Profiles | Facebook 的評價
- 關於kim bong man 在 Pin on 0 1 . N G H I E N P H I M - Pinterest 的評價
- 關於kim bong man 在 Bong Man Kim - YouTube 的評價
kim bong man 在 Thai Pham Facebook 的最佳解答
TẢN MẠN VỀ THỊ TRƯỜNG COINS (ĐỒNG TIỀN SỐ, TIỀN ẢO, HAY TIỀN GÌ ĐẤY CỦA TƯƠNG LAI…và một loạt các mỹ từ khác nói không hết)
Học trò trong lớp KUNGFU và nhiều bạn hỏi thầy giáo nghèo là “thầy ơi, thầy nghĩ sao về đồng tiền số, tiền điện tử của tương lai ấy? Em thấy thầy hơi có vẻ khắc nghiệt và gay gắt với chúng?”
Một câu hỏi hay cho tôi, do đó. tôi - thầy giáo nghèo - lại tản mạn đôi chút với bạn khi rep lại học trò:
1) Thầy coi đoạn này thị trường coins hay cryptos market thì là đoạn đuôi ở phần xương 🦴 🐟 cá. Nên đọc tin tức mọi thứ hiện tại là để cho vui thôi. Tất cả những mỹ từ về tương lai, công nghệ số, tiền số, tiền tương lai…là để hút người mới vào thị trường nhằm bơm thổi, để mong cho các tài sản mình mua nó tăng giá lên trở lại. Chứ không có mục đích khác to lớn hơn mục đích ấy.
2) Quay lại bản chất của các bạn trẻ, hay bạn lớn, bạn già…tham gia tìm hiểu, mua bán thị trường crypto:
Bản chất là gì? Bản chất cuối cùng vẫn là mục đích to lớn KIẾM TIỀN! Và sau tất cả những động tác mua bán tiền số rồi thì cũng quay trở lại để quy ra cái gọi là Việt Nam Đồng hay Đô la Mỹ (USD) - là những đồng tiền “thật” hay truyền thống hay không? (Tức là bán chốt lời đổi ra VND, USD tiêu xài).
Rốt cuộc thị trường tiền ảo hay tiền số, tiền của tương lai hay gì đó chung quy lại vẫn là một mẫu số: BẠN MUỐN GIÀU LÊN! Và với cuộc chơi có tổng âm thì bạn giàu lên x2, x5, x10 hay nhân 100 lần thì sẽ có những thằng khờ khác (more fool man) mất sạch tài sản.
Như vậy chúng đơn giản cần phải hiểu đúng, hiểu đủ với giới tài chính là một: CÔNG CỤ ĐẦU CƠ TÀI CHÍNH.
Thầy giáo nghèo view, quan điểm như vậy nên khi nó còn trend, còn xu hướng, còn ở thân cá thì còn kiếm tiền, hết thân cá vào đuôi cá và xương cá thì rời bỏ.
Không có khái niệm yêu hay ghét bỏ trong tài chính vì yêu/ghét chỉ làm cho mình không kiếm được tiền mà thôi. Tương tự như cổ phiếu, chứng khoán, kim cương, bộ sưu tập, bất động sản, du thuyền, xe hơi collections hàng hiếm... chúng cũng là những công cụ tài chính của người giàu. Hãy đừng thần thánh hóa cái gì cả, vì bản chất của các công cụ này qua lịch sử không thay đổi và nó biến thiên từ vỏ sò, vàng, bạc, giấy tờ có giá, kén tằm, tơ lụa, ngà voi, tranh hiếm, trước tác...qua các loại khác.
Đừng để yêu/ghết cảm xúc làm mờ đi nhận định giúp mình đạt được mục tiêu và cũng đừng ru ngủ mình bằng những mĩ từ tương lai đẹp đẽ để quên đi bản chất của tất cả.
Còn trend thì còn nắm, còn cầm, còn giữ. Hết trend thì thôi, dời bỏ, chốt lời. Chung quy bản chất là một công cụ đầu cơ, sẽ tạo bong bóng rồi lại xì xẹp lép sau đó lại có một vòng lặp nữa. Cứ thế mà thôi. Cứ hết năm nay qua tháng nọ, lịch sử luôn là vậy.
Cái ông thầy nghèo phê phán, đấu tranh và thậm chí là phản đối kịch liệt là những hoạt động biến tướng, FOMO, đa cấp dùng những mỹ từ đẹp đẽ, tương lai này nọ để kêu gọi bạn bè múc, rồi thu hút cả họ hàng bỏ tiền vào vào. Với những người dám chơi dám chịu thì không sao. Sợ nhất những người chỉ muốn ăn, k cần học kĩ. Vào mà kiếm ăn được không nói, vào sai mất tiền chửi bới. Mất cả bạn bè, quan hệ và để lại hậu quả xấu cho xã hội. Vì đơn giản thằng ăn được x2, x5, x10 thì sẽ có thằng mất sạch tài khoản. Cuộc chơi vốn không công bằng và phũ phàng, phải hiểu bản chất đầu cơ, cờ bạc Las Vegas của nó thì chơi. Dám chơi và dám chịu thì chơi, có nghĩa là rủi ro cao nhưng nếu ông giỏi, ông kiếm được. Còn khi ông mất là do ông chưa có giỏi. Phải học thêm, đọc sách thêm, tìm cao nhân mà học. Đấy! Hiểu thế thì thoải mái.
Nên thầy giáo nghèo nói lại 1 lần nữa, thầy giáo nghèo chả có bất cứ sự thiếu thiện cảm nào với đồng tiền kĩ thuật số, thậm chí bản thân còn được hưởng niềm vui nhất định (ít thôi) với chúng và biết đủ là dừng. Ai xem Youtube của tôi từ đầu thì sẽ hiểu sâu hơn.
Ngoài ra, các bạn có biết một sự thật giật mình (học trò tôi thì sẽ hiểu sâu hơn vì tôi chia sẻ kĩ càng): NHỮNG THỨ GỌI LÀ ĐỒNG TIỀN HIỆN TẠI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI CÓ CÁI NÀO LÀ TIỀN THẬT ĐÂU? Toàn là tiền điện tử, USD, Euro hay Nhân dân tệ thì cũng thế. Hiện nay, thứ gọi là tiền 💰 là những con số trong tài khoản ngân hàng, do máy tính tạo ra chúng (gọi là hoạt động in tiền truyền thống) nên bản chất sẽ KHÔNG CÓ MỘT QUỐC GIA nào nếu không có chủ quyền có thể IN TIỀN SỐ và không quốc gia nào có chủ quyền chấp nhận sự thách thức từ quyền tài phán tối cao với việc tạo ra các đồng tiền số thay thế đồng tiền điện tử họ đang tạo ra trên tài khoản của đất nước họ cả? Dĩ nhiên, sẽ có thoả hiệp trong tương lai với việc đồng tiền số tư nhân và đồng tiền số do FED, châu Âu, Trung Quốc phát hành. Đó là điều chắc chắn. Có thỏa hiệp cùng tồn tại hay là dẹp bỏ? Không rõ, cùng chờ đợi.
Còn với công nghệ hiện tại sắp tới, chỉ cần mất chưa tới 1 tuần người ta có thể tạo ra một đồng tiền số công nghệ blockchain thêm vào danh mục 9.000 đồng tiền ảo hiện tại, và sẽ còn ngày một nhiều đồng tiền số mới ra đời. Thậm chí có bài báo trên New York Times vừa rồi, người ta có thể tạo ra một đồng tiền số mới trong 1 ngày nhờ điền đầy đủ templates và rất nhanh chóng.
Nói đến đây bạn có hiểu vấn đề chưa?
Đó, tiền số là vậy, mối tương quan của nó là vậy đấy! Ai muốn hiểu thì tìm hiểu sâu hơn nhé. Công nghệ Blockchain thì cực kì tuyệt vời và ứng dụng của nó là bá đạo. Còn tìm hiểu sâu hơn về tiền số bạn sẽ bắt gặp những tư duy thế này này (học trò tôi luận giải)
"Đầu tư vào crypto là phải dự trên nền tảng sự hiểu biết và tri thức về blockchain, giá trị của nó là gì, sinh ra để giải quyết vấn đề gì, cách thức nó vận hành và tạo block, chẻ block, chốt block và kết chain ra sao?
Khi hiểu đc cơ chết vận hành của một chain thì có thể soi mainnet của nó thì có thể soi ra dữ liệu vận hành on-chain. Cái đó là tinh tuý cốt tuỷ dữ liệu vận hành của hạ tầng chain. Thằng CEO Cứt Tồ nào mà bùa nhiều hay hổ báo PR nhiều mình soi ngược vào on-chain là nó ko thể che dấu đc sức mạnh blockchain và tính ứng dụng của nó (XRP là 1 ví dụ: Dữ liệu trên web nó báo về số lượng thực hiện giao dịch cho tụi bank này kia thực ra là ảo, soi on-chain nó chỉ vận hành bằng 1 phần 100 con số trên web.)
Chưa kể các node đồng thuận của nó ko phải là do cơ thế tự nguyện volunteer như TRX mà chỉ có cái sổ cái phân tán Online Distribute Ledger nên cơ bản node produce chain vs node đóng block tụi nó tự liên kết tự làm. Như vậy là mất đi tính phi tập trung của blockchain."
... và vân vân, càng ngày càng rối não và thú vị phải không nào?
(Tôi cá là 95% tham gia cái thị trường Cứt Tồ (Crypto) hiện tại chả ai tìm hiểu kĩ như mấy dòng note và cần khoảng 4-5 tháng đọc sách miệt mài, đọc tài liệu miệt mài trên mạng như thế cả, đa phần là mong mình x2 và đọc các câu chuyện từ 10K USD kiếm tháng 1 triệu đô la và mong muốn đổi đời, chấm hết!
Và nếu chỉ như vậy, bạn không có khả năng cãi nhau, tranh luận trên mạng và nếu chỉ như vậy thì bạn chỉ có nước chửi bới "biết gì mà nói", "á cái lão này..." "ối giời ơi..." một cách ú ớ mà thôi.
Thôi bài viết dài quá về bản chất của tiền số, tiền ảo đóng vai trò là một phương tiện tài chính, công cụ tài chính đầu cơ.
Tôi mong bạn thích nó và nếu thích nó, thấy hay, thú vị hữu ích thì chia sẻ bài này thoải mái, bình luận mái thoải (trái chiều, ngược chiều vô tư, nhưng nguyên tắc là hãy lịch sự :D).
#ThaiPham
#Tản_mạn_tiền_số_
#Tản_mạn_tiền_ảo
#CryptoMarket
P/S: À, mấy ông thần tượng Idol Elon Musk hay Mark Cuban hay Paul Tudor Jones thì tôi cược 99% tham gia thị trường này thì cũng đơn giản muốn kiếm trăm triệu đô, tỉ đô từ mua thấp, bán cao, mua cao bán cao hơn mà thôi. Nhưng họ có gì? Có danh tiếng, có fans và có tiếng nói, khác biệt là ở đấy đấy. Còn tương lai mỹ miều của nó, họ chẳng quan tâm mấy đâu. Khi hết sóng họ rời bỏ. Có sóng mới họ lại đu theo, bản chất con người là thế (Nên xem hết bộ phim Cuộc Chiến Vương Quyền Game of Thrones 8 seasons, xem hết House of Cards, xem Tam Quốc, Tào Tháo, đọc Machiavelli,...để hiểu thêm bản chất con người. Còn nói trong một tút, khó lắm ta ơi).
P.S.S: Lời khuyên số #2, làm gì cũng cần ăn học, đừng tin ai ngay 100%, phải đặt câu hỏi, và kể cả chia sẻ của tôi (nghe confuse quá phải không? :D)
Mà, hình chú chó đẹp nhỉ?
kim bong man 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
HƯỚNG NGHIỆP - CHO NHỮNG AI CHƯA XÁC ĐỊNH ĐƯỢC NGÀNH HỌC & NGHỀ LÀM? (Từ 15-28 tuổi)
(Bài viết này cực kỳ đáng giá, nhất là với các bạn sinh viên)
Chị tình cờ tìm được bài viết chủ đề khá hay được tác giả giải thích rất kỹ và chi tiết. Mình cùng đọc và ngẫm em nhé <3.
Group Job Hunters & Career Builders - HannahEd
———————————————————————————
Đây là một chủ đề cực khó & cần nhiều sự phân tích, ở các khía cạnh khác nhau mới đủ thông tin tham khảo. Một bài viết rất khó bao quát tất cả, mình sẽ cố gắng chia sẻ góc nhìn của bản thân xoay quanh chủ đề này...
Mình có nhiều lần tư vấn hướng nghiệp cho một số người em trong gia đình, và định hướng các nhân sự ở công ty (nhóm đang là sinh viên). Cũng trăn trở về chủ đề “hướng nghiệp” này khá nhiều, để tìm ra lời khuyên phù hợp với các em học sinh/sinh viên. Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích!
1. NÊN LÀM GÌ KHI CÒN HỌC PHỔ THÔNG? (15-17 tuổi)
Mình thấy một số em học sinh thời nay có tâm lý chểnh mảng việc học, vì nghĩ rằng nó không quan trọng. Chỉ cần học với năng lực vừa đủ đậu tốt nghiệp phổ thông nên không cần cố gắng quá nhiều. Sau đó có thể dễ dàng ứng tuyển vào các trường CĐ/ĐH có số điểm xét tuyển thấp & trung bình.
Tâm lý chểnh mảng việc học này cũng đến từ suy nghĩ cho rằng kiến thức ở trường CĐ/ĐH không ứng dụng được nhiều cho công việc sau này, hay thu nhập sau khi ra trường đi làm cũng không cao. Do đó sự thiếu tập trung học hành giai đoạn phổ thông càng tăng thêm... (p/s: chỉ một số, chứ không phải hoàn toàn. Và tâm lý này đôi khi bị tác động bởi các phụ huynh)
Tuy nhiên, quá trình học phổ thông này không chỉ phục vụ cho việc thi cử. Kiến thức học phổ thông sẽ là nền móng nhất định để chúng ta học tiếp các lĩnh vực sau này, nó cũng là quá trình giúp ta rèn luyện TƯ DUY & trang bị KIẾN THỨC NỀN TẢNG rất tốt...
Và nếu có kết quả học phổ thông tốt, ta sẽ thấy tự tin vào bản thân hơn, dễ chọn các trường CĐ/ĐH có chất lượng tốt hơn, dễ dàng chơi với nhóm bạn tốt. Những điều này tác động rất nhiều đến ta giai đoạn về sau. Do đó ở giai đoạn phổ thông, chúng ta nên chuyên tâm học tập hơn để tránh những hệ luỵ xấu, các thói quen xấu...
Song song quá trình học những môn ở trường, ở giai đoạn học phổ thông cũng nên sắp xếp thời gian trống để phát triển các kỹ năng & thói quen tốt như:
- Kỹ năng TỰ HỌC (việc học nên chủ động hơn, và tự tìm hiểu những kiến thức khác mà ta thấy cần cho tương lai. Đây là “kỹ năng vua” giúp ta hoàn thiện tri thức)
- Học tiếng anh
- Đọc nhiều sách (tự tra Google tìm kiếm 10-20 đầu sách dành cho lứa học sinh/sinh viên để mua đọc, và nên trang bị thói quen đọc sách này thay vì lười đọc)
- Xác định rõ đam mê & sở trường của mình
- Chơi với nhóm bạn tốt (với nhóm bạn tích cực, ham học, có thói quen tốt & lối sống lành mạnh,...)
- Trang bị các phương pháp học hiệu quả & rèn luyện tư duy
- Các phương pháp để quản lý thời gian & bản thân hiệu quả
- Cũng không quên rèn luyện thể chất, ăn uống khoa học & các thói quen tốt ở giai đoạn này
- Rèn luyện nghị lực, sự chăm chỉ & chỉ số vượt khó (AQ)
- ...
Ngày nay, thế hệ trẻ chúng ta được bắt nhịp internet & sử dụng smartphone từ sớm, việc học cũng khá căng thẳng nên các em học sinh cần những thời gian thư giãn. Môi trường mạng sẽ giúp chúng ta có nhiều thông tin hơn, nhưng cần sàng lọc theo dõi thông tin tích cực & phù hợp với mình để đọc (tránh nạp “rác” & các thông tin sai lệch với lứa tuổi).
Vì sử dụng smartphone & internet nên cũng rất dễ bị cuốn vào các thói quen xấu, lấy đi khá nhiều thời gian của chúng ta. Ví dụ như: chơi game, thời gian dùng mạng xã hội tiêu khiển, đọc tin dành cho hoạt động giải trí quá nhiều,...
Nên follow các kênh như: Huỳnh Anh Bình, Nguyễn Hữu Trí, Tony Buổi Sáng, thầy Trần Việt Quân,... để có thêm thông tin & định hướng đúng đắn. Và follow những channel giúp chúng ta học tập, cập nhật kiến thức & kỹ năng thay vì thông tin tiêu khiển/giải trí (khi sử dụng Tiktok, Facebook, Youtube,...)
-> Đây là quá trình tự tìm tòi & nâng cao kỹ năng TỰ HỌC. Khác biệt sẽ đến khi chúng ta trang bị được kỹ năng này. @@
2. NHỮNG LỰA CHỌN SAU KHI KẾT THÚC HỌC PHỔ THÔNG (giai đoạn 18-23 tuổi)
CAO ĐẲNG/ĐẠI HỌC KHÔNG PHẢI LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT!
Dưới đây là vài gợi ý chúng ta có thể lựa chọn sau giai đoạn kết thúc cấp 3. Mỗi lựa chọn đều có các ưu/nhược điểm khác nhau, và chúng ta cần phải xem xét nguồn lực bản thân để đưa ra các lựa chọn phù hợp nhất cho mình...
*Lựa chọn 1: chọn ngành, chọn trường CĐ/ĐH để tiếp tục trang bị “hành trang vào đời”
*Lựa chọn 2: tạm dừng việc học 1 năm, trải nghiệm cuộc sống/đi làm, tự lập kiếm tiền khoảng 1 năm, rồi quay lại học CĐ/ĐH tiếp, lúc đó ta sẽ dễ biết mình thực sự muốn học ngành nào hơn (gap year)
*Lựa chọn 3: đi làm ngay sau khi kết thúc học phổ thông, không cần qua môi trường CĐ/ĐH, sẽ tự học hỏi thêm trong quá trình đi làm. Cách này khá rủi ro, trừ khi có sự chuẩn bị tốt từ trước đó, có người định hướng & dẫn dắt vào môi trường công việc tốt. Tránh làm các việc lao động phổ thông,...
*Lựa chọn 4: đi du học (nếu săn được học bổng hoặc gia đình có điều kiện để học)
*Lựa chọn 5: học nghề (Trung cấp/cao đẳng nghề, hoặc các khóa ngắn hạn). Một số ngành như: thợ sửa điện thoại, thợ sửa xe/oto, make up, Designer, photographer,...
*Lựa chọn 6: tham gia nghĩa vụ quân sự 2 năm & về phụ giúp gia đình làm nông nghiệp
*Lựa chọn 7: ý kiến riêng của bạn! (Hãy comment ở dưới bài viết này)
Đồng ý rằng nghề nào cũng có giá trị nhất định cho xã hội, nghề nào cũng đều đáng trân quý. Tuy nhiên để đỡ vất vả & có tương lai tốt đẹp hơn, chúng ta NÊN TRÁNH:
- Nhóm việc làm lao động phổ thông (bảo vệ, chạy grab, công nhân,...)
- Nhóm việc chân tay & có xu hướng lặp đi lặp lại, ít sử dụng đầu óc, “chất xám”.
- ...
NÊN ƯU TIÊN:
- Nhóm việc sử dụng đầu óc/“chất xám” để kiếm ra tiền (dù biết rằng nó rất cạnh tranh - ngày nay người ta hay nói “thừa thầy thiếu thợ” là vậy)
- Nhóm việc quản lý, làm chủ: có tính hệ thống, nhân lực,...
- Nhóm việc giúp ta kiếm tiền bởi: “CÁI ĐẦU” (tri thức), “CÁI MIỆNG” (kỹ năng giao tiếp, nói chuyện, bán hàng),...
- ...
Có hàng trăm ngành nghề khác nhau để các em sinh viên lựa chọn. Ngành nào cũng có những cơ hội nhất định nếu ta phát huy tốt, nên đưa ra lời khuyên cụ thể sẽ vô-cùng-khó...
3. LÀM SAO ĐỂ TÌM RA ĐAM MÊ & SỞ TRƯỜNG CỦA MÌNH?
ĐAM MÊ: là cảm giác khi ta bị hấp dẫn bởi một sự vật, sự việc nào đó. Là những việc mà ta cảm thấy YÊU THÍCH khi làm nó.
Tuy nhiên, mình phân loại đam mê thành 2 nhóm: (cái này mình “tự chế” ra thôi)
- Đam mê hướng đến mục tiêu (đam mê tích cực): là được ngồi làm việc, học tập, đọc sách, luyện kỹ năng, viết/nói (chia sẻ), giúp đỡ người khác,...
- Đam mê không hướng đến mục tiêu (đam mê tiêu cực): là đi du lịch, mua sắm, hoạt động giải trí, chơi game, chơi nhạc cụ, chơi thể thao quá nhiều,... (p/s: tạm gác qua yếu tố thư giãn, trải nghiệm & cải thiện sức khoẻ. Thì những đam mê này sẽ lấy đi khá nhiều thời gian của ta & lệch với mục tiêu là tập trung học tập/sự nghiệp cho giai đoạn đầu đời này)
Vậy nên chúng ta mới hay nghe những câu nói, lời khuyên của người thành công về đam mê trái nghịch nhau như:
- “Hãy theo đuổi đam mê của bạn, thành công sẽ theo đuổi bạn”
- “Hãy theo đuổi đam mê, nợ nần sẽ theo đuổi bạn. Theo đuổi đam mê là lời khuyên dối trá...”
Hai câu nói trên đều là các lời khuyên của người thành công, nhưng tại sao lại có sự đối nghịch như thế?
Theo mình, nếu theo đuổi những “đam mê tiêu cực”, rõ ràng ta không dễ có kết quả về sự nghiệp. Nhưng nếu khéo léo hơn, ở giai đoạn 18-28 khi ta ưu tiên phát triển sự nghiệp, NÊN chọn những đam mê tích cực có thể giúp ta có kết quả tốt về sự nghiệp. Từ “đam mê tích cực” đó tạo ra tiền rồi thì có thể nuôi dưỡng một số “đam mê tiêu cực” mà ta muốn...
KINH NGHIỆM CỦA MÌNH VỀ VIỆC TÌM RA ĐAM MÊ?
Đôi khi ta cứ theo đuổi nó, tìm kiếm nó. Nhưng ta mãi không xác định được rõ ràng nó là gì?
Nhưng hãy cứ: LÀM THẬT TỐT VIỆC GÌ ĐÓ CÓ ÍCH CHO SỰ NGHIỆP. Khi ta dần quen thuộc & có kết quả tốt với nó, ta sẽ được người khác đánh giá cao/tuyên dương. Từ đó ta sẽ cảm thấy THÍCH THÚ HƠN. Và lúc đó đôi khi ĐAM MÊ ĐƯỢC HÌNH THÀNH.
-> Kết quả tốt tạo ra đam mê. Mình nhớ thầy Lê Thẩm Dương từng nói như thế.
(Ví dụ như khi mình viết lách, công việc này giúp mình kiếm tiền & tạo ra chút ít giá trị gì đó, được người khác đánh giá cao. Từ đó mình yêu thích công việc này hơn, mỗi khi ngồi làm việc mình đều cảm thấy thích thú & đam mê với nó)
TÌM RA SỞ TRƯỜNG?
Sở trường là những việc ta có lợi thế hơn, ta có thể làm tốt nó, có hiểu biết & luyện tập nhiều từ trước đó hơn so với người bình thường khác.
-> Nếu công việc của ta có thể tập trung vào sở trường, điểm mạnh của ta. Kết quả sẽ dễ dàng đến hơn, thay vì cứ tập trung vào sở đoản, những việc ta làm không tốt.
CÁCH TÌM RA SỞ TRƯỜNG: những việc mà ta thấy mình làm dễ dàng hơn so với người khác (giống như mình viết bài này theo phản xả, chẳng mấy khó khăn với nó nhờ có sự luyện tập từ trước đó)
Một số cách khác giúp ta hiểu hơn về bản thân, xác định rõ sở trường & đam mê để chọn nghề như:
- Mô hình chọn nghề (giao thoa giữa 3 vòng tròn: CÁI MÌNH GIỎI, CÁI MÌNH THÍCH, CÁI LÀM RA TIỀN thì đó là NGHỀ)
- 7 loại hình thông minh (hãy search google để tìm hiểu thêm, tự đánh giá xem mình mạnh nhóm nào)
- Các bài test, bộ câu hỏi trắc nghiệm trên internet
- Dựa vào DISC (để biết chúng ta mạnh về nhóm tính cách nào, và đặc trưng của nhóm tính cách đó)
- Người hướng nội & người hướng ngoài (2 nhóm tính cách này có đặc trưng rất khác nhau)
- Phân tích SWOT nguồn lực bản thân (để tìm ra ưu & nhược điểm của mình)
- Dựa vào sinh trắc vân tay
- Dựa vào nhân tướng học
- Dựa vào lời khuyên & góp ý từ người thân, bạn bè,... những người hay tiếp xúc với chúng ta để lắng nghe các nhận định
- ...
Có nhiều phương pháp để thấu hiểu bản thân, xác định sở trường, đam mê. Để từ đó chúng ta có cơ sở ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP đúng đắn hơn. Hãy dành thời gian THỰC HÀNH & CHIÊM NGHIỆM để tìm ra câu trả lời...
4. LỜI KHUYÊN CHỌN TRƯỜNG & NGÀNH HỌC?
Khi đang là học sinh, chúng ta sẽ khá mơ hồ về chương trình đào tạo & chất lượng của các trường CĐ/ĐH.
Để có lựa chọn đúng đắn, tránh tâm lý chán nản khi đang học. Chúng ta nên tự tìm hiểu các thông tin trên internet, và nghe kinh nghiệm từ những anh/chị, thầy/cô có nhiều kinh nghiệm.
Việc chọn trường cũng phụ thuộc vào năng lực học (đừng quá tự tin chọn trường khó, và cũng đừng quá tự ti đánh giá quá thấp năng lực của mình). Cái này hơi khó xác định! @@
Tiêu chí để lựa chọn nghề nghiệp dựa vào việc xác định rõ sở trường, đam mê theo các gợi ý ở phần trên, sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều
Chọn trường học cũng cần dựa vào hoàn cảnh gia đình, tình hình tài chính để chọn trường có mức học phí phù hợp.
Các em học sinh nên dành thời gian để tìm hiểu rõ & xác định ngành học ở giai đoạn lớp 11, để trong năm 12 có những định hướng “học lệch” & chuyên tâm hơn thay vì còn lan man về định hướng của bản thân
Nếu ba mẹ là người có tri thức, chắc chắn sẽ có những lời khuyên bổ ích về định hướng ngành học/trường học (hoặc người thân, họ hàng trong gia đình, hãy tìm những người có học vấn rộng thể xin lời khuyên)
Nên theo dõi các chuyên gia về hướng nghiệp, hay chia sẻ kiến thức hữu ích cho học sinh/sinh viên. Hãy nên chủ động hỏi trên mạng xã hội thông qua comment/inbox nếu có cơ hội
Thực hiện các bài test về hướng nghiệp để có cơ sở tham khảo thêm (hiện nay trên internet có khá nhiều bài test hữu ích)
NHỮNG LƯU Ý:
- Đừng để bị áp đặt bởi phụ huynh học ngành nghề mà mình không thích (nên dành thời gian để trò chuyện với ba mẹ, giải thích & chứng minh về quyết định của mình để ba mẹ tin tưởng đồng thuận)
- Đừng chọn trường mà không có định hướng rõ ràng (chọn theo bạn, chọn vì người yêu,...)
- Lên phương án 2, nguyện vọng 2 cho các trường hợp nếu ta trượt nguyện vọng 1
- Không nên dừng việc học của bản thân chỉ bởi vì vấn đề TÀI CHÍNH GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN. (Nếu gia đình khó khăn, các em nên có sự chuẩn bị tự lập ngay từ năm nhất sinh viên để có thể vừa học, vừa kiếm tiền nuôi mình)
- Nên mạnh dạn sống xa nhà, vào các thành phố lớn để học & lập nghiệp. Ở các thành phố lớn sẽ có nhiều cơ hội & môi trường tốt hơn, tuy nhiên cũng cạnh tranh rất khốc liệt đấy!
- ...
5. NÊN THẾ NÀO Ở GIAI ĐOẠN ĐANG LÀ SINH VIÊN HOẶC MỚI RA TRƯỜNG, NHƯNG VẪN CÒN “CHÔNG CHÊNH” VỀ ĐỊNH HƯỚNG?
Nhiều bạn học đến năm 3,4 mới đủ nhận thức để nhận ra ngành mình lựa chọn không phù hợp (ngày xưa mình cũng thế! :D). Lúc này chúng ta thường có xu hướng học chểnh mảng & muốn ngừng học/bảo lưu, chuyển ngành.
Hoặc mãi đến khi ra trường đi làm 1-2 năm rồi mới thấy nghề này không hợp với mình. Tiếp tục làm 3-5 năm thì thấy công việc này không giúp mình thoát nghèo.
Một số khác thì chật vật kiếm việc & làm việc trái ngành, nhưng kết quả chẳng mấy khả quan...
*Nguyên nhân do đâu? Và chúng ta nên làm gì?
-> Nguyên nhân phần lớn là bởi THÁI ĐỘ & SỰ CHUẨN BỊ của chính chúng ta với việc học/công việc khi làm nó. Hãy tự hỏi bản thân mình:
- Liệu ta đã trang bị tốt kỹ năng & kiến thức khi đang học CĐ/ĐH?
- Liệu ta có đi làm thêm, trải nghiệm thực tế từ sớm hay chờ đến khi có bằng tốt nghiệp mới dám đi tìm việc?
- Liệu ta đã dốc toàn lực cho học tập & công việc?
- Liệu ta đã có những lựa chọn vị trí & điều chỉnh đúng đắn chưa?
- ...
Ở góc độ là một nhà tuyển dụng, một doanh nghiệp SME có trên 100 nhân sự, từng tuyển dụng & lọc cả nghìn ứng viên. Mình thấy “đám đông” các bạn sinh viên thời nay vẫn khá bị động, chỉ một ít nhóm năng động đi làm từ khi năm 2,3 & năm cuối. Và mình đánh giá rất cao các bạn đi làm từ sớm, kết quả đến nay cũng cho thấy đa số các bạn sinh viên “ra-đời-sớm” thường dễ có kết quả tốt trong sự nghiệp hơn...
MỘT VÀI LỜI KHUYÊN CHO CÁC BẠN SINH VIÊN:
- Ở giai đoạn đang là sinh viên sẽ giúp chúng ta có “MÔI TRƯỜNG TỐT”: nhóm bạn tốt, thời gian rảnh, đầu óc thoải mái,... để TRẢI NGHIỆM & HỌC TẬP
- Kiến thức ở trường là yếu tố “cần”, nhưng học từ THỰC TẾ tại các doanh nghiệp, từ ĐỜI SỐNG sẽ giúp chúng ta trang bị những kỹ năng thực tế đáp ứng công việc tốt hơn
- Nên tự trang trải cuộc sống & đi làm từ sớm. Đừng chờ có đủ kiến thức & kỹ năng mới tìm việc. Hãy chủ động chọn CÔNG TY TỐT để vừa học & vừa làm (chấp nhận làm không lương hoặc lương thấp giai đoạn đầu)
- Đừng quá phụ thuộc vào tấm bằng ĐH, hãy biến mình trở thành “NH N TÀI” & được nhiều công ty săn đón mà không cần bằng cấp, doanh nghiệp chọn ta bởi NĂNG LỰC LÀM VIỆC.
- Nếu có thể, hãy tham gia các hoạt động đoàn hội, thiện nguyện (kỹ năng mềm sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều)
- Xây dựng cho mình THÁI ĐỘ TỐT, rèn luyện TÍNH CÁCH chuẩn mực để có nhiều cơ hội, may mắn hơn cho tương lai
- Đừng quá bó buộc vào ngành mình đang học, chúng ta có thể trang bị thêm kiến thức & làm việc ở các lĩnh vực khác (miễn nó giúp ta tiến bộ & có thêm NHIỀU-LỰA-CHỌN làm việc trong tương lai)
- Khi đã quyết định điều gì, hãy DỐC TOÀN LỰC làm nó đến cùng. Nếu như gặp thất bại, đừng nản mà hãy xem nó như “thất bại tạm thời” & tiếp tục cố gắng với kế hoạch mới
- Xây dựng cho mình kỹ năng, tố chất có thể làm tốt các vị trí quản lý & phấn đấu để đạt được nó sau vài năm đi làm (đừng mãi ở vị trí “nhân viên bền vững”)
- Nếu tập trung phát triển chuyên môn, hãy ĐỊNH VỊ bản thân trở thành chuyên gia & tạo ra nhiều lợi thế khác biệt cho bản thân
- Đừng làm việc để nhận thu nhập theo giờ, hãy làm việc để nhận thu nhập dựa vào kết quả
- Trang bị kỹ năng top 5%, tư duy theo cách của người giàu, nghĩ & làm khác biệt để tạo ra kết quả lớn (thay vì tư duy theo lối mòn & chạy theo đám đông)
- Kết quả mới đến từ SỰ THAY ĐỔI & NĂNG LỰC MỚI. Đừng lười biếng, thụ động & ngại thay đổi. Hãy biết chủ động tạo ra cơ hội & may mắn cho riêng mình
- Hãy luôn QUAN SÁT/ĐÚC KẾT trong mỗi giai đoạn, mỗi trải nghiệm. Có như thế ta mới có thể TIẾN BỘ & tránh lặp lại các sai lầm của người khác
- “ĐẦU TƯ VÀO BẢN TH N, BẠN LÀ TÀI SẢN LỚN NHẤT CỦA CHÍNH MÌNH VÀO LÚC NÀY” - Warren Buffett. Ở bất cứ giai đoạn nào, dù là một học sinh, sinh viên hay đã ra trường, chúng ta đều phải luôn HỌC TẬP & PHÁT TRIỂN BẢN TH N không ngừng.
- ...
*Nên NHẬN THỨC LỚN về điều này, khi xã hội thay đổi quá nhanh, công việc “đang hot” hiện tại có thể sẽ không còn phù hợp sau 5-10 năm nữa. Ngay cả công việc ta đang làm “ổn định” có thể gặp trở ngại bất cứ lúc nào trong tương lai.
Do đó, trang bị cho mình TRI THỨC, năng lực THÍCH NGHI, sự ĐA NĂNG để ứng phó với những khó khăn ập đến trong sự nghiệp.
Mỗi khó khăn ta vượt qua được, sẽ giúp ta trở nên MẠNH MẼ & KIÊN CƯỜNG hơn.
6. NẾU “TRƯỞNG THÀNH”, CHÚNG TA SẼ BIẾT CHỦ ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CHO CHÍNH MÌNH!
Vậy, trưởng thành là gì & khi nào?
- Là khi ta CHÍN CHẮN trong suy nghĩ & các lựa chọn
- Là khi ta hiểu rõ bản thân & biết mình thực sự muốn gì? (Cái này thấy vậy chứ khó!)
- Là khi ta có thể TỰ LẬP & có trách nhiệm với mọi thứ xung quanh (trong đó có bản thân ta & gia đình)
- Là khi ta có thái độ đúng đắn & lối sống làm mạnh. Để người thân (ba mẹ) tin tưởng & không cảm thấy lo lắng cho ta nữa
- ...
(Có nhiều cách định nghĩa cho sự trưởng thành, nhưng vài ý trên để chúng ta có thể tham khảo)
Đưa ra các “QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG”, Là điều VÔ-CÙNG-KHÓ? Đòi hỏi thời gian, kinh nghiệm, tri thức tích luỹ nhiều năm mới giúp ta “BỚT SAI”, chứ ta không thể cố gắng để hoàn toàn đúng được.
Ngay cả trong việc lựa chọn ngành học & nghề làm cũng thế, ta có thể mắc sai lầm. Nhưng ta vẫn có thể sửa sai chỉ cần duy trì được thái độ đúng đắn...
7. NGHỊCH LÝ CỦA CUỘC SỐNG, VÀ NHỮNG ĐIỀU TRƯỜNG HỌC KHÔNG DẠY CHÚNG TA!
- Phần lớn những ai chuyên tâm học giỏi, tập trung phát triển chuyên môn, sau khi ra trường lại khó có thành công vượt trội (vì chúng ta tự biến mình thành “mọt sách” & quá ít kỹ năng xã hội)
- Nghịch lý là hầu hết các định hướng giáo dục, đều hướng chúng ta đến con đường “LÀM THUÊ BỀN VỮNG”. Điều này cũng dễ hiểu, vì hầu hết ai cũng phải trải qua vị trí này ở giai đoạn đầu của sự nghiệp. Nhưng làm sao đó để trang bị thêm những tố chất trở thành QUẢN LÝ/CHUYÊN GIA, hoặc tự làm kinh doanh hay nhà đầu tư.
- Chúng ta không được dạy về kiến thức TÀI CHÍNH, ĐẦU TƯ & KINH DOANH khi ở trường (mặc dù đây là nhóm kiến thức hết sức quan trọng)
- Nhà trường không dạy chúng ta nhiều về các kỹ năng mềm. Nó đến từ môi trường học tập, từ bạn bè & chỉ có sự CHĂM CHỈ RÈN LUYỆN mới giúp ta có chúng...
- Nhà trường không dạy về các phương pháp, hay thói quen tốt giúp ta thành công trong cuộc sống. (Những điều này ta phải tự học trong các sách & thông tin bổ sung trên internet)
- Chúng ta không được học về kiến thức để cân bằng cuộc sống, thấu hiểu bản thân & tìm ra ý nghĩa của cuộc đời mình (đây là điều mà chúng ta phải tự vấn, trăn trở & tìm kiếm câu trả lời cho riêng mình)
- ...
Trong KIM TỨ ĐỒ của Robert Kiyosaki. Có chia ra 4 lựa chọn cho sự nghiệp.
Ở nhóm LÀM THUÊ (L), hay TỰ LÀM (T), cả 2 lựa chọn này đều tốt, có những ưu & nhược điểm riêng, nó tùy vào nguồn lực & sự phù hợp của ta trong mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu chúng ta trở thành nhóm LÀM CHỦ (C) hoặc nhóm NHÀ ĐẦU TƯ (Đ).
Khi có tâm thế chuẩn bị trở thành nhóm C & Đ, chúng ta sẽ:
- Có sự quan tâm nhiều hơn về kiến thức đầu tư, từ đó giúp ta hiểu biết hơn về kiến thức tài chính. Biết cách tiêu sài kiệm hơn khi còn trẻ, tích lũy tiền bạc cho tương lai
- Trở thành nhà đầu tư, chúng ta có thể dùng tiền tích luỹ được để đầu tư Chứng Khoán, Bất Động Sản hay một loại hình nào đó. Sẽ giúp chúng ta tăng tốc tài sản & thu nhập nhanh hơn, có dòng tiền tốt hơn mỗi tháng để sớm “tự do tài chính”.
- Trang bị năng lực tổ chức, quản lý teamwork & doanh nghiệp để trở thành chủ doanh nghiệp. Đây là nhóm kiến thức quan trọng để ta thăng tiến nhanh trong sự nghiệp
- Sớm có được sự TỰ DO (tự do tài chính, tự do thời gian, tự do không gian, tự do thể chất, tự do tâm trí,...). Để từ đó có sự thoải mái & nâng cao chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn
- ...
TUY NHIÊN, cũng đừng chạy theo quá mức cái gọi là “thành công”, “tiền bạc”. Để khiến chúng ta cảm thấy mệt mõi. Cần biết cách đặt mục tiêu & áp lực vừa phải để thôi thúc ta tiến lên. Và trong hành trình đó, chúng ta cố gắng “VỪA LÀM, VỪA SỐNG” TRONG SỰ HẠNH PHÚC.
8. TỔNG KẾT
Thực sự rất khó để có một lời khuyên đúng đắn cho định hướng nghề nghiệp. Tuỳ thuộc vào NĂNG LỰC, NGỮ CẢNH, SỞ THÍCH/ĐAM MÊ của từng người, sẽ có những lựa chọn khác nhau. Chính nhờ điều đó mới làm nên sự đa sắc màu của cuộc sống này...
CHÚNG TA CẦN TRÁNH CÁC BẪY:
- Vòng luẩn quẩn tài chính: Làm ra tiền - tiêu sài hết (sống chật vật qua hàng tháng & “túi luôn rỗng”)
- Bận rộn & làm việc kiếm tiền cả đời (hãy biết cách đặt ra các mục tiêu trong từng giai đoạn & nỗ lực hoàn thành nó, tìm cách cân bằng cuộc sống & tự do sớm. Để từ đó có sự thoải mái hơn)
- Các lời khuyên về việc nên có trải nghiệm nhiều, đi du lịch nhiều chưa chắc đã tốt cho giai đoạn tuổi trẻ
- Đọc sách, học quá nhiều & không đúc kết để ứng dụng được gì. (Chọn không đúng loại sách, nhận thức sai & ảo tưởng về những điều dễ dàng được chia sẻ bên trong sách. Nâng cao chỉ số HÀNH ĐỘNG, chỉ khi ta bắt tay vào hành động thì mới dần có kết quả).
- Không nên kiếm tiền, kinh doanh bất chấp (đa cấp trá hình, hoạt động VPPL, các hoạt động đầu tư với hứa hẹn lợi nhuận cao,...)
- Làm thuê -> kinh doạnh (thất bại & nợ nần) -> Quay lại con đường làm thuê
- Đừng làm lớn khi bản thân “chưa đủ lớn”, đừng để mình bơi vào cảnh nợ nần quá mức
- Thất bại là điều mà ta sẽ gặp, nhưng hãy cố gắng tránh nó càng nhiều càng tốt (bởi thất bại quá nhiều & các thất bại lớn đôi lúc sẽ khiến ta “gục ngã”, rất khó để vực dậy)
- ...
NÊN LOẠI BỎ CÁC T M LÝ:
- Không cần nỗ lực học tập (giai đoạn phổ thông - vì nghĩ đi học không giúp ích được gì)
- Sinh viên năm nhất thường có xu hướng “xã hơi” (vì vừa được đậu ĐH, tâm thế chiến thắng, để rồi khá toang trong suốt những năm còn lại)
- Đã học đủ sau khi tốt nghiệp CĐ/ĐH nên khi đi làm không muốn học nữa (học là hành trình cả đời)
- Khi đi làm hay có tâm lý: đứng núi này, trông núi nọ (không DỐC TOÀN LỰC & LÀM TỚI CÙNG để có kết quả sớm hơn cho giai đoạn đầu của sự nghiệp)
- Đa số chúng ta khi ở độ tuổi 18-28 thường muốn có kết quả nhanh. Từ đó nhanh chán nản, bỏ cuộc, có các lựa chọn chộp giật Ta nên có tầm nhìn dài hạn hơn & nuôi dưỡng điểm bùng phát trong sự nghiệp.
- Dễ bị nghịch cảnh tác động theo chiều hướng tiêu cực: chia tay người yêu, bố mẹ chia ly,... (hãy lấy đó làm động lực để bản thân cố gắng hơn)
- Hay ẢO TƯỞNG & THIẾU THỰC TẾ (bởi mới chỉ nghe/đọc, & được truyền cảm hứng từ ai đó, chỉ mới thấy bề nổi). Nhưng thực tế chẳng màu hồng như thế!
- Bị tác động bởi ngoại cảnh, bởi sự so sánh với người xung quanh (ta chỉ cần bản thân tốt hơn mỗi ngày, so với với ta của ngày hôm qua có sự tiến bộ thôi là đủ rồi, chẳng cần so sánh với ai cả)
- Dễ dàng bỏ cuộc & “thả trôi cuộc đời” khi gặp nghịch cảnh, thậm chí là tự tử. (Mỗi nghịch cảnh đến với ta là một thử thách để giúp ta tốt hơn, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Bước ngoặt đó đi lên hay xuống bởi chính thái độ của ta mà thôi!)
- ...
NÊN KHẮC SÂU ĐIỀU NÀY: tôi luyện ĐẠO ĐỨC - TRÍ TUỆ - NGHỊ LỰC trong suốt hành trình sống (3 gốc rễ - giúp ta phát triển theo quỹ đạo đúng). Hãy xem kỹ các video chia sẻ của thầy Trần Việt Quân.
Thế hệ trẻ là tương lai của mọi quốc gia. Mỗi chúng ta sẽ là từng “viên gạch” góp phần phát triển đất nước. Hãy xây dựng KHÁT VỌNG & MỤC TIÊU đủ lớn để thôi thúc ta HÀNH ĐỘNG (học & làm việc mỗi ngày hướng đến các mục tiêu tích cực)
KẾT LẠI: trong cuộc đời chúng ta, có 2 quyết định rất khó! Đó là CHỌN NGHỀ & CHỌN VỢ. Vì ở độ tuổi đó ta không dễ có kinh nghiệm để lựa chọn đúng, mà mỗi sai lầm sẽ phải trả giá rất đắt! (Theo thầy Tần Nguyễn - chuyên gia đầu tư chứng khoán)
LỜI KHUYÊN CUỐI CÙNG: Hãy tìm hiểu thật kỹ và đưa ra các quyết định quan trọng về VIỆC HỌC & NGHỀ LÀM của chính ta. Tự chịu trách nhiệm với nó & kiên trì HÀNH ĐỘNG ĐẾN CÙNG. Hãy có chính kiến với những thông tin ta thu thập được...
CHUẨN BỊ KỸ -> RA QUYẾT ĐỊNH -> DỐC TOÀN LỰC HÀNH ĐỘNG -> SAI NHANH -> HOÀN THIỆN NHANH —->>> SỚM GẶT HÁI KẾT QUẢ TỐT TRONG SỰ NGHIỆP!
P/s: bài viết đã khá dài, nhưng cũng rất khó truyền tải đủ các thông tin theo hướng giải nghĩa sâu sắc từng ý. Một số quan điểm có thể không đúng trong nhiều trường hợp, do đó bạn đọc nên CHẮT LỌC những điều phù hợp, nghiên cứu sâu hơn từng keywords để ứng dụng cho mình. Cám ơn đã đọc hết nội dung rất dài này!
🌍📚Những #Schofan quyết tâm xin học bổng hay chuẩn bị kĩ cho nhiều học bổng khác nữa từ giờ thì mau mau đăng kí lớp tìm và apply học bổng #HannahEd đã có lịch các lớp tháng 10,11 và chương trình Mentor, Review hồ sơ, Tập phỏng vấn. Inbox page, email [email protected] hoặc điền link này:
http://tiny.cc/HannahEdClassInfo nhé.
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
Share by #VIETNAMBUSINESSINSIDER
*Tác giả: Trần Thịnh Lâm - Founder của ATP Software*
<3 Like page, tag và share bạn bè nhé <3
kim bong man 在 Tuyền Văn Hóa Youtube 的最讚貼文
Trải qua một mùa giải đầy biến động,chấn thương và tuổi tác liệu Man City còn phù hợp với huyền thoại sống Aguero hay anh sẽ hợp cùng Messi tạo ra song sát tuổi 87 đưa Barca trở lại thời hoàng kim
#Aguero #Barca #ManCity
-------------------------------------------------
- SUBSCRIBE NGAY: https://bit.ly/2LdXw1v
- BLV: https://www.facebook.com/MrTuyenVanHoa
- Fan Page: https://www.facebook.com/TuyenVanHoaOfficial
- Contact: VietnamSportsOfficial@gmail.com
#TuyềnVănHóa #Bìnhluậnbóngđá #Tinnóngbóngđá #BóngđáViệtNam #Bóngđá #bóngđáViệt #Bóngđáhômnay
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/B4zjZRBNLvo/hqdefault.jpg)
kim bong man 在 Đỗ Kim Phúc - Freestyle Football Youtube 的最佳貼文
Trại Hè Bóng Đá tập 4 Team Đỗ Kim Phúc cùng thử thách truy tìm thẻ quang hải thơ nguyễn để nhận kho báu Running Man phiên bản Football Chạy đi chờ chi cùng kênh ẩm thực mẹ làm
--------------------------------------------
Tổng Hợp Dạy Bóng Đá Nghệ Thuật - Đỗ Kim Phúc: https://goo.gl/XeoUoS
Tổng Hợp Biểu Diễn Tâng Bóng Nghệ Thuật - Đỗ Kim Phúc:
https://goo.gl/lkw1kT.
---------------------------------------------
► Powered by BH Media Corp
#dokimphuc #bongda #football #freestylefootball
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/yJkewcKMgOE/hqdefault.jpg)
kim bong man 在 Bóng đá TV - Giải trí Youtube 的最佳貼文
Thử thách bóng đá Quang Hải Nhí Duy Trung tập phản xạ với bóng đỉnh như De Gea
![post-title](https://i.ytimg.com/vi/YbS_hnUyvRA/hqdefault.jpg)
kim bong man 在 Pin on 0 1 . N G H I E N P H I M - Pinterest 的推薦與評價
... Bong Tae-gyu, Eugene, Joo Dong-min, Kim So-yeon, Kim Soon-ok, Lee Ji-ah, ... Nine: Time Travelling Nine Times, Queen In-hyun's Man, Two Cops… ... <看更多>
kim bong man 在 Bong Man Kim - YouTube 的推薦與評價
AboutPressCopyrightContact usCreatorsAdvertiseDevelopersTermsPrivacyPolicy & SafetyHow YouTube worksTest new features. © 2021 Google LLC ... ... <看更多>
kim bong man 在 bong-man-kim Profiles | Facebook 的推薦與評價
People named Bong Man Kim · Works at Model · Daejeon Institute of Science and Technology · 대표겸국가공인1급피아노조율사 at 이바하피아노사 · Lives in Seoul, Korea. ... <看更多>