GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY - 10 RAPPER VIỆT NAM CÓ MẶT TRONG MỘT CON TRACK
TỪ VIỆT NAM CHO TỚI BA LAN, ĐỨC, MỸ
Lee7 - một trong những OG thế hệ đầu tiên của GVR Entertainment, người đã truyền lửa cho rất nhiều artist thế hệ sau đến với Rap qua những hits đình đám như 'Tiểu Thuyết Tình Yêu', 'Got No Fan', 'Tan Xác'... Mặc dù chơi Rap đã rất lâu năm và đạt được những thành công nhất định, nhưng ngoài đời Lee7 lại là một doanh nhân rất thành đạt tại Đức. Mãi cho tới thời điểm hiện tại anh mới suy nghĩ tới việc đầu quân cho một công ty giải trí để tiếp tục theo đuổi ước mơ là rapper chuyên nghiệp của mình. Lee7 là một trong những artist đầu tiên của GVR, và theo anh chia sẻ, anh sẵn sàng là người ở lại cuối cùng với tổ chức này. Kéo theo 2 lão tướng khác của GVR là Lil G và Tommy Blue, Lee7 vẫn luôn giương cao màu cờ sắc áo của tổ chức mình đại diện.
Thỉm là một người chơi rap đã khá lâu, là OG thế hệ đầu tiên của diễn đàn FanHipHop (nay hoạt động với cái tên Vietdabest). Anh được biết đến nhiều trong quá khứ là một freestyler đầu tiên chuyên chơi Battle Rap của miền Bắc từ những năm 2006, và là người hoạt động khá năng nổ trong việc góp phần phát triển phong trào chơi Rap tại Hà Nội những năm gần đây. Trở lại với Rap sau một quãng thời gian xa cách, Thỉm vẫn luôn cố gắng trong việc lôi kéo những người anh em cùng thế hệ mình quay trở lại với niềm đam mê nhạc Rap, và kết nối những cộng đồng Hip-Hop riêng lẻ lại với nhau.
Thời kì đầu của Rap Việt những năm 2006 đến 2008 là giai đoạn mà cuộc chiến giữa 2 thế lực GVR và FanHipHop (FHH) đang diễn ra rất căng thẳng, với nhiều diss tracks của cá nhân và tập thể từ 2 phía, tung ra nhằm công kích và hạ nhục đối phương. Có rất nhiều vụ xô xát, ấu đả đã xảy ra. Thành viên của 2 diễn đàn đã từng "không đội trời chung", chứ không chỉ đơn thuần là ghét nhau trên mạng. Lee7 cùng Thỉm và Titanz có thể nói đã từng là "kẻ thù" thuộc 2 chiến tuyến đối lập, với nhiều lần bất hòa được giải quyết bằng những diss tracks hằn sâu trong tiềm thức của cả hai bên. Đây có thể nói là một trong những cuộc chiến với quy mô lớn với thời gian dai dẳng nhất trong lịch sử Rap Việt, kéo dài cho tới năm 2009 thì đại diện của hai bên mới bắt tay hòa bình và đồng ý từ bỏ tranh chấp trong quá khứ.
Nhiều năm sau, Thỉm và Lee7 có kết nối lại với nhau qua facebook. Những chuyện khúc mắc từ quá khứ rất lâu trước đó không còn là rào cản. Tuy chưa gặp mặt ngoài đời lần nào nhưng 2 anh em cảm thấy rất trân trọng nhau vì đã cùng trải qua nhiều kỉ niệm tuổi thơ, và cũng là 2 trong số ít những người chơi Rap còn sót lại từ thời đó. Qua vài lần hẹn nhau collab, ý tưởng về 'GCGCC' chợt đến với 2 rappers. Và rồi thêm một số những OGs và những rapper hơi "quá lứa lỡ thì" đã sinh hoạt lâu trong làng Rap Việt như MAC, Tetrix, LC King, Tommy Blue… cũng được kéo vào cuộc chơi.
Cảm thấy 'GCGCC' sẽ ý nghĩa và mang tính kỉ niệm hơn, nếu có những nhân tố đã từng đứng ở 2 chiến tuyến GVR - FHH hoặc đã từng có mâu thuẫn sâu sắc với nhau, nay gạt hiềm khích qua một bên, cùng làm chung 1 bài nhạc. Và thế là Zugi và Titanz được Thỉm lôi vào cuộc.
Zugi là một nhân vật gạo cội khá lão thành và có tiếng trong làng Graffiti. Bài rap đầu tiên anh thực hiện cũng là viết về sở thích Graffiti của mình. Khác với vẻ ngoài chững chạc hiền lành hiện nay, founder của Group Nghiện Rap này đã từng có một quá khứ rất "trẩu", khi là thành viên của DaRapclub nhưng lại đi gây beef với khá nhiều rapper, cụ thể trong team 'GCGCC' có Lee 7 và Thỉm Small. Khi được Thỉm rủ làm bài hát này, anh đã rất hào hứng khi được làm việc chung với những người anh em cùng thế hệ khác. Qua 'GCGCC', Zugi chia sẻ rằng anh muốn gửi tới mọi người thông điệp: "Các anh em dù ở độ tuổi nào không quan trọng quan trọng là mình giữ được ngọn lửa đến đâu".
Titanz hiện cũng đang sinh sống tại Đức (giống với Lee7, Lil G và Tommy Blue). Là một rapper thế hệ đầu của FanHipHop (nay tiếp tục hoạt động với cái tên Vietdabest), anh đã từng tham gia nhóm nhạc NewStyle9z (với NK,2K và Stone), và nhóm nhạc VietDestroyer (cùng Lil Shady, Lil’Style, Tùng Dell…). Tuy rất bận rộn với công việc kinh doanh và gia đình nhưng chưa bao giờ Titanz có thể từ bỏ được niềm đam mê với Hip-Hop trong tâm hồn mình. Có lẽ anh là người gặp nhiều vất vả nhất khi thực hiện 'GCGCC' - bị nhiễm virus corona ngay trong giai đoạn thực hiện quay MV và phải tự cách ly điều trị tại nhà riêng ở Đức. Titanz cho biết mặc dù anh đã phải cố gắng rất nhiều, nhưng sau khi hoàn thành 'GCGCC', anh cảm thấy rất mãn nguyện. Mãn nguyện vì mình vẫn cố gắng kiên trì được với đam mê, dù cho trong cuộc sống còn phải đối mặt với nhiều chướng ngại.
Một rapper khác cũng được Thỉm kéo vào cuộc chơi, là một thành viên cũ của GVR - và nay đang hoạt động trong Tinh Hoa Records - rapper Tetrix. Chơi Rap từ những năm 2008, Tetrix vừa là một Rapper, vừa là một Mixing Engineer. Anh tâm sự quá trình thực hiện 'GCGCC' là một quá trình tràn đầy sự bất ngờ và thú vị, khi các mảnh ghép lộn xộn được lắp ráp lại với nhau để trở nên một tác phẩm ưng ý.
Một cái duyên khác là LC King, chủ nhân bản hit 'Ghệ Đẹp', đã cùng Thỉm làm giám khảo cho giải 'Bê Đồ' (Giải thi đấu Rap online) do Group Nghiện Rap mà Zugi làm Founder tổ chức. Cũng chính qua giải đấu này, anh đã được rủ rê tham gia vào team 'GCGCC', do phù hợp đầy đủ các tiêu chí: rap hay, chơi rap lâu năm, và quan trọng nhất là "già". Xuất thân từ 1 Bboy, LC King đến với Hip-Hop rất sớm từ những năm 2005, và cho tới năm 2008 thì chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực nhạc Rap với cương vị là một rapper. Hiện anh đang đầu quan cho TOD Records. Theo LC King, Cá Chép chính là người anh trong giới Underground mà anh yêu quý nhất. LC King cũng chia sẻ, nhờ có 'GCGCC' anh đã có duyên hợp tác với các rapper/nghệ sĩ mà đã nghe tên và biết qua nhau rất lâu, nhưng chưa từng có cơ hội gặp mặt. LC King cũng tự phê bình bản thân vì là người nộp vocal muộn nhất trong quá trình làm việc. Qua 'GCGCC', LC King muốn truyền tải thông điệp tới các anh em chơi Hip-Hop là "Hãy sống tích cực, hãy làm những điều mình thích, miễn là đừng làm phiền ai". Và quan trọng nhất là shout out tới anh em 3 miền, anh em rapper các thế hệ cũ mới, cùng chung tay hợp tác để cho ra đời những tác phẩm có ý nghĩa.
Joke D đến với Rap sau 1 sự cố lớn về tai nạn giao thông từ rất lâu về trước. Rap chính là động lực cuộc sống và là người bạn đồng hành cùng chàng thanh niên này trong suốt 12 năm qua. Trước đây, Joke D sinh hoạt trong cộng đồng nhạc Rap với cái tên Bố Già, và từng là leader của 2 nhóm nhạc Rap tại Buôn Ma Thuột là BMA và RedArea. Nhận được lời kêu gọi của rapper gạo cội Lee7, anh đã tham gia ekip sản xuất của 'GCGCC' với tư cách là Mixing Engineer, chịu trách nhiệm khâu mix và master bài hát, đồng thời đóng góp 1 verse rất ấn tượng trong Cypher lần này này. Joke D cho biết anh cảm thấy rất hãnh diện khi là rapper đại diện cho phố núi Tây Nguyên tham gia 1 tác phẩm mang rất nhiều ý nghĩa về mặt kỉ niệm, với sự góp mặt của toàn các OGs trong làng Rap Việt. Với anh, 'GCGCC' mang một thông điệp lớn về niềm đam mê và ý chí kiên trì không từ bỏ trong cuộc sống của một con người. Joke D hy vọng sự kết nối làm nên Cypher 'GCGCC' này sẽ tạo thành làn sóng ảnh hưởng mãnh liệt thúc đẩy Rap Việt có thêm nhiều tracks, nhiều cypher cháy và ý nghĩa hơn nữa.
VÀ 'GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY' RA ĐỜI
Ý tưởng 'GCGCC' tưởng được khởi xưởng bởi Thỉm và Lee7, bắt nguồn từ một demo mà Thỉm thực hiện trong một cuộc phỏng vấn với 84GRND trước đó. Lấy bối cảnh là hiện nay nhạc Rap/Hip-Hop tại Việt Nam đang được coi là bộ môn/dòng nhạc dành riêng cho giới trẻ, và các rapper thế hệ cũ thường bị coi là “Out-Meta/Off-Meta”, 'GCGCC' được thực hiện với màu sắc hoàn toàn hiện đại, nhưng lại bao gồm sự có mặt của toàn những rapper già thuộc hàng “gạo cội”.
Thông điệp chung mà 'GCGCC' muốn gửi đến khán giả là sự khát khao muốn mãi cháy tiếp với nhạc Rap của các rapper (đã có phần lớn tuổi so với mặt bằng chung), và sự kêu gọi hãy sống tích cực với niềm tin và tình yêu vào nhạc Rap. Niềm đam mê đối với Rap có thể kết nối những con người không liên quan từ mọi nơi trên trái đất, cũng như xóa bỏ mọi sự khác biệt và thù hận.
Thông điệp này không chỉ thể hiện qua nội dung bài hát và MV 'GCGCC', mà còn thể hiện qua quá trình làm việc và thực hiện bài hát này. Đội ngũ thực hiện làm việc hoàn toàn 100% online do sự cách biệt quá lớn về địa lý khi hơn nửa các rapper góp mặt trong bài đang sinh sống và làm việc tại Mỹ và Châu Âu.
Thời điểm đầu khi mới được add chung vào 1 nhóm chat, bầu không khí rất nặng nề, do mọi người còn khá lạ lẫm với nhau, và một số còn xảy ra hiềm khích trước đó. Tuy nhiên qua quá trình làm việc chung, mọi người dần trở nên quen thuộc hơn, và cũng khá dễ dàng tìm được tiếng nói chung do đều đã biết qua nhau từ trước.
Khoảng cách địa lý, cộng với dịch C.o.v.i.d hoành hành làm cho dự án 'GCGCC' được thực hiện tốn khá nhiều thời gian và công sức. Việc thu âm và thực hiện bài hát gặp khá nhiều cản trở do không thể ngồi lại cùng làm với nhau để thống nhất, vì cách xa và khác múi giờ, và ai cũng rất bận nên nếu phải thu lại dù chỉ một đoạn cũng tốn cả tuần để sắp xếp, nên bản thu đã phải tốn rất nhiều thời gian để được hoàn thành. Tuy nhiên sau đó tới khâu thực hiện MV, khó khăn mới thực sự bắt đầu.
Rất nhiều phân cảnh đã phải cắt giảm quy mô do thời điểm quay bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Phần quay của Titanz còn bị trì hoãn rất lâu do bản thân anh đã phải đối mặt với tình hình dịch bệnh nơi đang sinh sống. Mặc dù vậy anh vẫn cố gắng nỗ lực hoàn thành MV để ekip kịp thực hiện và phát hành.
MV ĐÃ ĐƯỢC LÊN SÓNG VÀO LÚC 19:00. CHECK NGAY TRÊN YOUTUBE HOẶC LINK Ở PHẦN BÌNH LUẬN.
GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY - LEE7 x LIL G x LC KING x TOMMY BLUE x MAC x JOKE D x THỈM SMALL x TETRIX x ZUGI x TITANZ | PROD. BY HUNGPHUC
同時也有74部Youtube影片,追蹤數超過1萬的網紅桃子A1J,也在其Youtube影片中提到,詞曲 Lyrics and Composing / 桃子A1J、吳昱儒Lulu 編曲 Beat by / Lil Bin 錄音 Recording / 吳昱儒 Lulu 混音 Mixing / 吳昱儒 Lulu 他們 懶得 care 對話 懶得 接 要不 take a break 在相同的世界 頻...
lil tan 在 Facebook 的精選貼文
CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾM ĐOẠT VĂN HÓA (CULTURAL APPORIATION) VÀ VẤN ĐỀ TRONG THỜI TRANG.
Đầu tiên, mình xin phép viết với tâm thế là một thằng máu đỏ da vàng – một thằng người Á nhé. Mình đã có thời gian đi du học tại Úc, đã từng bị mấy anh da màu dọa đấm vào mặt ở bus stop vì trông giống Trung Quốc (Nguyên văn là Hey, Ch*ng Ch*ng!) – đã từng bị người da trắng racist vì lí do là sao không ở đất nước quê hương (là Việt Nam) mà lại mò tới đất nước của họ (Úc) để làm (Vì lúc đó mình vừa học vừa làm thêm – du học sinh nào chẳng vậy) khiến tụi nó mất việc (?) – “Tụi mày hãy cuốn gói khỏi đất nước của tụi tao đi!” (Nguyên văn là vậy). Cho nên sau bao nhiêu tổn thương ở đất khách quê người, mình không quan trọng là người da trắng hay người da màu, mình chỉ yêu và tôn thờ dòng máu của mình. Máu đỏ da vàng.
Rồi – quay lại câu chuyện nổi bật trong thời gian gần đây.Có một bạn tag mình vào vấn đề : “Đó là có hay không việc các rapper Việt Nam đang để dreadlocks là đang chiếm dụng văn hóa. Từ sự ảnh hưởng của các rappers đó mà rất nhiều người trẻ khác đang để dreadlocks với suy nghĩ là đẹp, là ngầu. Nhưng đấy là không tôn trọng người da màu vì mái tóc này liên hệ với văn hóa của họ cũng như những mặt tối về phân biệt chủng tộc mà họ chịu đựng – họ cố gắng blah bloh”..
Nào, hãy quay trở lại về nguồn gốc của Dreadlocks. Chắc có lẽ rất nhiều nguồn thông tin và thông qua cuộc tranh cãi, các bạn đã biết Dreadlocks lịch sử như thế nào. Từ này là một từ nối bao gồm Dread (Sợ hãi) và Locks (Khóa). Kiểu tóc này thực ra đã được sử dụng rất thông dụng trong văn hóa loài người và theo những nguồn thông tin khác, nó không chỉ đơn giản là từ Châu Phi. Điều đáng ngạc nhiên, thì kiểu tóc Dreadlocks thông qua các bức tượng cổ, những bước phù điêu được giới khảo cổ phát hiện thì hiện diện ở rất nhiều nơi. Đó là nền văn hóa của Hy Lạp Cổ, Ai Cập cổ đại (Những xác ướp được tìm thấy với những bộ tóc có lọn như dreadlocks) hay từ những văn minh sông Hằng (Ấn Độ), Tiểu Á.
Vậy chúng ta có quan điểm thứ nhất : Dreadlocks không phải nguồn gốc xuất xứ thuần nhất là từ người da màu.
Tại sao Dreadlocks lại gắn liền với người da màu thì có lẽ nó liên hệ với cái tên của nó. Dread có nghĩa là sợ hãi. Kiểu tóc này được truyền miệng theo thực dân Anh khi xâm chiếm những vùng đất của thổ dân Mau Mau có mang kiểu tóc này. Sau đó với một phong trào đậm chất tôn giáo đó là “Rastafari”. Dreadlocks là một biểu tượng tôn giáo đặc biệt và kết nối họ với thần Jah – thể hiện sự tôn trọng. Cùng với Reggae với biểu tượng Bob Marley cũng mái tóc Dreadlocks đặc trưng, thứ âm nhạc đến từ Jamaica bùng nổ ở những thập niên 70 – 80s và ảnh hưởng tới rất nhiều nơi trên thế giới. Từ đó, người ta bắt đầu cho rằng Dreadlocks là biểu tượng của người da màu. Thực ra thì do đặc điểm về chất tóc, về độ xoăn của người da màu kết hợp với các dòng chảy văn hóa – người da màu hay để Dreadlocks, giống như xài “Do-rag/Durag” mà các rappers Việt Nam hay sử dụng vậy cũng từ văn hóa hiphop Mỹ Phi mà ra. Nhưng nguồn gốc của Durag cũng phức tạp y chang Dreadlocks vậy.
NÀO – HÃY NÓI VỀ CHIẾM DỤNG VĂN HÓA
“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” – Lời của Bác Hồ trong Thư gửi các họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam, được đăng trên Báo Cứu Quốc số 1986 là một điều mình sẽ sử dụng để nói về việc “Chiếm dụng văn hóa”.
Để mình kể cho các bạn nghe một câu chuyện cũng liên quan đến mái tóc từ đất nước hàng xóm Trung Quốc. Đại Minh, triều đại cai trị Trung Quốc từ năm 1368 đến năm 1644 cho đến khi người Mãn Châu lãnh đạo Bát Kỳ tiêu diệt Lý Tự Thành, sáng lập ra triều đại Nhà Thanh – triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Các bạn biết là dân nhà Mình gọi người “Mãn Châu” (sau này là người nhà Thanh) là gì không? Là tụi “Man di” với “Mái tóc đặc trưng của Nam” là cạo trọc phía trước, phía sau để dài và tết lại. Nếu bạn nào có xem những phim của vua Khang Hy hay vua Càn Long là biết được mái tóc này (Hoàn Châu Cách Cách ấy). Sau khi chiếm được Đại Minh, Nhà Thanh thực hiện việc “Đồng hóa dân chúng” bằng cách ép buộc toàn bộ những người nam phải để tóc đó, không là bị phạt hoặc nặng nhất là ép vào tội “Phản loạn” rồi tử hình. Lúc đầu cũng có rất nhiều phản kháng nhưng sau này – như mọi người đều biết, đó là ai cũng để mái tóc đó và trải qua bao nhiêu năm tháng đồng hành cũng nhà Đại Thanh, mái tóc từ của 1 bộ tộc “Man di” thành 1 nét “văn hóa” của Trung Hoa và được lưu truyền tới tận bây giờ.
Mình cho đó là 1 hình thức “Cultural Appropriation” bị ép buộc. Việc “Chiếm dụng văn hóa” này chắc chắn không một người Đại Minh nào lại tìm hiểu rõ về nền văn hóa Mãn Châu trước đó. Mà họ vẫn để tóc đó.
Nhắc tới ngày nay, mọi thứ đều tự do và chẳng ai có thể ép buộc bạn phải để một kiểu tóc như thế nào cả. Cũng như mặc cái quần, mặc cái áo. Mọi thứ đều dễ dàng truyền bá thông qua các social Platform mạng xã hội – đẹp là người ta làm, theo xu hướng là người ta theo. Đó là một bước chuyển biến văn minh của nhân loại, bỏ qua những nét đen tối của lịch sử mà tiếp bước về phía trước. Đa văn hóa, đa sắc tộc.
Và Việt Nam cũng không phải là một điều ngoại lệ. Vốn dĩ toàn bộ các văn hóa đang thịnh hành ở thời điểm hiện tại đó là văn hóa du nhập. Thời trang đường phố, rap, hiphop, breakdance, skateboarding, punk/rock etc… tất cả đều từ nước ngoài vào Việt Nam. Nên việc “Cultural Appropriation” này là 1 điều tất yếu dễ dàng suy đoán được khi mọi thứ quá nhanh và không có nền tảng. Mà cái thời nay thì ai quan tâm mấy cái văn hóa xưa, giờ người ta quan tâm tới lượt likes, tới drama, tới hóng biến thì những mặt tối của ngày xưa. Các bạn nghĩ là nó có đủ độ hấp dẫn với giới trẻ hay không? Xin thưa là không tại thời điểm hiện tại nhưng sẽ là điểm “sáng” trong tương lai.
TAKE IT EASY
Cụm từ “Chiếm dụng văn hóa” này sử dụng hiện tại hơi nặng nề. Theo mình, nó giống như vừa là 1 “Thách thức” vừa là 1 “Cơ hội” vậy. Và chẳng ai trong chúng ta có quyền cấm đoán hay áp đặt người này phải “Không được mặc đồ này” “Không được để kiểu tóc này” vì các bạn ấy không hiểu về văn hóa, nguồn gốc lịch sử của nó cả. Mình cũng đã từng tiêu cực như vậy nhưng nó chỉ giảm bớt “Tình yêu văn hóa” “Tình yêu thời trang” “Tình yêu thẩm mỹ” giữa những con người với nhau và tăng thái độ “Thù địch dân tộc” lên mà thôi.
Câu chuyện Dreadlocks sẽ tương tự với việc mà các bạn không nghe nhạc Rock, không biết về văn hóa Punk/Post Punk mà hay mặc áo in graphics của Iron Maden, Nirvana.. vậy. Đó là một dạng “Chiếm dụng văn hóa” đó, người ta sử dụng sản phẩm mà không hề biết các nhóm nhạc rock lẫy lừng đó như thế nào – thâm chí còn chưa nghe một bài. Thế nên mới nảy ra cái hình ảnh buồn cười là 1 cậu nhóc mặc áo Tee “Nirvana” và nghe Rap của Lil Pump. Có nên gay gắt không? Gay gắt thì cũng chỉ nhận được câu trả lời là “ Tôi thích thì tôi mặc?” và bạn mất đi cơ hội quảng bá văn hóa punk/rock cho một người vừa mặc sản phẩm đó.
“Mở lòng” “Rộng lượng” và “Chia Sẻ” – Đó là những gì mình nghĩ để giải quyết vấn đề về “Cultural Appropriation” này. Người biết thì chia sẻ cho người không biết, người thích thì làm cho người không thích trở nên thú vị, tìm tòi. Thế thì chúng ta lại có thêm những người hiểu sâu về văn hóa mà họ đang mặc, đang làm trên người. Thế thì “Cultural Appropriation” mới bớt đi mà không bị quá Toxic.Văn hóa từ đó mới được truyền đi xa, đi sâu hơn. Mà đó là điều mà bất kì một người yêu văn hóa hay làm văn hóa đang hướng tới. Chứ không phải là “Cấm đoán” “Bắt ép” người khác từ bỏ đi được.
Nên nhớ - thời đại này tự do và chúng ta phải “Thích nghi” với chúng.
Bạn nghĩ sao về việc
Lil Pump cũng để Dreadlocks hát tưng bừng bài Gucci gang xong các anh rappers da màu, những người da màu cũng chill theo mà đâu nói gì về vấn đề tóc tai. Trong khi Lilpump cũng là 1 khứa người Mĩ gốc Colombia và lối sống của khứa cũng bệnh hoạn, không tạo được sự tích cực cho giới trẻ lắm. Drug, alcohol, meaningless lyrics? Nói cho mình nghe thử?
Các bạn hẳn còn nhớ vụ án gây shock nước Mĩ của Trayvon Martin ở Sanford chứ. Một thanh niên 17 tuổi da màu mặc áo hoodie bị bắn chết bởi gã hàng xóm Geogre Zimmerman. Sau đó, những cuộc biểu tình và những chiếc áo Hoodie “Công lý cho Trayvon” cũng được mặc bởi cả người da màu, người da trắng yêu sự hòa bình. Mà trước đó – hoodie là chiếc áo mang “sự đen tối” và dính liền với người da màu- cho giai cấp bình dân, cho sự phạm tội – cho sự bí ẩn. Rồi nó cũng được toàn thế giới mặc đó thôi?
Quan trọng là “Yếu tố con người”. Chiếm dụng văn hóa trở nên xấu hay tốt đó là do yếu tố con người và mục đích của họ.
Để lấy ví dụ như là Gucci – từng bị dính vào một case tiêu biểu về “Chiếm dụng văn hóa” khi vào năm 2019, Gucci từng ra một chiếc áo turtle neck màu đen (Áo cổ lọ) với một viền môi màu đỏ xung quanh miệng ở mùa Thu/Đông 2018. Chiếc áo được bán với giá $890, và hẳn ai nhìn vào cũng biết đó là một dạng “Chiếm dụng văn hóa” khi nó gây liên tưởng trực tiếp tới #Blackface, tới những gì mà người da màu phải làm trong thời kì chiếm hữu nô lệ trước đó. Gucci rõ ràng đang trục lợi trên việc sử dụng văn hóa của người da màu mà chưa tìm hiểu kĩ về nó hoặc vô tình chạm tới. Gucci đã phải xin lỗi.
Hay H&M với “Coolest Monkey in The Jungle” với hình ảnh một cậu bé da màu mặc hoodie in hình đó vậy. Yếu tố văn hóa là một thứ luôn ảnh hưởng sâu nặng tới thời trang và nếu không tìm hiểu về nó thì dễ dàng phạm vào “Cultural Appropriation”.
Mình nói tới các vấn đề trên để liệt kê ra là “Các thương hiệu thời trang đang chiếm dụng văn hóa và TRỤC LỢI CHO THƯƠNG HIỆU CỦA HỌ thông qua doanh thu bán được”. Đó là 1 dạng Chiếm dụng xấu vì nó không mang lợi ích gì cho cộng đồng.
Các rappers Việt Nam thì sử dụng Dreadlocks như 1 dạng họ thấy đẹp, họ bị ảnh hưởng bởi các rappers nước ngoài (Đa phần là da màu) nhưng theo mình nhớ các rappers không phải là người đầu tiên mang Dreadlocks về Việt Nam. Mình thấy từ những năm 2007 rồi, có chăng bây giờ là do họ quá nổi nên chịu sóng lớn thôi. Mục đích của họ là vẻ đẹp cho cá nhân nên cũng không có sử dụng Dreadlocks cho mục đích thương mại gì xấu xa cả.
Chỉ cần các rappers hay những người nào có ảnh hưởng chia sẻ về thứ họ đang mặc, văn hóa - ảnh hưởng ra sao là từ “Vô cực” thành “Tích cực” ngay. Fans của họ, những người theo dõi biết thêm về văn hóa của thứ tóc đó, chả thế lại có lợi cho Dreadlocks được tiếp diễn hay sao?
Còn việc phân biệt chủng tộc nó chẳng phụ thuộc vào cái việc bạn đang mặc gì, đang cầm gì, đang ăn gì vì Có bao nhiêu kẻ ngoài kia, ăn mặc vest sáng sủa, đeo đồng hồ mắc tiền, đi siêu xe, tóc tai mượt loáng vẫn phân biệt chủng tộc đó hay sao? Họ có “Chiếm dụng văn hóa” không – Không. Nhưng họ vẫn phân biệt chủng tộc – vẫn coi những người da màu, da vàng là hạ đẳng đó thôi. Đó là Con người, con người quyết định mọi thứ nhé.
VÀ ĐÂY LÀ TÂM TƯ CỦA MỘT THẰNG MÁU ĐỎ DA VÀNG NHÉ, THAY VÌ LO VỀ “CHIẾM DỤNG VĂN HÓA” CỦA BỌN NƯỚC NGOÀI THÌ CHÚNG TA NÊN LO VỀ “CHẢY MÁU VĂN HÓA” CỦA VIỆT NAM ĐI.
QUAN HỌ BẮC NINH, CA TRÙ, XẨM, ÁO TỨ THÂN, NÓN LÁ.. CÁC LÀNG NGHỀ ĐANG MAI MỘT KÌA. HÒA NHẬP CHỨ ĐỪNG HÒA TAN CÁC BẠN ƠIIIII
ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
lil tan 在 weish Facebook 的精選貼文
🎬 It’s finally being unleashed unto the world! 🎬
Last year, I music directed a 9-piece ensemble for 𝙏𝙝𝙚 𝙈𝙪𝙨𝙞𝙘 𝙤𝙛 𝘾𝙝𝙚𝙘𝙠𝙥𝙤𝙞𝙣𝙩 𝙏𝙝𝙚𝙖𝙩𝙧𝙚 — a reimagining of songs from @checkpointtheatre’s past productions. It’s finally time for our live premiere at The Projector 🙈🙈🙈
Composing and arranging for a big band was a major milestone for lil ol me, and a real challenge (you may remember me crying out for help learning various music scoring softwares in my stories through 2020 😅).
Twas so intimidating but hella rewarding to work with some of the scene’s best musicians — Teo Jia Rong (@teojiarong) on drums 🥁, Jordan Wei (@jordanwei7777) on keys 🎹, Ben Poh (@benthepoh) on bass 🎸, Chris Yong (@chrisylmusic) on trumpet + bugle 🎺, and Joy Yong (@xalegria) on violin 🎻. These virtuosos breathed so much of their own colour and life into my arrangements I am not worthy 😭
I also had the honour of writing for and singing with this spectacular choir 🎙— ants chua (@handsomeants), Jo Tan (@jodecro) and Rebekah Sangeetha Dorai (@ms.dorai) 🌹
This entire crazy undertaking was a first for me and far from perfect... but if you’d like to celebrate this milestone with me and this veh speshurl geng… please come 😳 It would mean the world~🌏
There’ll be a post-show chat about our process too, and exclusive footage 🎞 from past productions of the music in its original form 🎭
🗓 5th May 2021
🕰 8pm
🎫 $15
@theprojectorsg
lil tan 在 桃子A1J Youtube 的最佳解答
詞曲 Lyrics and Composing / 桃子A1J、吳昱儒Lulu
編曲 Beat by / Lil Bin
錄音 Recording / 吳昱儒 Lulu
混音 Mixing / 吳昱儒 Lulu
他們 懶得 care
對話 懶得 接
要不 take a break 在相同的世界 頻率卻都沒有在相連 你說
我們的色階 沒一點特別
夢想太過遙遠 光源熄滅 快降落地面
說的話 都算什麼歪道理
腦袋空 思路偏崎嶇
爸媽說我要學會爭氣
你問我怎麼會沒生氣
cuz 同樣的話術是要講幾遍
I'll do it my way stop talking nonsense
they don't really care
they don’t really care about us
我不在乎你的回答
they don't really care
they don’t really care about us
反正沒有標準解答
they don’t really they don’t really care X 3
才沒有時間
才沒有沒時間停歇
逐工攏睏袂飽
Ta̍k-kang long khùn bē pá
為著理想來拍拚甲 半暝仔
Ūi-tio̍h lí-sióng lâi phah-piàⁿ kah pòaⁿ-mî-á
歹勢我 無遮爾簡單火就化
Pháiⁿ-sè góa bô chiah-nih kan-tan hóe tiō hoa
就算無挺我
tiō sǹg bô thēng góa
過你的生活
kòe lí ê seng-oa̍h
無礙著你 就勿吵
Bô gāi tio̍h lí tiō mài-chhá
衫褲穿乎扦
Saⁿá khò͘chhēng ho͘ chhoaⁿ
出門就騎著兩輪仔
chhut-mn̂g tiō khiâ tio̍h nn̄g-lián-á
外頭的天氣痟熱
Gōa-thâu ê thiⁿ-khì siáu-loa̍h
做家己袂驚人來看
chò ka-tī bē kiaⁿ-lâng lâi khòaⁿ
每一暗徛佇鏡的頭前問家己
Múi chi̍t àm khiā tī kiàⁿ ê thâu-chêng mn̄g ka-tī
我的人生毋是欲為著誰來活
Góa ê jîn-seng m̄-sī beh ūi-tio̍h siáng lâi oa̍h
別在乎
卻總在夜裡哭
迷了路
只能自己承受孤獨
再繼續探路
they don't really care
they don’t really care about us
我不在乎你的回答
they don't really care
they don’t really care about us
反正沒有標準解答
they don’t really they don’t really care X 3
才沒有時間
沒時間停歇
終點 有多遠
抬頭也未必看得見
劃破 這冬夜
太陽照亮了每一條街
你不需理解
我做的選擇
cuz you never really care
they don't really
they don't really care about us
they don't really
they don't really care about us
they don't really
they don't really really care about x3
us uh oh oh uh oh oh
uhwooh ohohoh
特別感謝:
台文字幕建議用字提供:林書民
lil tan 在 EYETA Youtube 的最佳解答
อินโทรเพลง Closure (What I Want) - Snake City ค่ะ
ติดตามอายตาได้ที่
https://www.facebook.com/eyetaeyeta/
http://instagram.com/eyetayungmaitaii
http://www.eyeta.net
Snapchat : imeyeta
lil tan 在 Trevmonki Youtube 的最佳貼文
WE ARE NOT YOUNG ANYMORE? :(
To all aspiring YouTubers or content creators in Singapore, you can check out Bloomr.sg!
Instagram: https://www.instagram.com/bloomr.sg/
Website: https://bloomr.sg/
Subscribe to our brand new channel where we will be housing all our short films there!
https://www.youtube.com/channel/UCkHOOPmOjrPTWUHoYv4ok6w
Official Trevmonki Merch
https://teespring.com/stores/trevmonkistore
Join the Community
https://discord.gg/Kj2svPkCe2
Trevmonki Official Social Media
Instagram @ http://instagram.com/Trevmonki
Facebook @ https://www.facebook.com/trevmonki
Follow the crew NOW!
Leonard
http://instagram.com/leonardlyy
Vlogging Channel! https://goo.gl/9bss4A
Trev
http://instagram.com/trevtham
Vlogging Channel! https://goo.gl/RgT8aB
https://www.facebook.com/IAmTrevTham/