4 MỎ VÀNG GIÚP PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP, KHÔNG HỌC PHÍ CẢ ĐỜI
-----------------------
Thời gian vốn dĩ trôi qua rất nhanh, nếu không biết trân quý chắc chắn sẽ hối tiếc. Biết tận dụng thời gian để nâng cao giá trị của bản thân, chắc chắn sẽ thành công.
Không có ai là hoàn hảo cả, vì thế ai cũng có những điểm cần cải thiện, đặc biệt là trong công việc cần phải cải thiện rất nhiều để nâng cao hiệu suất. Dưới đây là 4 phương pháp mang lợi nhiều lợi ích cho con đường phát triển sự nghiệp của bạn:
I) Phương pháp nâng cao tối đa sự tập trung Pomodoro
Pomodoro (Đầy đủ theo tiếng Anh là Pomodoro Technique) là một phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc, được giới thiệu bởi Francesco Cirillo vào năm 1980. Trong tiếng Ý, Pomodoro có nghĩa là quả cà chua.
Các bước để thực hiện phương pháp Pomodoro:
Bước 1: Chọn công việc mình sẽ làm.
Bước 2: Đặt thời gian, thông thường là 25 phút.
Bước 3: Làm việc cho đến khi hết 25 phút
Bước 4: Nghỉ giải lao 5 phút.
Bước 5: Sau 4 lần nghỉ giải lao trên thì nghỉ dài hơn với 10 phút (hoặc 15 – 30 phút tùy công việc và sức của mỗi người).
- Các nguyên tắc của phương pháp Pomodoro:
1. Trong 1 Pomodoro (quy trình làm 25 phút, nghỉ 5 phút), nếu bạn buộc phải gián đoạn thì Pomodoro sẽ được tính lại từ đầu, không có 1/2 hay 2/3 Pomodoro.
2. Chỉ tập trung làm 1 việc duy nhất với 100% thời gian đã định.
3. Nếu công việc xong trước khi Pomodoro kết thúc, bạn cần dùng thời gian còn lại để kiểm tra và tối ưu hóa công việc cho đến hết Pomodoro đó.
4. Trong các khoảng thời gian nghỉ (nghỉ 5 phút, 10 phút), bạn cần phải nghỉ ngơi thực sự. Hãy nhắm mắt thư giãn, nghe nhạc, uống nước, mát xa đầu, khuôn mặt, thiền, sắp xếp bàn làm việc, đi dạo trong văn phòng hoặc làm những việc đơn giản không cần sử dụng tư duy nhiều. Khi nghỉ, tuyệt đối tránh mọi thứ liên quan tới Internet, Facebook… vì chúng có thể sẽ kích thích sự hưng phấn của bạn, song bản chất vẫn làm bộ não thêm mệt mỏi.
- Phần mềm Pomodoro
Có rất nhiều phần mềm để thực hiện việc theo dõi Pomodoro. Bạn có thể tải các phần mềm bằng cách tìm kiếm với từ khóa Pomodoro trên Google hoặc các kho ứng dụng của smartphone như AppStore với Apple, GooglePlay với Android như TeamViz. Đây là 1 phần mềm theo dõi Pomodoro khá tốt và hoàn toàn miễn phí.
TeamViz tương thích với hầu hết các nền tảng phổ biến như Windows, Mac, Android, iOS, Ubuntu… và có khả năng đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị với nhau.
II) Phương pháp quản lý thời gian Ma trận Eisenhower
Áp dụng chiến lược của Eisenhower thực ra rất đơn giản. Hãy liệt kê những hoạt động và dự án bạn phải làm, kể cả những hoạt động không quan trọng nhưng làm mất thời gian của bạn tại nơi làm việc. Sau đó sắp xếp các hoạt động dựa trên tầm quan trọng và tính cấp thiết của chúng.
1. Khẩn cấp và quan trọng (nhiệm vụ cần phải làm ngay lập tức).
2. Quan trọng nhưng không phải khẩn cấp (nhiệm vụ được lên kế hoạch để làm sau).
3. Khẩn cấp nhưng không quan trọng (nhiệm vụ nên bàn giao cho người khác).
4. Không khẩn cấp cũng không quan trọng (nhiệm vụ phải được loại bỏ).
Điều tuyệt vời về ma trận này đó là nó có thể được sử dụng cho cả những kế hoạch lớn (kế hoạch cho cả tuần) cũng như những kế hoạch nhỏ hơn (kế hoạch trong ngày).
P1 – Quan trọng, khẩn cấp
Ở cấp độ này, công việc được ưu tiên số 1, phải làm ngay.
Gồm 3 loại việc:
– Xảy ra không đoán trước được: Bệnh tật, cuộc họp khẩn cấp, nhiệm vụ bất ngờ, các cuộc điện thoại quan trọng, email công việc…
– Đoán trước được: Cuộc họp đã lên kế hoạch trước, họp định kỳ, sinh nhật người thân, đám cưới bạn bè…
– Do trì hoãn để tới sát hạn chót: Làm báo cáo, làm bài thuyết trình, kiểm tra…
Chúng ta thường không tránh được loại 1, 2. Nhưng với loại thứ 3, hoàn toàn có thể giảm thiểu chúng bằng cách chuyển thành việc P2. Và nếu các bạn không muốn gánh nhiều áp lực thì hãy tập thói quen để xóa sổ loai việc này trong P1.
P2 – Quan trọng, không khẩn cấp
Bạn hãy dành nhiều thời gian cho những việc này. Chúng thường không khẩn cấp, nhưng sẽ tích lũy dần để giúp bạn đạt được thành tựu mong muốn.
Nếu bạn đang làm việc P2 và có việc P1 xuất hiện thì hãy hoàn thành việc P1 trước. Sau khi bạn giải quyết xong các việc P1, bạn tiếp tục hoàn thành việc P2. Nên để việc P2 hình thành như một thói quen!
P3 – Không quan trọng, khẩn cấp
Những việc này chẳng có gì quan trọng, nhưng chúng lại đột ngột xuất hiện khiến bạn không thể kiểm soát được. Bạn phải tìm cách giải quyết những việc này càng nhanh càng tốt. Nếu không, hãy học cách từ chối và kết thúc chúng một cách lịch sự.
P4 – Không quan trọng, không khẩn cấp
Bạn không nên hoặc chỉ dành dưới 5% thời gian của bạn cho P4. Chúng tiêu tốn thời gian của bạn mà không đem lại lợi ích gì đáng kể.
Khi bạn chuẩn bị làm 1 việc thuộc nhóm P4 hãy tự hỏi những câu như: Xem cái này để được gì? Xem cái này có giúp mình chinh phục được mục tiêu không? Chơi game này có giúp mình học giỏi hơn không? Mình có nhất thiết phải xem phim này không?
Dưới đây là một cách phân bố phù hợp với các cấp độ của phương pháp này:
P1: ~15% – 20%
P2: ~60% – 65%
P3: ~10% – 15%
P4: < 5%
III) Phương pháp quản tài chính cá nhân Quy tắc 50/20/30
Đúng như tên gọi, quy tắc này sẽ chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 phần chính với tỷ lệ phần trăm tương ứng là 50%, 20%, 30%.
Cụ thể tương ứng với các mục như sau:
50% thu nhập – Các chi tiêu thiết yếu
Ngay sau khi nhận lương, hãy để riêng 50% cho các chi tiêu thiết yếu của bạn. Chi phí thiết yếu có thể là chi phí thuê nhà, tiền ăn uống sinh hoạt, chi phí đi lại, xăng dầu, các hóa đơn tiện ích như điện, nước… Tất nhiên, bỏ ra 50% không có nghĩa bạn cần phải dùng hết 50% cho chi tiêu thiết yếu.
Hãy chi thế nào để tổng chi phí thiết yếu không vượt quá 50% mà bạn đã bỏ ra. Tuy nhiên nếu chi tiêu thiết yếu đang lớn hơn 50% lương của bạn, hãy chủ động giảm thiểu một cách hợp lý.
20% thu nhập – Mục tiêu tài chính
Sau khi đã dành 50% cho chi tiêu thiết yếu, tiếp theo bạn hãy để ra 20% dành riêng cho các mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ, quỹ dự phòng và đầu tư. Phần 20% này khá quan trọng đối với khoảng thời gian sau này của bạn.
Bạn tiết kiệm được càng nhiều bao nhiêu thì sau này về hưu sẽ càng an nhàn bấy nhiêu. Trả nợ sớm cũng sẽ giúp bạn sớm giảm nhẹ gánh nặng tài chính hơn. Chưa kể, bạn còn có thể kiếm thêm tiền từ các khoản đầu tư chứng khoán, nhà đất…
30% thu nhập còn lại – Chi tiêu cá nhân
Cuối cùng, 30% phần lương còn lại của bạn sẽ để cho các khoản chi không thiết yếu, hay còn gọi là các khoản chi tiêu cá nhân. Đây là khoản chi hoàn toàn linh hoạt, bạn có thể chi cho sở thích cá nhân của mình. Đó có thể là các vật dụng hữu hình nhưng cũng hoàn toàn có thể là các dịch vụ giải trí, các chuyến du lịch… Vì phạm vi của khoản chi này rất rộng nên nó chiếm phần trăm lớn hơn so với mục tiêu tài chính.
Hãy chú ý kiểm soát đối với phần chi tiêu này. Vì bạn rất dễ chi tiêu quá đà cho sở thích của bản thân. Cho nên hãy luôn đảm bảo mức chi tiêu của mình dưới 30% lương. Con số càng nhỏ thì tương lai tài chính của bạn càng được đảm bảo trong tương lai.
IV) Phương pháp tìm nghề nghiệp lý tưởng “Thuyết con nhím”
Thuyết con nhím (tên tiếng Anh: Hedgehoge Concept) bắt nguồn từ một câu chuyện ngụ ngôn Hy Lạp giữa một con nhím với một con cáo. Cáo tuy ma mãnh, biết rất nhiều thứ, nhưng lại hay bị phân tán. Nhím thì chậm chạp và không ồn ào như cáo, nhưng lại hiểu rõ về thế mạnh của bản thân. Kết quả là, hết lần này đến lần khác, cáo bị nhím đánh bại.
Câu chuyện ngụ ngôn trên nhằm thể hiện một thực tế đó là, hãy tập trung vào một điểm mạnh duy nhất của bản thân, bởi điều đó sẽ giúp chúng ta có nhiều khả năng chiến thắng hơn. Thuyết con nhím trở nên phổ biến từ năm 2001, khi được Jim Collins phát triển hoàn thiện trong cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại” – 1 trong 20 tác phẩm có ảnh hưởng nhất thế giới về quản trị trong vòng 20 năm qua theo bình chọn của Tạp chí Forbes.
Thuyết con nhím dựa trên sự hội tụ của ba yếu tố, đó là Thứ mình thích, Thứ mình giỏi và Thứ xã hội cần. Điểm giao thoa giữa ba yếu tố này sẽ là nghề nghiệp lý tưởng của bản thân.
Dưới đây là 5 bước cơ bản sau để tìm ra ý thích nghề nghiệp của bản thân:
Bước 1: Khám phá “Thứ mình thích”
Đầu tiên, hãy tìm ra niềm yêu thích của mình xem bản thân có hứng thú đặc biệt hay đam mê tìm hiểu về lĩnh vực gì, điều gì khiến mình làm quên thời gian…
Bước 2: Xác định “Thứ mình giỏi”
Tìm hiểu những điểm vượt trội của bản thân, bạn có thể dựa trên nhiều yếu tố như qua các hoạt động mình đã tham gia, cách mình suy nghĩ và ra quyết định hàng ngày… Từ đó tự mình có thể chọn lọc được những nghề nghiệp mình vừa thích, vừa giỏi.
Bước 3: Tìm hiểu “Thứ xã hội cần”
Cho dù có đam mê hay năng lực về lĩnh vực gì, thì lựa chọn nghề nghiệp của bản thân cũng cần phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Hay nói cách khác, ngoài chuyện xác định đam mê và năng lực của mình, bạn cũng nên cập nhật thường xuyên xu hướng về nghề nghiệp trong xã hội để có cái nhìn thực tế hơn.
Bước 4: Tìm điểm giao thoa – “nghề nghiệp lý tưởng”
Bạn lựa chọn ra nghề nghiệp phù hợp nhất, chính là công việc thoả mãn cả 3 yếu tố: thứ mình thích, thứ mình giỏi và thứ xã hội cần.
Bước 5: Đánh giá, điều chỉnh lại bản thân
Từ kết quả ở 3 bước trên, bạn sẽ đưa ra điều chỉnh định hướng nghề nghiệp của bản thân để sẵn sàng cho một nghề nghiệp lý tưởng.
#ThuLeEliteGuy #PhatTrienBanThan
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過40萬的網紅髪西,也在其Youtube影片中提到,【日経新聞オンライン】 ¥4,277 https://www.nikkei.com/promotion/ 【dマガジン】 ¥440 https://prf.hn/click/camref:1101ljAL7 【Yahoo!リアルタイム検索】 無料 iOS↓ https://apps.apple....
pomodoro android 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
[SHARING] CÁCH MÌNH ĐO THỜI GIAN MỖI NGÀY
Làm việc trong một môi trường có nhiều người nghiên cứu và đòi hỏi sự rõ ràng về các con số, mình học được rằng muốn chứng minh cho người khác một điều gì đó – nên có bằng chứng và các con số rõ ràng. Áp dụng vào cuộc sống cá nhân của bản thân, nếu biết bản thân mình có đang tiến bộ ở một chuyện gì đó hay không, hay để biết được bản thân mình đang dành bao nhiêu thời gian cho việc gì đó – cách tốt nhất là đo ra được con số rõ ràng. Nhờ sự trợ giúp của chiếc điện thoại thân yêu, mình thấy việc đo này không hề khó, nên mình bày để các bạn đọc có thể đo lại thời gian của bản thân một cách tốt hơn.
Mà tại sao lại cần phải đo thời gian của bản thân? Vì mình biết rằng bạn đọc rất thích đọc, học và thử những thói quen mới. Đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ, học tiếng Anh, tập thể dục, làm việc tập trung, vân vân và mây mây – có rất nhiều thói quen để chúng ta có thể tập và thử. Tuy nhiên, nếu chỉ bên nguyên công thức của một người thành công vào để áp dụng lên bản thân thì chưa chắc đã thành công. Việc đầu tiên ta cần phải biết là chúng ta đang ở tình trạng như thế nào với thói quen đó đã. Nếu chúng ta muốn luyện việc ngủ, phải biết một ngày đang ngủ mấy tiếng. Nếu muốn làm việc hiệu quả, phải biết xem một tuần ta đang làm việc hiệu quả mấy giờ, kiểu như vậy. Dưới đây là một số công cụ đo thời gian mình thấy rất hay.
1. Life Cycle – đo thời gian cả tháng
Hình như ứng dụng này chỉ có trên iPhone, tiếc cho các bạn Android. Ứng dụng này nó sẽ tự động ghi chép lại xem hàng giờ bạn làm cái gì – dựa theo tính năng địa điểm. Ví dụ bạn ở phòng tập thì nó hiểu là bạn đang đi tập, bạn ở chỗ làm thì nó hiểu là bạn đi làm – đương nhiên để nó hiểu được điều này thì cần khoảng mấy ngày đầu bạn hướng dẫn cho nó biết, bằng cách tự nhập vào. Dần dần mình càng tự nhập nhiều, độ tự động càng cao. Vì mình đã dùng lâu, các địa điểm đi đi lại lại cũng quen thuộc, nên thành ra bây giờ gần như là tự động hoàn toàn.
Ứng dụng này mình thường dùng để xem thời gian một tuần hoặc một tháng của mình, hai cái mình xem thấy hợp lý nhất là thời gian ngủ và thời gian di chuyển. Như các bạn thấy tuần trước mình ngủ 46 tiếng, là khoảng 6.5 tiếng một tuần – cũng không phải là quá tồi nhỉ.
2. Pomodoro – đo thời gian làm việc
Pomodoro là gọi tắt của phương pháp làm việc quả cà chua để tập trung hơn mà mình đã từng viết, đại loại là làm 25 phút nghỉ 5 phút. Cứ 25 phút làm việc tập trung thì được tính là một quả cà chua. Những người làm việc hiệu quả trừ các thời gian họp hành các kiểu, nếu một ngày làm được khoảng 6-8 trái cà chua trở lên đã là rất hiệu quả rồi.
Pomodoro có ở rất nhiều nơi, bạn có thể lên Google hoặc ứng dụng trên điện thoại để gõ từ khóa này vào sẽ cho ra rất nhiều ứng dụng để bạn sử dụng. Vì mình làm việc chủ yếu trên máy tính, nên mình quyết định cài AddOn vào Chrome tên là Marinara: Pomodoro® Assistant để đo thời gian làm việc. Cứ bắt đầu tập trung, mình sẽ ấn vào trái cà chua cho nó chạy 25 phút, đúng 25 phút mình sẽ nghỉ để uống nước hoặc đi bộ. Hình ảnh thống kê bên dưới cho thấy tần suất làm việc của mình, và có thể thấy mình thường chăm chỉ vào thứ 2-3-4 và lười dần vào những ngày cuối tuần.
3. Alarmy – Báo thức
Alarmy là ứng dụng báo thức mình thích nhất vì tính hiệu quả và cũng giới thiệu vài lần tới các bạn đọc rồi. Khác với những cái báo thức thông thường, cái này hay ho hơn vì nó sẽ có tính năng như giải toán kiểu 1461 x 135 hoặc lắc lắc 100 cái thật mạnh hoặc chụp một hình ảnh gì đó mà bạn phải chụp từ tối hôm trước để ngủ dậy được. Bí kíp của mình là chụp tuýp kem đánh răng ở bên ngoài nhà vệ sinh, sáng phải chạy qua đó cầm tuýp kem lên chụp lại rồi tranh thủ đánh răng luôn. Có nghiên cứu cho rằng, việc đánh răng là một hình thức giúp mình tỉnh ngủ.
Mình chỉ dùng Alarmy để đo việc thức giấc hằng ngày thôi, khi nhìn vào số giờ mình tắt chuông báo thức mỗi ngày, mình sẽ thấy được rằng mình thường ngủ dậy vào khoảng 5-6 giờ. Gần đây mình đã đưa được giấc ngủ vào khung giờ cố định rồi, nên ít khi cần báo thức nữa.
Nếu bạn muốn đo xem hôm đó ngủ nông hay sâu, ngáy nhiều hay ít, chất lượng ra sao thì có một ứng dụng tên là Sleep Cycle cũng rất hay để đo. Tuy nhiên cá nhân mình nghĩ rằng đo 1-2 tháng cho vui thì được, chứ đi ngủ mà để cái điện thoại kè kè bên cạnh thì cũng không tốt lắm đâu nhé.
4. Duolingo – Đo việc học
Mình rất thích quan điểm rằng muốn luyện một thói quen nào đó, chúng ta nên làm việc đó mỗi ngày. Và mình áp dụng quan điểm này rất triệt để vào việc học tiếng Tây Ban Nha. Mỗi ngày mình đặt mục tiêu học 50 điểm tiếng Tây Ban Nha trên ứng dụng Duolingo (mất khoảng 20 phút) – cứ học đúng 50 điểm thì mình sẽ được cộng vào một ngày. Mục tiêu là duy trì số ngày học liên tục càng dài càng tốt. Nhờ mục tiêu này mà có những hôm về nhà buồn ngủ ơi là buồn ngủ, mình vẫn cố mở máy lên để học cho xong đấy.
Trên đây là một số công cụ/phương pháp mình đang sử dụng để đo thời gian mỗi ngày của bản thân. Chúc bạn đọc áp dụng thành công.
Nguồn: https://anhtuanle.com/
<3 Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
pomodoro android 在 電腦玩物 Facebook 的最佳貼文
最近在讀「最有生產力的一年」這本書,裡面提到計算自己注意力時間很重要,而番茄鐘工具其實就是一種很有效的計算時間方法:http://www.playpcesor.com/2015/01/pomodoro-time-manager-top-10-app.html
pomodoro android 在 髪西 Youtube 的最佳解答
【日経新聞オンライン】
¥4,277
https://www.nikkei.com/promotion/
【dマガジン】
¥440
https://prf.hn/click/camref:1101ljAL7
【Yahoo!リアルタイム検索】
無料
iOS↓
https://apps.apple.com/jp/app/yahoo-リアルタイム検索/id552858779
Android↓
https://play.google.com/store/apps/details?id=jp.co.yahoo.android.ybuzzdetection&hl=ja&gl=US
【GoogleNews】
無料
iOS↓
https://apps.apple.com/jp/app/google-ニュース/id459182288
Android↓
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.apps.magazines&hl=ja&gl=US
【テレ東BIZ】
¥550
iOS↓
https://apps.apple.com/jp/app/テレ東biz-テレビ東京ビジネスオンデマンド/id730873158
Android↓
https://play.google.com/store/apps/details?id=jp.co.tvtokyo.webapi&hl=ja&gl=US
【フラットトマト】
無料
iOSのみ
https://apps.apple.com/jp/app/flat-tomato-pomodoro-ポモドーロ/id719462746
【muute】
無料
iOS↓
https://apps.apple.com/JP/app/id1512361252?mt=8&shortlink=4b70f7b9&pid=LP&c=LP
アンドロイド↓
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.mb.espresso.prod&shortlink=32b73f&pid=LP&c=LP(Android)
【Notion】
無料
iOS↓
https://apps.apple.com/jp/app/notion-notes-projects-docs/id1232780281
アンドロイド↓
https://play.google.com/store/apps/details?id=notion.id&hl=ja&gl=US
【Googleカレンダー】
無料
iOS↓
https://apps.apple.com/jp/app/google-カレンダー-予定をスマートに管理する/id909319292
アンドロイド↓
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.calendar&hl=ja&gl=US
【Adobe Scan】
無料
iOS↓
https://apps.apple.com/jp/app/adobe-scan-ocr-付-スキャナーアプリ/id1199564834
アンドロイド↓
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.adobe.scan.android&hl=ja&gl=US
【目次】
0:00 はじめに
0:41 日経電子版
2:37 dマガジン
4:12 Yahoo!リアルタイム検索
6:24 Google News
7:55 テレ東Biz
9:06 フラットトマト
10:47 muute
12:25 Notion
14:02 Google カレンダー
15:38 AdobeScan
この動画で使用しているBGMの提供元はElectro-Lightです。
Electro-Light - Is It You (Feat. Harley Bird)
https://www.youtube.com/watch?v=gmeod8qrVwM
~~~~~~~~~~~~
髪西のTwitter
https://twitter.com/kaminishi_01
髪西のインスタグラム
https://www.instagram.com/kaminishi_01/
エンディングテーマ
提供元:Electro-Light
Electro-Light - Is It You (Feat. Harley Bird)
https://www.youtube.com/watch?v=gmeod8qrVwM
~~~~~~~~~~~~
コメント欄は「有益な情報」や「見てもらいたい意見」を髪西自身が選別して公開しております。
ぜひ動画を見て感じた事や、自分の意見を共有していただければと思います。
※当サイトはAmazonアソシエイト・プログラムの参加者です。
pomodoro android 在 Yuka Ohishi Youtube 的最佳貼文
✨✨JOIN YUKA'S STUDIO✨✨
メンバーシップに加入すると、特別なバッジ・絵文字が使えるようになり、メンバー限定のDiscordチャットや、もくもくLIVEに参加できます!😊
https://www.youtube.com/channel/UC1JMhM9TJT7yMLx8ZtbDO8g/join
(iOS/iPadOS アプリからはメンバーシップのボタンが表示されないので、ブラウザか、Androidでご加入ください。)
🤔FAQ /よくある質問🤔
🔻What is Pomodoro? ポモドーロって?
Working in a cycle of focusing for 25 mins and resting for 5 mins. We'll be muted during the focus time!
25分の作業時間と5分間の休憩を繰り返します。作業時間中はマイクをミュートして集中しています。
🔻どうやって配信してるの?
以下の動画で詳しく紹介しています!
【ライブ配信のはじめ方】
Part 1 : はじめてのライブ配信 https://youtu.be/e7x4WWHjn84
Part 2: 一眼レフで高画質ライブ配信 https://youtu.be/ZxWogdVlFh4
Part 3: ゲーム配信 https://youtu.be/LQ1jf0AssQY
Part 4: インタラクティブなライブ配信 https://youtu.be/lzM-nUNoJbU
もくもく☁ Spotify Playlist
https://open.spotify.com/playlist/3SRrxUvGKtybZ0eN7xk8yx?si=HatFPIC3SUOslYwAnZz9KQ
もくもく☁ アーカイブプレイリスト
https://www.youtube.com/playlist?list=PLQh_X7U4VnXMRoJvEjQs6xb-692QpqU6E
✨✨配信機材✨✨
カメラ https://geni.us/tnl3
レンズ https://geni.us/GQRAR
キャプチャカード https://geni.us/wNfV
配信のやり方チュートリアル
https://www.youtube.com/playlist?list=PLQh_X7U4VnXONY_SODpI1OPYmJ8kBf5QD
✨✨Social✨✨
Twitter: http://www.twitter.com/yukaohishi
Instagram: http://www.instagram.com/0oyukao0
Podcast: https://geni.us/stillrendering
Website: http://blossomlink.me
いつもご覧いただきありがとうございます!😍
リンクには一部アフィリエイトになっているものがあります。
アフィリエイトリンクからご購入いただくと、皆さんへの追加負担はなく、私の活動の助けになるものです🙏