[sharing]
CÂU CHUYỆN XIN HỌC BỔNG TOÀN PHẦN TIẾN SĨ TỪ CỬ NHÂN!
#BachelortoPhD
Mặc dù phần lớn mình biết các bạn xin học bổng sau đại học là hướng Master by Coursework để đi làm, vẫn có 1 phần lớn nhiều bạn muốn tìm học bổng theo hướng Research. Nhân đây có bạn Nhật Minh trong group Scholarship Hunters viết 1 bài rất hay về kinh nghiệm đậu 9 chương trình Tiến sĩ ở nhiều nước khác nhau, trong đó bạn í chọn theo Swinburne - đại học mà các quán quân đường lên đỉnh Olympia theo học. Bạn í còn chia sẻ rất nhiều về học bổng trường và học bổng chính phủ nữa đó. Đọc và chia sẻ cho các bạn hứng thú về Research nhé ;)
_________________________________
chào các bạn,
nhận được đề nghị từ một số ace, hôm nay mình muốn chia sẻ câu chuyện đỗ học bổng của mình. sơ bộ về résumé của mình thì gồm các ý chính như sau:
1/ Học tập và chuyên môn:
12 năm học sinh giỏi: C1 trường làng, C2 Chu Văn An (GPA 9.0, rank 1), C3 Hóa 2 Ams (GPA 9.1, rank 1-2).
Tốt nghiệp cử nhân trường đại học Việt-Pháp (USTH) chuyên ngành khoa học vật liệu và công nghệ nano (GPA 15.48/20 tầm 3.65/4, rank 2).
Fellowship tới Boston (tài trợ bởi DPI) đi các trường MIT, Harvard và học hỏi một số start-up Việt tại đây.
Giải ba Hóa quận, nhì Olympic Ams, sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka, best poster in IWAMSN2016, ...
Là diễn giả ở hai hội nghị quốc tế lớn nhất về ngành vật liệu ở Việt Nam (IWAMSN2018, FMS & NANOMATA 2019).
11 công trình nghiên cứu khoa học (5 bài first/ corresponding author, 1 patent).
Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở, thành viên chủ chốt 2 đề tài cấp quốc gia và vài đề tài các cấp.
Junior Reseacher tại Viện Khoa học vật liệu (1.5 năm), Laboratories Manager tại TT phát triển công nghệ vật liệu tiên tiến (1 năm).
Research Assistant ở 5 phòng thí nghiệm khác nhau về 5 vật liệu khác nhau từ năm hai tới sau khi tốt nghiệp (trong viện Hàn lâm KH & CN).
2/ Ngoại khóa:
Founder/Head Admin Amsers' Family - group facebook, sân chơi on đầu tiên của Amser.
Founder/Leader/Cố vấn clb võ (Hanoi Ams Martial Arts Club), âm nhạc (Glee Ams), thiên văn (HAC), khoa học (PYHA - Physics & Youth Hanoi - Amsterdam & Society of Open Science & CSC - Chu Văn An Science Club), Science Tornado và thành viên ở nhiều clb khác ở trường Ams.
Leader clb âm nhạc USTH M&M Not Chocobeans, founder/admin hội Life in USTH, tổ chức gameshow và là thành viên hội sinh viên USTH.
Founder/Vice-President Hội tên lửa nước Việt Nam và admin ''Blue Sky"---Hội những người đam mê tên lửa nước(Water Rocket) và BTC/viết luật cho các cuộc thi tên lửa nước cho học sinh sinh viên ở Hà Nội và TP HCM.
Thành viên chính Hội Thiên Văn Nghiệp Dư Hà Nội (HAS), HAAC Thiên văn không khoảng cách, VietAstro.
BCH Đoàn Trung tâm Phát triển công nghệ cao.
Poster, Photo, Logo Designer/Video Editor ở khoa nano, phòng truyền thông và phòng R&D đại học USTH.
Content creator ở Học Viện Khám Phá và một số trường học, trung tâm STEM (hướng dẫn, lập giáo trình cho giáo viên và học sinh về tên lửa nước, thiên văn, thí nghiệm vui, etc.)
Tác giả bài viết khoa học cho thiếu nhi trên báo Khăn Quàng đỏ và một số fanpage khoa học.
Top 1 Dota LoD ở châu Á (vẫn còn tên trên bảng RGC), top 1 thế giới Herobots (game điện thoại), top 2 Boom, ...
Gym & Calisthenics, tham gia thi Sasuke Việt Nam - Không giới hạn
Founder/Admin Phong Thuỷ & Dự đoán học. (thời điểm 2010 đây là group đầu tiên và đông nhất về huyền học trên FB, mình là Admin chính, chuyên về mảng bói duyên xem tay, tử vi, dịch học).
Và nhiều các hoạt động khác như biên đạo, làm phim, vẽ logo, ghép nhạc, hội nghiện phim, wibu, chính trị, vân vân khác.
IELTS 6.5, tiếng Pháp đủ A2, tiếng Trung đủ đi chợ, sign language đủ tỏ tình.
sau 12 năm học sinh giỏi và luôn đứng đầu hoặc nhì lớp đồng thời giữ vai trò lớp phó học tập trong gần 10 năm với một số giải, mình nhận ra nó chả để làm gì cả. nhà mình cũng không khá giả, nên lúc đại học mình cố được học bổng để lo học phí. rồi tốt nghiệp cử nhân xếp thứ hai lớp và với một bài báo quốc tế Q1 đứng tên đầu và một patent, mình hăm hở apply vào Cambridge. kết quả là đỗ vào khoa nhưng tạch hai học bổng Gate Cambridge và Chevening (khoản này siêu phục chị Mimy Pham) thành ra cũng không có tiền mà theo học. apply Erasmus năm đó cũng tạch (nhưng bù lại năm sau đấy lại đỗ). sau nhờ chuyến đi sang Boston mấy tháng, học hỏi trao đổi trực tiếp 1v1 với nhiều giáo sư, anh chị làm PhD, giảng viên và CEO các startup, mình quyết định ở lại Việt Nam và không học lên nữa. do đó, mình không theo học bằng thạc sĩ mà quyết định đi làm để trải nghiệm và chốt được hướng đi đúng. bởi có rất nhiều người đỗ thạc tiến sĩ xong thất nghiệp, hay phát hiện mình học sai ngành và học thêm một hai cái bằng Master/PhD nữa. mình thấy cực kỳ tốn thời gian, tiền bạc và công sức. ở Cambridge theo thống kê ngành mình cũng chỉ có 3/100 tiến sĩ tốt nghiệp xong làm đúng chuyên môn thôi, kể cả tốt nghiệp trường rank 1 thì cũng chưa chắc kiếm việc dễ hơn rank 100.
trong ba năm đi làm ở nhà, vì rảnh nên mình apply thử Erasmus, Chevening, MEXT, DAAD, MITAC và gần đây là cả NZIDRS để xem thủ tục thế nào. và mình phát hiện ra là các học bổng chính phủ cho ít tiền hơn học bổng từ trường, cạnh tranh lại cao hơn nhiều, ràng buộc kinh bị mà yêu cầu viết luận nhiều quá thay vì tập trung vào chuyên môn chính. có quá nhiều điểm rơi ở các học bổng loại này, đỗ rồi chọn trường, trường rồi chọn ngành, ngành rồi chọn khoa, khoa rồi chọn thầy. không chắc là ông thầy cuối cùng mình rơi vào có hợp mình không nên đối với mình, kể cả có được học bổng, những năm học sau đó sẽ rất khổ vì không hợp tính người hướng dẫn, cũng như làm hướng mà bản thân thấy khó chịu. cho nên mình đổi sang hướng tiếp cận với giáo sư trước và điều này cho thấy kết quả khả quan hơn hẳn. giáo sư (mình thường contact trưởng khoa hoặc big boss ở university hoặc ngành đó) thường có chân trong hội đồng xét tuyển. như Erasmus thì mình nhờ thầy cũ viết mail giới thiệu cho bạn thầy là hội đồng nhận môn bên kia. hay ở một số trường như Nagoya hay Tohoku, giáo sư nhận đồng nghĩa với việc bạn được MEXT luôn. chưa kể nếu theo giáo sư chỉ dẫn, cơ hội được học bổng trường cao hơn hẳn mà còn có thể có thêm funding từ đề tài riêng của thầy. do có kế hoạch tạm dừng để học lên, mình bắt đầu nghiêm túc apply từ tháng 11 năm ngoái. từ sau thất bại ở Cambridge, mình phát hiện là mình quá chủ quan vào một chỗ nên lần này rải email tới 20 giáo sư top ngành thì 15 người phản hồi ưng với CV (khá bất ngờ vì mình không nghĩ tỉ lệ reply cao vậy, mình học thằng bạn mình rải hồ sơ đi 50 chỗ thì chỗ duy nhất nhận nó làm lại là NASA). mình tự đánh giá CV mình hợp để nộp ở tầm xếp hạng thứ 8-10 trường tốt nhất ở các nước lớn như Anh Úc Mỹ, còn các nước nhỏ hơn như Thái, Đài Loan và HongKong thì mạnh dạn top1 mà phang. bí quá tới tháng 1 mà không chỗ nào nhận thì gửi đi Hàn Nhật sau cũng được vì những nơi này rất dễ có học bổng nếu như bạn chăm chỉ và tay nghề tốt. lưu ý, mình apply thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ, không có bằng thạc sĩ mà bằng cử nhân mình lại chỉ có ba năm chứ không phải hệ bốn năm như Bách Khoa hay Sư Phạm (nên không được tính một năm cuối là tương đương với Master 1 hay Honour degree). cho nên mình bỏ qua châu Âu vì bắt buộc phải có thạc sĩ mới cho học lên, mà chưa kể toàn là master of philosophy, học tín chỉ với lên lớp nhiều quá mình ngại. ai đi làm lâu rồi sẽ hiểu, học thuật nhiều quá mình thấy phí thời gian cho nên mình ưu tiên thực chiến, tức là nếu là thạc sĩ thì phải là Master by Research hoặc Master of Engineering để có thời gian nghiên cứu nhiều hơn. ngoài ra, loại này có option nhảy lên PhD sau một năm học Master, là cái mình ưu tiên để tiết kiệm thời gian. lựa chọn chỗ để nộp hồ sơ cũng không có nhiều. mình cũng biết profile mình không phải quá xuất sắc, vì lên bậc tiến sĩ rồi, có cả những trường hợp học thêm bằng tiến sĩ nữa, rồi các anh chị hơn 30 tuổi với số công trình nghiên cứu khoa học siêu khủng kiểu gì cũng ăn đứt mình cho nên cái cốt lõi ở đây chính là phải kiểm tra độ phù hợp của bản thân với suất PhD mình nhắm tới, xem project có hợp mình không. giáo sư sẽ không nhận ông nào giỏi quá vì khó bảo, mà cũng ko kém quá vì khó hướng dẫn. bản thân mình cũng từng giúp sếp hướng dẫn cho mấy anh chị thạc tiến sĩ lúc ở cơ quan, cho nên rất hiểu tâm tư. do vậy, nếu bạn giỏi ở tầm giữa giữa và siêu hợp với project thì bạn hoàn toàn có cơ hội để nhận được sự gật đầu từ giáo sư, tức là gần như chắc chắn một vé đỗ học bổng của trường. như Saeroyi ế, sống phải có đức tin nên cứ tự tin là được👌
sau khi rải các trường ở HK, Thái, Anh, Úc, Mỹ, Canada, Iran, Ả rập, New Zealand, Đài Loan và Nhật (mình xin ko liệt kê cái ở Turkey và Brazil vì lý do nhạy cảm) thì tới tháng 2 mình được chín nơi bao gồm cả chỗ nhận học và cho học bổng. sở dĩ mình không apply hơn 15 chỗ là vì apply tầm PhD rất mệt, mỗi đơn là phải kèm theo một research proposal (2-10 trang) và PhD plan cho 3-5 năm, lại còn phải theo từng ông giáo sư từng ngành hẹp khác nhau. nói nôm na là như kiểu bạn phải chuẩn bị tài liệu thi 15 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Sử, Địa và vân vân trong một tháng vậy. mệt kinh dị.
mục tiêu apply học bổng, theo mình tiêu chí chính là phải thoải mái khi làm việc. mà thoải mái tức là lương ổn, giáo sư tốt và làm đúng hướng mình thích. ví dụ, như mình đỗ học bổng C2F của Chulalongkorn một tháng cho khoảng 40 củ VND với mức sống ở Bangkok vẫn dư dả hơn 2500 USD của NSCU tại Carolina, Mỹ hay 25000 TWD của NTU tại Đài Bắc cho mình. lương rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. rạch ròi như vậy nên khi đỗ tất cả các option mình lựa rất nhanh mà không lăn tăn, hoặc bỏ giữa chừng khi đang apply học bổng ở Dublin, Ireland và các trường ở Anh như Leeds, New Castle rồi ICL, họ cho ít ghê ngay cả khi đỗ full PhD scholarship. mình cũng không muốn học quá lâu, như ở Mỹ là 5 năm, hay một số trường ở Úc do mình chỉ có cử nhân ba năm nên phải học transfer từ master lên tầm 1 năm (tổng 4-4.5 năm). khó khăn duy nhất có lẽ là viết thư từ chối học bổng sao cho không mất lòng các giáo sư đã giúp đỡ mình tận tâm mà thôi. một ví dụ khá buồn cười là application form học bổng C2F của Chulalongkorn bằng tiếng Thái, thầy mình đã cực kỳ nhiệt tình cắt cử ra một sinh viên năm ba, một nghiên cứu sinh và một postdoc ngày đêm chat qua LINE để giúp mình đỗ bằng được (mình cũng học ké được tiếng rồi tự viết tên mình hehe) . hay học bổng ở Đại học KH & CN Iran cũng vậy, giáo sư contact mình trước qua LinkedIn vì ông ý thích bài báo của mình, đã cử một đội trợ giúp. ngay cả ở Úc, mình apply RMIT, Adelaide, Monash, UTS và Swinburne cũng giáo sư chỉ bảo tận nơi từng bước. ở New Zealand, mình cũng apply cả học bổng chính phủ và học bổng trường Massey và Auckland do giáo sư ở đây khuyến khích vậy để tăng khả năng đỗ. cho nên, mình còn dự tính apply cả học bổng Vingroup nữa nếu chẳng may chỉ nhận được admission offer. cơ mà may mắn trước tháng 4 là deadline nộp Vin và tháng 2 là open đơn cho hb chính phủ NZ, mình đã đỗ kha khá rồi và mình chốt Swinburne luôn vì cho học thẳng mỗi 3 năm, lương cao vãi (gấp 1.2-2.5 lần học bổng chính phủ nếu làm tốt industry project), giáo sư max nhiệt tình, hướng mình thích, ít bị ảnh hưởng bởi COVID (may mà tự phân tích tốt bởi data lúc ấy các nước âu mỹ ngang nhau mới chỉ có vài trăm ca, chưa toang) và nhất là họ đảm bảo một industry placement sau khi tốt nghiệp. chưa kể, đây chính là trường mà các nhà vô địch leo núi Olympia sang hằng năm (xuất khẩu lao động đi Úc là đây chứ đâu). ở Swin, PhD in Nanotechnology Engineering mà lại còn học kép thêm Graduate Certificate of Research and Innovation Management cũng ko quá tệ.
có lẽ học bổng trường ít được apply do các bạn lao vào học bổng chính phủ nhiều quá mà quên mất, hoặc thiếu support từ supervisor của mình. quy trình apply ở trường thường bớt rườm rà hơn hẳn, tập trung chuyên môn, không bị ràng buộc (phải về nước, phải làm chỗ này chỗ nọ, phải gánh nợ mấy năm), dễ bảo kê nếu giáo sư hịn và không đòi hỏi tiếng anh quá cao. như Swinburne thì mình 5.5 IELTS cũng được nhận. mình không có thành kiến gì với các bạn yêu thích ngôn ngữ Anh, nhưng ngay cả hồi đỗ Cambridge, IELTS mình cũng chỉ có 7.0 vừa xinh đủ mức trần mà thôi. thời gian cày tiếng anh chúng ta có thể học thêm nhạc cụ mới, chơi thể thao, làm thêm những cái khác để làm giàu CV hơn mà nhỉ. đặc biệt là kỹ năng viết mail, lúc đầu, lúc cuối nói chuyện với giáo sư rất quan trọng. và có lẽ bạn cũng nên tập chủ động tự apply từ đầu, apply kiểu này không thể qua bất kỳ agent hay trung tâm tư vấn nào. tự thân vận động thôi, kể cả visa sau đó, mình tin là khi mình cố gắng phấn đấu vì một cái gì đó, dù có trượt thì cũng sẽ nhận lại được nhiều kinh nghiệm sau này. thành công có được sẽ ngọt hơn rất nhiều.
trên đây là quan điểm riêng của cá nhân mình. cả quá trình này mình thấy bản thân rất may mắn khi có thể học tiến sĩ lúc 24 tuổi mà lại không cần bằng thạc sĩ, làm lại đúng sở thích về hướng công nghiệp chứ không phải nghiên cứu cơ bản nữa. mình mới nhập học mấy tuần thôi, sang Melbourne đúng hai ngày thì Úc đóng biên, hên ghê. hi vọng trong mấy ngày nghỉ covid này có thời gian viết note tử tế hơn, dài hơn, kể cụ thể profile chứ không vắn tắt như trên với từng câu chuyện riêng apply trượt và đỗ từng loại học bổng (thêm ảnh cap đầy đủ). tại mình viết lần đầu một mạch liền tù tì nên post này còn nhiều thiếu sót. mong các bạn thông cảm.
Nguồn: Đặng Nhật Minhchào các bạn,
nhận được đề nghị từ một số ace, hôm nay mình muốn chia sẻ câu chuyện đỗ học bổng của mình. sơ bộ về résumé của mình thì gồm các ý chính như sau:
1/ Học tập và chuyên môn:
12 năm học sinh giỏi: C1 trường làng, C2 Chu Văn An (GPA 9.0, rank 1), C3 Hóa 2 Ams (GPA 9.1, rank 1-2).
Tốt nghiệp cử nhân trường đại học Việt-Pháp (USTH) chuyên ngành khoa học vật liệu và công nghệ nano (GPA 15.48/20 tầm 3.65/4, rank 2).
Fellowship tới Boston (tài trợ bởi DPI) đi các trường MIT, Harvard và học hỏi một số start-up Việt tại đây.
Giải ba Hóa quận, nhì Olympic Ams, sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka, best poster in IWAMSN2016, ...
Là diễn giả ở hai hội nghị quốc tế lớn nhất về ngành vật liệu ở Việt Nam (IWAMSN2018, FMS & NANOMATA 2019).
11 công trình nghiên cứu khoa học (5 bài first/ corresponding author, 1 patent).
Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở, thành viên chủ chốt 2 đề tài cấp quốc gia và vài đề tài các cấp.
Junior Reseacher tại Viện Khoa học vật liệu (1.5 năm), Laboratories Manager tại TT phát triển công nghệ vật liệu tiên tiến (1 năm).
Research Assistant ở 5 phòng thí nghiệm khác nhau về 5 vật liệu khác nhau từ năm hai tới sau khi tốt nghiệp (trong viện Hàn lâm KH & CN).
2/ Ngoại khóa:
Founder/Head Admin Amsers' Family - group facebook, sân chơi on đầu tiên của Amser.
Founder/Leader/Cố vấn clb võ (Hanoi Ams Martial Arts Club), âm nhạc (Glee Ams), thiên văn (HAC), khoa học (PYHA - Physics & Youth Hanoi - Amsterdam & Society of Open Science & CSC - Chu Văn An Science Club), Science Tornado và thành viên ở nhiều clb khác ở trường Ams.
Leader clb âm nhạc USTH M&M Not Chocobeans, founder/admin hội Life in USTH, tổ chức gameshow và là thành viên hội sinh viên USTH.
Founder/Vice-President Hội tên lửa nước Việt Nam và admin ''Blue Sky"---Hội những người đam mê tên lửa nước(Water Rocket) và BTC/viết luật cho các cuộc thi tên lửa nước cho học sinh sinh viên ở Hà Nội và TP HCM.
Thành viên chính Hội Thiên Văn Nghiệp Dư Hà Nội (HAS), HAAC Thiên văn không khoảng cách, VietAstro.
BCH Đoàn Trung tâm Phát triển công nghệ cao.
Poster, Photo, Logo Designer/Video Editor ở khoa nano, phòng truyền thông và phòng R&D đại học USTH.
Content creator ở Học Viện Khám Phá và một số trường học, trung tâm STEM (hướng dẫn, lập giáo trình cho giáo viên và học sinh về tên lửa nước, thiên văn, thí nghiệm vui, etc.)
Tác giả bài viết khoa học cho thiếu nhi trên báo Khăn Quàng đỏ và một số fanpage khoa học.
Top 1 Dota LoD ở châu Á (vẫn còn tên trên bảng RGC), top 1 thế giới Herobots (game điện thoại), top 2 Boom, ...
Gym & Calisthenics, tham gia thi Sasuke Việt Nam - Không giới hạn
Founder/Admin Phong Thuỷ & Dự đoán học. (thời điểm 2010 đây là group đầu tiên và đông nhất về huyền học trên FB, mình là Admin chính, chuyên về mảng bói duyên xem tay, tử vi, dịch học).
Và nhiều các hoạt động khác như biên đạo, làm phim, vẽ logo, ghép nhạc, hội nghiện phim, wibu, chính trị, vân vân khác.
IELTS 6.5, tiếng Pháp đủ A2, tiếng Trung đủ đi chợ, sign language đủ tỏ tình.
sau 12 năm học sinh giỏi và luôn đứng đầu hoặc nhì lớp đồng thời giữ vai trò lớp phó học tập trong gần 10 năm với một số giải, mình nhận ra nó chả để làm gì cả. nhà mình cũng không khá giả, nên lúc đại học mình cố được học bổng để lo học phí. rồi tốt nghiệp cử nhân xếp thứ hai lớp và với một bài báo quốc tế Q1 đứng tên đầu và một patent, mình hăm hở apply vào Cambridge. kết quả là đỗ vào khoa nhưng tạch hai học bổng Gate Cambridge và Chevening (khoản này siêu phục chị Mimy Pham) thành ra cũng không có tiền mà theo học. apply Erasmus năm đó cũng tạch (nhưng bù lại năm sau đấy lại đỗ). sau nhờ chuyến đi sang Boston mấy tháng, học hỏi trao đổi trực tiếp 1v1 với nhiều giáo sư, anh chị làm PhD, giảng viên và CEO các startup, mình quyết định ở lại Việt Nam và không học lên nữa. do đó, mình không theo học bằng thạc sĩ mà quyết định đi làm để trải nghiệm và chốt được hướng đi đúng. bởi có rất nhiều người đỗ thạc tiến sĩ xong thất nghiệp, hay phát hiện mình học sai ngành và học thêm một hai cái bằng Master/PhD nữa. mình thấy cực kỳ tốn thời gian, tiền bạc và công sức. ở Cambridge theo thống kê ngành mình cũng chỉ có 3/100 tiến sĩ tốt nghiệp xong làm đúng chuyên môn thôi, kể cả tốt nghiệp trường rank 1 thì cũng chưa chắc kiếm việc dễ hơn rank 100.
trong ba năm đi làm ở nhà, vì rảnh nên mình apply thử Erasmus, Chevening, MEXT, DAAD, MITAC và gần đây là cả NZIDRS để xem thủ tục thế nào. và mình phát hiện ra là các học bổng chính phủ cho ít tiền hơn học bổng từ trường, cạnh tranh lại cao hơn nhiều, ràng buộc kinh bị mà yêu cầu viết luận nhiều quá thay vì tập trung vào chuyên môn chính. có quá nhiều điểm rơi ở các học bổng loại này, đỗ rồi chọn trường, trường rồi chọn ngành, ngành rồi chọn khoa, khoa rồi chọn thầy. không chắc là ông thầy cuối cùng mình rơi vào có hợp mình không nên đối với mình, kể cả có được học bổng, những năm học sau đó sẽ rất khổ vì không hợp tính người hướng dẫn, cũng như làm hướng mà bản thân thấy khó chịu. cho nên mình đổi sang hướng tiếp cận với giáo sư trước và điều này cho thấy kết quả khả quan hơn hẳn. giáo sư (mình thường contact trưởng khoa hoặc big boss ở university hoặc ngành đó) thường có chân trong hội đồng xét tuyển. như Erasmus thì mình nhờ thầy cũ viết mail giới thiệu cho bạn thầy là hội đồng nhận môn bên kia. hay ở một số trường như Nagoya hay Tohoku, giáo sư nhận đồng nghĩa với việc bạn được MEXT luôn. chưa kể nếu theo giáo sư chỉ dẫn, cơ hội được học bổng trường cao hơn hẳn mà còn có thể có thêm funding từ đề tài riêng của thầy. do có kế hoạch tạm dừng để học lên, mình bắt đầu nghiêm túc apply từ tháng 11 năm ngoái. từ sau thất bại ở Cambridge, mình phát hiện là mình quá chủ quan vào một chỗ nên lần này rải email tới 20 giáo sư top ngành thì 15 người phản hồi ưng với CV (khá bất ngờ vì mình không nghĩ tỉ lệ reply cao vậy, mình học thằng bạn mình rải hồ sơ đi 50 chỗ thì chỗ duy nhất nhận nó làm lại là NASA). mình tự đánh giá CV mình hợp để nộp ở tầm xếp hạng thứ 8-10 trường tốt nhất ở các nước lớn như Anh Úc Mỹ, còn các nước nhỏ hơn như Thái, Đài Loan và HongKong thì mạnh dạn top1 mà phang. bí quá tới tháng 1 mà không chỗ nào nhận thì gửi đi Hàn Nhật sau cũng được vì những nơi này rất dễ có học bổng nếu như bạn chăm chỉ và tay nghề tốt. lưu ý, mình apply thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ, không có bằng thạc sĩ mà bằng cử nhân mình lại chỉ có ba năm chứ không phải hệ bốn năm như Bách Khoa hay Sư Phạm (nên không được tính một năm cuối là tương đương với Master 1 hay Honour degree). cho nên mình bỏ qua châu Âu vì bắt buộc phải có thạc sĩ mới cho học lên, mà chưa kể toàn là master of philosophy, học tín chỉ với lên lớp nhiều quá mình ngại. ai đi làm lâu rồi sẽ hiểu, học thuật nhiều quá mình thấy phí thời gian cho nên mình ưu tiên thực chiến, tức là nếu là thạc sĩ thì phải là Master by Research hoặc Master of Engineering để có thời gian nghiên cứu nhiều hơn. ngoài ra, loại này có option nhảy lên PhD sau một năm học Master, là cái mình ưu tiên để tiết kiệm thời gian. lựa chọn chỗ để nộp hồ sơ cũng không có nhiều. mình cũng biết profile mình không phải quá xuất sắc, vì lên bậc tiến sĩ rồi, có cả những trường hợp học thêm bằng tiến sĩ nữa, rồi các anh chị hơn 30 tuổi với số công trình nghiên cứu khoa học siêu khủng kiểu gì cũng ăn đứt mình cho nên cái cốt lõi ở đây chính là phải kiểm tra độ phù hợp của bản thân với suất PhD mình nhắm tới, xem project có hợp mình không. giáo sư sẽ không nhận ông nào giỏi quá vì khó bảo, mà cũng ko kém quá vì khó hướng dẫn. bản thân mình cũng từng giúp sếp hướng dẫn cho mấy anh chị thạc tiến sĩ lúc ở cơ quan, cho nên rất hiểu tâm tư. do vậy, nếu bạn giỏi ở tầm giữa giữa và siêu hợp với project thì bạn hoàn toàn có cơ hội để nhận được sự gật đầu từ giáo sư, tức là gần như chắc chắn một vé đỗ học bổng của trường. như Saeroyi ế, sống phải có đức tin nên cứ tự tin là được👌
sau khi rải các trường ở HK, Thái, Anh, Úc, Mỹ, Canada, Iran, Ả rập, New Zealand, Đài Loan và Nhật (mình xin ko liệt kê cái ở Turkey và Brazil vì lý do nhạy cảm) thì tới tháng 2 mình được chín nơi bao gồm cả chỗ nhận học và cho học bổng. sở dĩ mình không apply hơn 15 chỗ là vì apply tầm PhD rất mệt, mỗi đơn là phải kèm theo một research proposal (2-10 trang) và PhD plan cho 3-5 năm, lại còn phải theo từng ông giáo sư từng ngành hẹp khác nhau. nói nôm na là như kiểu bạn phải chuẩn bị tài liệu thi 15 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Sử, Địa và vân vân trong một tháng vậy. mệt kinh dị.
mục tiêu apply học bổng, theo mình tiêu chí chính là phải thoải mái khi làm việc. mà thoải mái tức là lương ổn, giáo sư tốt và làm đúng hướng mình thích. ví dụ, như mình đỗ học bổng C2F của Chulalongkorn một tháng cho khoảng 40 củ VND với mức sống ở Bangkok vẫn dư dả hơn 2500 USD của NSCU tại Carolina, Mỹ hay 25000 TWD của NTU tại Đài Bắc cho mình. lương rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. rạch ròi như vậy nên khi đỗ tất cả các option mình lựa rất nhanh mà không lăn tăn, hoặc bỏ giữa chừng khi đang apply học bổng ở Dublin, Ireland và các trường ở Anh như Leeds, New Castle rồi ICL, họ cho ít ghê ngay cả khi đỗ full PhD scholarship. mình cũng không muốn học quá lâu, như ở Mỹ là 5 năm, hay một số trường ở Úc do mình chỉ có cử nhân ba năm nên phải học transfer từ master lên tầm 1 năm (tổng 4-4.5 năm). khó khăn duy nhất có lẽ là viết thư từ chối học bổng sao cho không mất lòng các giáo sư đã giúp đỡ mình tận tâm mà thôi. một ví dụ khá buồn cười là application form học bổng C2F của Chulalongkorn bằng tiếng Thái, thầy mình đã cực kỳ nhiệt tình cắt cử ra một sinh viên năm ba, một nghiên cứu sinh và một postdoc ngày đêm chat qua LINE để giúp mình đỗ bằng được (mình cũng học ké được tiếng rồi tự viết tên mình hehe) . hay học bổng ở Đại học KH & CN Iran cũng vậy, giáo sư contact mình trước qua LinkedIn vì ông ý thích bài báo của mình, đã cử một đội trợ giúp. ngay cả ở Úc, mình apply RMIT, Adelaide, Monash, UTS và Swinburne cũng giáo sư chỉ bảo tận nơi từng bước. ở New Zealand, mình cũng apply cả học bổng chính phủ và học bổng trường Massey và Auckland do giáo sư ở đây khuyến khích vậy để tăng khả năng đỗ. cho nên, mình còn dự tính apply cả học bổng Vingroup nữa nếu chẳng may chỉ nhận được admission offer. cơ mà may mắn trước tháng 4 là deadline nộp Vin và tháng 2 là open đơn cho hb chính phủ NZ, mình đã đỗ kha khá rồi và mình chốt Swinburne luôn vì cho học thẳng mỗi 3 năm, lương cao vãi (gấp 1.2-2.5 lần học bổng chính phủ nếu làm tốt industry project), giáo sư max nhiệt tình, hướng mình thích, ít bị ảnh hưởng bởi COVID (may mà tự phân tích tốt bởi data lúc ấy các nước âu mỹ ngang nhau mới chỉ có vài trăm ca, chưa toang) và nhất là họ đảm bảo một industry placement sau khi tốt nghiệp. chưa kể, đây chính là trường mà các nhà vô địch leo núi Olympia sang hằng năm (xuất khẩu lao động đi Úc là đây chứ đâu). ở Swin, PhD in Nanotechnology Engineering mà lại còn học kép thêm Graduate Certificate of Research and Innovation Management cũng ko quá tệ.
có lẽ học bổng trường ít được apply do các bạn lao vào học bổng chính phủ nhiều quá mà quên mất, hoặc thiếu support từ supervisor của mình. quy trình apply ở trường thường bớt rườm rà hơn hẳn, tập trung chuyên môn, không bị ràng buộc (phải về nước, phải làm chỗ này chỗ nọ, phải gánh nợ mấy năm), dễ bảo kê nếu giáo sư hịn và không đòi hỏi tiếng anh quá cao. như Swinburne thì mình 5.5 IELTS cũng được nhận. mình không có thành kiến gì với các bạn yêu thích ngôn ngữ Anh, nhưng ngay cả hồi đỗ Cambridge, IELTS mình cũng chỉ có 7.0 vừa xinh đủ mức trần mà thôi. thời gian cày tiếng anh chúng ta có thể học thêm nhạc cụ mới, chơi thể thao, làm thêm những cái khác để làm giàu CV hơn mà nhỉ. đặc biệt là kỹ năng viết mail, lúc đầu, lúc cuối nói chuyện với giáo sư rất quan trọng. và có lẽ bạn cũng nên tập chủ động tự apply từ đầu, apply kiểu này không thể qua bất kỳ agent hay trung tâm tư vấn nào. tự thân vận động thôi, kể cả visa sau đó, mình tin là khi mình cố gắng phấn đấu vì một cái gì đó, dù có trượt thì cũng sẽ nhận lại được nhiều kinh nghiệm sau này. thành công có được sẽ ngọt hơn rất nhiều.
trên đây là quan điểm riêng của cá nhân mình. cả quá trình này mình thấy bản thân rất may mắn khi có thể học tiến sĩ lúc 24 tuổi mà lại không cần bằng thạc sĩ, làm lại đúng sở thích về hướng công nghiệp chứ không phải nghiên cứu cơ bản nữa. mình mới nhập học mấy tuần thôi, sang Melbourne đúng hai ngày thì Úc đóng biên, hên ghê. hi vọng trong mấy ngày nghỉ covid này có thời gian viết note tử tế hơn, dài hơn, kể cụ thể profile chứ không vắn tắt như trên với từng câu chuyện riêng apply trượt và đỗ từng loại học bổng (thêm ảnh cap đầy đủ). tại mình viết lần đầu một mạch liền tù tì nên post này còn nhiều thiếu sót. mong các bạn thông cảm.
Nguồn: Đặng Nhật Minh
🚩 Nếu cả nhà cần chuẩn bị tốt nhất cho việc xin các loại học bổng, lớp tìm và apply học bổng HannahEd đã có lịch các lớp tháng 8, 9 đều học t7CN nên không lo trùng lịch đi học, đi làm mấy nhé: 8/8 và 12/09 nè.
Cả nhà nhận thông tin thì inbox page email hoặc điền link này https://goo.gl/cDZEa1 nhé.
Link hoàn tất thủ tục vào lớp cho bạn nào quyết luôn: https://goo.gl/uQJpHS
<3 Chúc cả nhà may mắn nha <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
Search