AIRFORCE 1 MID – Đứa con “bị lãng quên” của Không Lực Nike.
Đùa vậy thôi, chứ thực ra đúng là như thế đấy. Trong suốt giai đoạn 2019 và đầu 2020, Nike đang ra sức mang lại những đứa con đã làm nên tên tuổi và iconic nhất của mình trong lifestyle và thời trang đường phố - đó là gì, đó là Airforce 1 với các bản collab với Gdragon “Paranoise”, hay với Travis Scott.
Bên cạnh đó, chi thị trường đại chúng thì các phiên bản Nike AF1 cũng đang làm mưa làm gió với thiết kế đẹp mắt và màu sắc pantone hợp xu hướng. Nike Dunk SB cũng đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ sau phiên bản Offwhite Nike Dunk SB, Travis Scott và các phối màu đình đám hồi xưa. AirJordan 1s cũng tằng tằng ra và nhìn xem đi – Nike “có vẻ” khá yêu mến các bản Low, bản sneaker cổ thấp và những đôi Mid hình như đã bị đi vào quên lãng.
Đùng 1 cái, Comme Des Garcon trong runway A/W 2020 công bố sự trở lại “của Airforce 1 Mid với sự tiếp tục công trình hợp tác đầy chơi bời giữa 2 thương hiệu quyền lực CDG và Nike. Nhưng đáng nói hơn ở đây là, đứa con bị ghẻ lạnh của Không lực Nike – lại xuất hiện trong 1 runway lớn dưới cái tên của 1 thương hiệu lớn. CDG lúc nào cũng vậy, cũng muốn những đôi sneaker Nike xuất hiện trong các collection của mình một cách thời trang nhất và đồng thời cũng khá kén người đi nhất. Chúng ta có Comme Des Garcon x Nike Shox, CDG x Nike Air Presto Foot Tent…
(Có lẽ với những ai yêu giày sẽ nhớ Airforce 1 Mid khá ít các bản collab được nhiều người biết đến, thông thường sẽ là Supreme – phổ biến ở Việt Nam chắc bản AF1 MID Ricardo Tisci, còn ước mơ của mình là A Cold Wall Nike – bản High đầu tiên và giới hạn ở London chứ không phải low bán đầy ngoài thị trường đâu nhé).
Cùng trở lại về Airforce1 Mid – phiên bản Mid của AF1 được công bố và giới thiệu vào năm 1994, sau bản High và Low được debut trước đó 12 năm. Tuy nhiên, đối với thị trường đại chúng – thì có vẻ họ không khá “mặn mà” lắm với các phiên bản Mid này, vì nó được xem là “Signature shoes” của người da màu (Ở đây là rapper da màu) vào các giai đoạn cuối thập niên 90s.
Chúng ta có Wu-tang Clan, chúng ta có Jay-Z và các dân chơi da màu khác yêu thích mặc combo quần short thụng, áo jersey và một con AF1 Mid chiến.
Nhưng cũng giống như underground và streetwear vậy, Các đôi giày Nike Airforce 1 Mid gần như biến mất khỏi thị trường vào đầu những năm 2000s. Thời điểm đó là sự nổi dậy của các dòng retro-runner với Asics hay New Balance, do đó không chỉ riêng dòng Mid mà các bản low của Airforce 1 – đều “im hơi lặng tiếng” trên social cũng như mainstream.
Tuy nhiên, giai đoạn 2011 – có 1 cái tên đã mang cả dòng Airforce 1 trở lại đại chúng và đặc biệt là Airforce 1 Mid. Chính là không ai khác ngoài A$AP “Flacko” Rocky cùng binh đoàn A$AP Mob – nổi đình nổi đám với hit “Wild for the Night” cùng với Dj/Producer khét tiếng thời điểm đó Skrillex. A$AP Rocky đã hồi sinh “Không lực 1” Mid của Nike với việc sử dụng gần như 100% hình ảnh xuất hiện thời điểm đó cùng với đôi AF1 Mid. Thời tới vận tới, sự thay đổi về gu âm nhạc của gen Z với việc Rap trở thành thứ nhạc yêu thích nhất của thập kỉ đã mang sự quan tâm rất nhiều tới các rappers và outfit của họ. AF1 Mid đã không thành một đôi sneaker “Đậm mùi Gangster” mà trở thành đôi giày mà ai cũng nên có trong tủ giày của riêng mình. Chẳng thế mà sau sự thành công vượt trội của Nike x Vlone (A$AP Mob) bản low, bản thứ 2 luôn là các bản Mid màu đen (Nhưng do scandal của Bari nên Nike cắt hết hợp đồng rồi).
Với Sự bùng nổ của AF1 Mid thì các bản low cũng xuất hiện nhiều lên – những bạn nào chơi giày đã lâu, hẳn vẫn rất nhớ giai đoạn 2012 – 2013 Việt Nam khá ưa chuộng các đôi AF1 Low/Mid đen trắng và sở hữu nó như sở hữu Yeezy ngày nay vậy. Tiếp theo đó là cái sự collab mà là “Grailed” của khối thanh niên thời đó – Nike AF RT.
Airforce 1 lúc nào cũng vậy, đôi giày này càng beat càng đẹp. Nhưng so cho cùng, bản Mid vẫn khá kén người và cách ăn mặc hơn bản Low – đó cũng là lí do mà tại sao AF1 MID thường không được “Sủng ái” nhiều khi ra thị trường. Nhưng nếu bạn là 1 người có gu ăn mặc và sáng tạo 1 tí, nó sẽ là con dao sắc bén khiến bạn khác giữa 1 rừng AF1 low bây giờ.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
2000s rappers 在 Facebook 的精選貼文
VANS – từ vô danh trở thành thương hiệu footwear được yêu thích bậc nhất thế giới.
“Minh chứng cho việc GIẢN ĐƠN luôn trường tồn mãi mãi”.
Khỏi phải cần nói nhiều nữa – hẳn trong tủ mọi người ai cũng sở hữu một đôi Vans, ít thì một hai đôi, nhiều thì tới tận 05 06 đôi. Cơn sốt “Streetwear” khuynh đảo giới thời trang và đúng thời điểm đó, tại Việt Nam nổi trội lên đôi Vans Old Skool đen trắng đơn giản có thể fits mọi phối đồ. Hypebeast thì hẳn ai cũng nhớ collab Vans x FOG đình đám khiến mọi người mê muội với đôi Era. GIá cả rẻ, dễ dàng phối đồ - không quá khó để đi và luôn khiến người đi có 1 outfit clean và nhẹ nhàng nhất, Vans luôn là 1 lựa chọn tốt dành cho mọi người, từ các celebs – ngôi sao nổi tiếng – tới người thường nhất – là mình!.
Nhưng trước năm 2000s, Thương hiệu Vans chỉ là 1 thương hiệu cỏn con nằm ở California và chẳng ai biết tới. Vậy điều gì đã khiến thương hiệu này phát triển tới ngày nay với mức tài sản lên tới 3 tỉ dollars và nằm trong tủ giày của mọi nhà?
Điều này mang âm hưởng rất nhiều từ Rian Pozzebon và Jon Warren – người được mời về để tái thiết lại Vans khi vào thời điểm đầu năm 2002 – Vans còn chưa xác định được đôi giày nào là cốt lõi của mình và quan tâm đúng mức với nó (Đó là Slip-on, Old Skool và Authentic) giống như nhắc tới Converse người ta sẽ nhớ tới Chuck Taylor, Nike là Airmax, Jordan hay Adidas là Stansmith, SuperStar. Rian nói rằng “Nền tảng của classic đã có, đã tồn tại sẵn – chỉ là chưa được phát triển đúng mức hơn”. Vasn lúc đó chỉ có một số màu căn bản trong store của mình và chưa có sự đa dạng sản phẩm của mình.
Từ khi Rian và Jon vào – trọng tâm và tầm nhìn của Vans đã hướng tới một thứ mới hơn , phong cách đa dạng hơn. Nhưng cơ hội luôn đến cùng với khó khăn, khi mà làn sóng Skateboarding bùng nổ lên – Vans có nhiều lượng khách hang tiềm năng hơn nhưng đâu có dễ mà ăn được miếng bánh béo bở đó. DC và Osiris – những thương hiệu skate shoes sinh sau đẻ muộn cạnh tranh trực tiếp với Vans và khiến tỉ lệ tăng trưởng của Vans sụt giảm. Bên cạnh đó, thị trường vẫn rất ưa chuộng những đôi giày iconic như Nike Airforce 1 và Superstar Adidas khiến Vans gần như bị rơi vào sự quên lãng.
“CHỈ LÀ VANS CHƯA NHẬN THỨC ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA HỌ? DNA ĐÃ LÀM RA VANS”- JON WARREN.
Vậy giá trị cốt lõi của Vans là gì? Paul Van Doren đã thành lập công ty Van Doren Rubber tại California vào ngày 16/03/1966. Đây là 1 công ty footwear khác đặc biệt, vì ở đây giày được sản xuất tại chỗ và bán cũng trực tiếp luôn. Vans lúc đó, được chính Paul làm phần đế dày gấp đôi so với các đôi giày thương hiệu khác tại thời điểm đó – chính điều này đã làm cho những skaters chú ý đến độ bền của đôi giày Vans và độ bám của nó trên ván trượt. Hơn thế nữa đó chính là 1 văn hoá rất đường phố, không cửa hang cầu kỳ, mọi thứ đều trực tiếp. Cả Paul và con trai của mình, đều là những người hào sảng, phóng khoáng và nhiệt tình – điều này đã được các skaters đời đầu yêu thích và tin dùng Vans như cái cách tâm huyết mà cha con họ đặt vào đôi giày vậy).
Skateboarding, không ngoa khi nói rằng chính nền văn hoá này đã đưa Vans trở thành 1 trong những thương hiệu hùng mạnh nhất hiện nay. Vào thập niên 70s, 80s – skate là 1 trào lưu, một hiện tượng với các tên tuổi đi lên như Stacy Peralta, Tony Alva và Jerry Valdez. Vans nhận thấy đây là 1 cơ hội cho những đôi giày đế dày của họ - và đã thực hiện 1 bước khôn ngoan khi tặng những con người tài năng kia để “Thâm nhập” xa hơn và sâu hơn vào giới “Skater”.
Chính nhờ những con chim đầu đàn kia, Vans đã trở 1 kỉ nguyên mới, 1 hiện tượng, 1 đôi giày phải có của mọi skaters có mặt tại Mỹ thời điểm đó. Để tăng them tính bảo vệ, cổ giày được độn them để che đỡ phần mắt cá chân. Đây chính là khởi nguồn bùng nổ của Vans Old Kool – đôi giày tồn tại tới tận bây giờ. 1977 – phiên bản Vans với dải “Jazz” màu trắng thường thấy hiện nay – ra đời.
Vans rất tôn trọng các skaters và luôn đối xử rất tốt với họ - và điều đó đã khiến các skaters trung thành với Vans và lượng khách hàng của họ ngày càng nhiều và “Live for Vans, Die for Vans”. Tuy cộng đồng lúc đó còn nhỏ - nhưng chính Paul đã chia sẻ rằng “Không thể so sánh như NBA hay bóng chày, nhưng skaters rất trung thành và chúng tôi rất tôn trọng điều đó”.
Điều này đã thôi thúc Vans thả cửa cho các khách hang của họ design lên chính đôi giày của mình. Không đặt nặng nề quá về vấn đề thương hiệu, Vans cho phép các skaters tự trang trí đôi giày của họ (lên midsoles, lên upper). Sự đặc biệt của các đôi giày tự custome này còn là niềm cảm hứng của Vans cho các đợt sản xuất sau này. Nhưng sự tôn trọng và đường phố của Vans, khiến thương hiệu này gần gũi và ngày càng được yêu thích.
Nhưng – có 1 lần duy nhất. Vans đã đi trệch khỏi con đường của họ. Vans đã lấy lợi nhuận từ giá trị cốt lõi của mình – Skaters để đầu tư những mảng khác, bao gồm giày thể thao (Bóng chuyền và break-dance) và thua lỗ nặng nề. Vans đã 1 lần phá sản vào năm 1984 với khoản nợ khoảng 12 triệu đô được trả sạch vào năm 1987 – sau đó được bán cho ngân hang McCown De Leeuw vào năm 1988 – cũng chính là năm mà huyền thoại Skater (Được vinh danh bởi tạp chí Thrasher) được công bố hợp tác cùng Vans.
Trong các biến cố lớn của lịch sử và nền kinh tế của Mỹ, Vans cũng đã trải qua nhiều năm tháng thăng trầm lịch sử. Có thời điểm Vans lạc lối và ra những sản phẩm đi ngược với giá trị cốt lõi của mình khiến hình ảnh thương hiệu bị lu mờ. Đó cũng chính là lí do mà Rian và Jon góp mặt – khi tôn vinh những giá trị của Vans, những thứ đã tạo nên văn hoá của thương hiệu cùng các chiến lược kinh doanh nhằm đánh thẳng vào lượng khách hang trẻ mới với cụm từ “Exclusive”.
Vault ra đời với sự retro cùng các điểm mới – đi kèm với chất liệu tốt hơn và bền hơn cho người dùng, đặc biệt là skaters. Chính sự trở lại với những keycores để duy trì giá trị cũng như đưa thêm các yếu tố mới và không quên quá khứ của mình “Vans for the Skate” đã khiến Vans trở lại một lần nữa.
Vans quyết định mở rộng, nhưng lần này là quần áo và các phụ kiện liên quan – nhưng lần này, để tránh mắc sai lầm, Vans vẫn bám vào Basic và những thứ liên quan đến Skaters nhiều hơn. Những chiếc tee rộng, quần trouser, backpack và kính râm – khiến những skaters mê Vans có thể mua nguyên 1 outfit của họ với đôi giày V của mình – với giá cả rất hợp lí.
Cùng với đó – thời điểm của streetwear cùng nền văn hoá hiphop, đường phố lên ngôi – các rappers da màu và các celebs sinh ra từ giai đoạn 90s 2000s đã thấm nhuần văn hoá Skaters và họ luôn ưa chuộng 1 brands có tuổi đời lâu hơn các brands khác như Vans (Background quan trọng lắm chứ lị). Thế là Vans ngày càng phát triển, song song với nó là các collabs đình đám để chiều long một lượng người mua mới hơn, rộng hơn và high key #Hypebeast hơn.
Bằng cách thức tập trung vào DNA của Vans, Jon và Rian Pozzebon đã dẫn dắt Vans thực hiện một cú chuyển mình kinh ngạc. DC giờ ai còn nhớ không hehe? Nhưng Vans thì khác, thương hiệu này đã trở thành một phần của nền văn hoá Mỹ, mang tính biểu tượng của skateboarding và luôn là sự lựa chọn yêu thích của nhiều người nổi tiếng. Kể cả những người không quan tâm đến fashion, sành mặc đồ thì Vans luôn là best choice của họ. Đây chính là minh chứng cho việc BASIC/SIMPLE lasts forever.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
2000s rappers 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
HIPHOP LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUỒN GỐC CỦA STREETWEAR – NHƯNG STREETWEAR KHÔNG PHẢI LÀ HIPHOP.
Đúng vậy, trong thời gian gần đây có rất nhiều bài báo nêu lên một cuộc tranh cãi “Về việc ăn mặc của sinh viên Đại Học V”. Bỏ qua việc các bạn ăn mặc “Đẹp” hay “Không đẹp” (Hôm qua mình có một bài nói về việc mặc trong học đường rồi ấy) – hãy nói đến sự “không đúng lắm” khi các kênh truyền thông “lầm tưởng” về phong cách mà các bạn đang mặc. Và như các bạn có thể thấy, từ “Hiphop” được xài như một keyword để miêu tả cho outfit các bạn đang mặc.
Không đủ - hoàn toàn không đủ, nếu không nói là sai. Ngay cả những bạn trẻ đã chơi thời trang đường phố một thời gian khoảng từ 1- 2 năm cũng chưa chắc đã rõ về “Hiphop” và “Streetwear”. Huống chi là những người không nằm trong cộng đồng này, họ sẽ có cái nhìn sai lệch về hai khái niệm trên và thông qua bài viết, sẽ đánh đồng với nhau. Khi mà nhà đài đã link vào 2 cơn sóng thổi bùng rap thành popculture tại Việt Nam là “RapViet” và “KingOfRap”, đẹp thì không sao – nhưng thử ăn mặc không hợp lí thì chắc chắn sẽ có những comment như sau:
“ Hip với chả Hop. Lố lăng”
“Hiphop gì ăn mặc như thằng dở hơi”
Việc văn hóa “Hiphop” bị đổ tội một cách oan ức như thế, mình không cam lòng. Mà ngay cả những bạn xuất hiện trong bài báo đó một cách vô tình (Không phải các bạn ấy cố ý nhé) thì cũng chẳng phải là thuần hiphop nữa. Thế thì công sức xây dựng văn hóa hiphop cũng như cách ăn mặc đi theo từng mảng trong hiphop OG và tân thời như breakdance, Graffiti, Skateboarding sẽ bị “đánh đồng” à. Hẳn những anh/chị hoạt động mạnh về hiphop – sẽ phải rất bận tâm về cái cách dùng từ vô tội vạ của những người không đến từ đường phố kia.
Đầu tiên, mình khẳng định luôn là cái thời trang mà các bạn trong hình mặc không phải là phong cách “Hiphop” mà hãy liệt vào “Streetwear/Streetstyle” hay “Thời trang đường phố”. Trong case này, hiphop không có tội gì để mà bị gọi tên như thế.
Vậy ranh giới nó là gì?
Như tiêu đề, Hiphop là một trong những nguồn gốc của streetwear – Nhưng Streetwear không phải là hiphop. Hãy nghĩ đơn giản rằng, Streetwear là gì – là wear (Mặc/quần áo) trên Street (Đường phố). Vậy thì mặc trên đường phố sẽ khác mặc trong một không gian bó buộc như studio, office/văn phòng hay class/lớp học chứ. Đường phố mà – đường phố tự do tự tại. Vậy Streetwear là tất cả những gì chúng ta đang mặc trên đường phố này. Thoải mái, không đỗi cầu kỳ mang tính cá nhân và trông thật thời trang (Theo mindset của riêng mỗi người).
Vậy tại sao bài báo kia lại nhầm lẫn?
Đó là vì có thể xem hiphop là cội rễ của streetwear. Vào những thập niên năm 1980s, khi mà thời trang lúc đó thịnh hành chính là high-end hay haute couture. Sự cầu kỳ và chi tiết ăn vào máu của giới fashion, lúc đó “Fashion” nghĩa là “Văn hóa xa xỉ dành cho bậc trung lưu, thương lưu”. Thì tại đây, một countercultures – một làn sóng văn hóa phản văn hóa trỗi dậy. Nó đền từ graffiti, hiphop, skateboarding và surf.
Cái phản văn hóa này đến từ những người trẻ, thích hoạt động ngoài trời và làm những thứ “Streetart” hơn là việc cầu kì quá nhiều trong thời trang. Họ đơn thuần là chỉ mặc những chiếc tees, hoodie in slogan/biểu ngữ của họ. Đúng vậy – mình đang nhắc tới tượng đài của thời trang đường phố đó, Shawn Stussy – founder của Stussy. Dapper Dan – huyền thoại của streetwear bây giờ nói riêng và văn hóa hiphop nói chúng, trong công cuộc chế giễu những thương hiệu thời trang lớn bằng cách tạo ra các sản phẩm Parody đã tạo nên một cơn sốt tại Harlem, NewYork. Từ đó, các rappers hay các nghệ sĩ Hiphop dưới vai trò quan trọng của Dapper Dan dần có phong cách riêng của mình và xuất hiện đầy rẫy trên các nẻo đường của NYC. Streetwear dần dà phát triển.
Tại mặt trận Châu Á – khi Dapper Dan là niềm cảm hứng thì tại đây Hiroshi Fujiwara, Nigo và Jun Takahashi lại lập nên một đế chế đường phố của riêng mình.Với Nowhere thì Nigo đã chế tạo thành công đứa con đậm đường phố mang tên A Bathing Ape mà mình đã viết rất nhiều lần.
Như một ngọn lửa cháy âm ỉ, streetwear dựa trên nền tảng những gì mình vừa nêu lên “đốt dần” và thay đổi từ từ văn hóa đại chúng. Từ Thời trang, âm nhạc, nghệ thuật – tất cả, được thúc đẩy bởi không chỉ những người trong hiphop mà những nghệ sĩ khác. Các bạn có nhớ tới Andy Warhol không ? Cha đẻ của PopArt, và cảm hứng đó đến từ đâu – từ đường phố. Cho nên nhiều brand fashion sau này lấy cụ Andy và những tác phẩm của cụ làm sản phẩm thời trang, tính đường phố đậm đầy trong đó. Từ slogan, hình ảnh biểu ngữ, văn hóa đương đại trong đó. Tất cả gộp lại – thành “Streetwear”.
Trước giờ, quy chuẩn của ngành công nghiệp thời trang và chuỗi dây chuyền liên ứng đi theo một đường tên chỉ xuống. Nghĩa là CEO muốn gì, fashion designer làm theo và sáng tạo – sản xuất sản phẩm, chạy runway, thuyết phục người mua và tạo xu hướng. Streetwear thì làm ngược lại, cộng đồng muốn gì thì tao sẽ làm thứ đó để thể hiện tiếng nói dân chủ, tiếng nói của cộng đồng.
Giai đoạn 1990s – 2000s, thị trường có tiếng nói riêng hơn, người ta – đặc biệt là giới trẻ ngày càng có cá tính mạnh mẽ và nêu lên cái tôi của họ. Những cách tổ chức thời trang truyền thống vẫn tổ chức, vẫn hiệu quả nhưng cũng chỉ gói gọn trong giới trung lưu/thượng lưu. Internet xâm nhập, ý kiến của thị trường ngày càng trở nên mạnh mẽ - trở thành chủ động chứ không phải bị động.
Từ đôi giày, cái quần, cái áo – những thương hiệu streetwear mang âm hưởng của văn hóa hiphop phát triển mạnh. Như Stussy, Supreme, Bape, Palace đi một đường mũi tên chỉa thẳng lên trời làm những gã nhà giàu hoảng loạn. Họ cảm thấy khách hàng giờ yêu thích streetwear hơn cho nên đó cũng là một phần lí do vì sao mà chúng ta có collab Supreme x Louis Vuitton, Virgil Abloh trở thành menswear designer của LV mà vốn dĩ ông là một kẻ tay ngang và khởi hành cũng streetwear. Những gã buôn đã nhận thấy miếng bánh béo bở này mà nhúng tay vào, thế là chúng ta được “Streetwear” trở thành một văn hóa đại chúng, một từ để miêu tả fashion 2017-2018 nhưng cũng làm phức tạp về “Streetwear” hiện tại.
Có thể chia bao gồm 4 mục chính như sau:
1. Original Streetwear. Như những gì họ đã, đang và vẫn làm. Sản phẩm thời trang của họ đúng nghĩa từ những ngày streetwear manh nha. Đơn giản, dễ mặc, slogan biểu hiện.
2. Sportwear. Yeah, các bạn có thể đọc thêm về athleisure của mình
3. Nửa chừng xuân. Một khoảng ngách khi mà những designer muốn sản phẩm của họ vừa đường phố mà trông lại sang (Virgil/Offwhite) hay (Demna/Vetements/Balenciaga) (Gosha Rubchinsky).
4. Luxury. Khi mà những thương hiệu nhúng tay vào làm streetwear (Tiêu biểu là Gucci giai đoạn đầu).
Do đó, bức tranh streetwear hiện tại khá hỗn loạn và đa dạng. Nó không phải là Hiphop mặc dù Hiphop là nguồn rễ của mọi chuyện. Cho nên các bạn đừng đánh đồng nhé.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
2000s rappers 在 200 Rap fits ideas - Pinterest 的推薦與評價
All Things Aaliyah (Mostly) on Instagram: “ #Aaliyah #Missdanahaughton”. More information. Hip Hop Fashion · 2000s Fashion. ... <看更多>
2000s rappers 在 7 Forgotten Rappers of the 2000s - YouTube 的推薦與評價
... <看更多>