#ApplyQuote Chia sẻ kinh nghiệm du học ở Bỉ & Pháp
Bạn Thu Le trong group Scholarship Hunters đã chia sẻ cực kì chi tiết về việc apply du học tại Bỉ 🇧🇪 , Pháp 🇫🇷 cũng như kinh nghiệm sống và làm việc ở châu Âu của mình. Các bạn nào quan tâm thì đọc ngay bài viết siêu hay ho dưới đây nhé! Bạn ý cũng là cựu học sinh lớp học bổng HannahEd mới có thêm học bổng toàn phần chính phủ Đan Mạch vừa sang lại châu Âu học tuần này đó ❤️
——-
Mình học cử nhân BBA tại KU Leuven Bỉ và sau đó đc trg chọn học thêm IBBA tại KEDGE Pháp theo ctr Double Degree 4 năm 2 bằng ĐH (Mình là ng đầu tiên cũng là duy nhất tham gia ctr này cho đến thời điểm hiện tại). Trước khi học BBA tại KUL thì mình học ISB-UEH hệ Western Sydney University đc 1 năm, trong tgian này mình tự học thêm SAT và tham gia thêm mấy hđnk để improve application. Mình tn trg chuyên tỉnh lẻ GPA 8.9-9.0-9.1 và có giải HSGQG môn t. Anh và IELTS 7.5.
1️⃣ Tại sao mình chọn Bỉ 🇧🇪 ?
Thật ra nhà mình hướng đi Úc vì có ng thân bên đó nhưng cá nhân mình thấy du học Úc đắt và ko biết liệu học xong có thể xin việc ở lại để bù khoản tiền đấy ko. Nên mình đã chọn Châu Âu. Cộng thêm từ cấp 2 mình đã học thêm t. Pháp nên cũng muốn học ở French-speaking country để trau dồi thêm. Sau khi nghiên cứu thì mình chọn học ctr BBA dạy bằng tiếng Anh ở KUL (70% vì ranking - năm đấy trg rank #35 tgioi theo The Higher Education, 20% vì location của trg ngay tại Brussels trái tim của EU dễ du lịch, mtrg international và có nhiều job opportunities, 10% vì dân Bỉ nói t. Anh rất ok ko như dân Pháp và curriculum chỉ có 3 NĂM lại nhìn khá toàn diện, kiểu học mỗi thứ 1 tí rất hợp vs đứa chưa định hướng đc major như mình 😂)
Link ctr BBA dành cho bạn nào muốn tham khảo thêm:
https://feb.kuleuven.be/eng/prospective-students/bachelor-of-business-administration (Overall info)
https://onderwijsaanbod.kuleuven.be//opleidingen/e/SC_53266472.htm (Curriculum)
Entry requirements:
Tn cấp 3, IELTS 6.5 (ko có skill nào dưới 5.5) hoặc TOEFL 90, SAT Math 530 hoặc 570 trở lên cho fast admission track, ACT 21 hoặc 23 trở lên cho fast admission track
Học phí: 1750 EUR (tầm 48tr VNĐ)
📍 Câu hỏi mình hay nhận đc là trg có xét điểm tổng ko hay là điểm em vừa đủ thì có đc nhận ko hay nên càng cao càng tốt? --> Với kinh nghiệm làm student ambassador và guide bao nhiêu svien VN vào KUL mấy năm nay thì mình khẳng định là nếu bạn vừa đủ điểm như ycau IELTS 6.5 + SAT Math 530 (trg ko xét điểm tổng đâu) thì bạn auto đc nhận nhé. Dù ranking trg cao nhưng quan điểm của Bỉ là education is for everyone nên đầu vào rất dễ, as long as you meet the entry requirements. Giáo dục của Bỉ theo kiểu đào thải dần, nếu bạn ko siêng năng và ko pass đủ credits thì sẽ ko đc học tiếp. That's why lớp mình năm đấy vào tận >300 bạn nhưng đến cuối cùng chỉ tn đúng tgian tầm 30 bạn (có bạn đã bị trg expell, có bạn đúp lớp, có bạn transfer sang hệ UAS - hogeschool, có bạn chuyển trg luôn)
Năm nay trg có thêm ngành mới là Bachelor of Science in Business Engineering https://feb.kuleuven.be/eng/prospective-students/bachelor-of-business-engineering/overview --> bạn nào là dân Kĩ thuật nhưng vẫn muốn có kiến thức nền về Kinh doanh có thể tham khảo ctr này 😉
📍 Học xong BBA làm gì?
Đa số các bạn sẽ chọn học lên tiếp 1 năm MBA (Master of Science in Business Administration, not professional MBA) với tầm 12 specializations như Finance, Marketing, Strategy, Logistics, International Relations, Information System (ngành này dễ kiếm việc hơn các ngành còn lại✌️) etc. vì BBA khá là chung. Cộng thêm ở Bỉ mng đều tn Master rồi mới bắt đầu xin việc. Kiểu như đây là 1 việc rất tự nhiên ấy 😁
Một phần nhỏ khác sẽ đi làm như mình, nhưng sẽ về nước làm vì Bỉ rất rất coi trọng bằng cấp. Nhưng mình vẫn apply đc chương trình MA của Citibank (Management Trainee) nên du học Bỉ cũng ko hẳn lỗ nhỉ? 😜
2️⃣ Chuyển tiếp sang Pháp 🇫🇷 học Double Degree và đi làm tại Paris
Sau 2 năm học thì mình có option đi exchange vào năm 3 hoặc đi Double Degree (năm đấy thì mới có ctr này lần đầu). Mình đc chọn đi exchange tại Peking University 🇨🇳 và học Double Degree tại KEDGE bên Pháp. Mình đã rất băn khoăn vì exchange thì 1 sem sẽ về là học thêm 1 sem nữa sẽ tốt nghiệp và lên MBA luôn. Trong khi Double Degree thì mình phải học thêm 3 sem và đi làm 6 tháng. Nhưng cuối cùng mình đã chọn đi Pháp, dù vô cùng thích Bắc Đại, vì mình biết thứ mình thiếu trên CV lúc ấy là kinh nghiệm làm việc và chỉ có học Double Degree mình mới có thể đi làm mà job market ở Pháp lại dynamic hơn Bỉ rất nhiều. (Plus, nếu trong trg hợp sau này về VN thì ít ra du học Pháp có tiếng hơn dh Bỉ, và còn có thể xin Working Holiday Pass ở Sing nữa)
Ở Pháp mình học tại KEDGE - 1 business school rank #2 ngành IBBA (https://student.kedge.edu/programmes/international-bba/curriculum) và ko hề trả hphi (trong khi các bạn bthg sẽ trả tầm 10kEUR/ năm) trong khi đc học 1 curriculum vô cùng practical (E-Business, Digital Marketing, Luxury Strategy, Chinese Business, etc.) mà còn đc ăn ké corporate network siêu xịn của trg 🤩 Lúc ở Pháp mình còn đc làm 1 start-up chuyên về parfum ở Entrepreneurship Hub của trg và gặp rất nhiều bạn quốc tế (mang tiếng học ở Pháp nhưng lớp mình chỉ có 1 ng Pháp, còn lại đều là các bạn học Double Degree từ Mỹ/ Ireland/ UK/ TBN/ Đức/ Nga chả khác gì học ở English-speaking country nhé 👏) Trong tgian này mình còn đc nhận Erasmus+ grant nên tính ra ăn ở rẻ hơn bên Bỉ khá nhiều.
Hết 3 sem ở Pháp, mình khá stress vì phải tìm internship abroad, outside Việt Nam và Bỉ. Ở Pháp thì mình ko tự tin lắm vì tiếng Pháp ko sõi nhưng nhờ network của trg, mình đã land 1 offer tại Euler Hermes (Allianz Group) tại Paris và 1 offer tại Singapore (mình tự tìm). Mình quyết định lên Paris làm internship vì lương cao hơn, lại có housing allowance từ Chính phủ nên sẽ sống thoải mái hơn. Bạn nào cần các database tìm jobs tại Pháp và Singapore 🇸🇬 có thể inb mình share nhé.
🍀 Góc qcao nhỏ cho cty cũ: Euler Hermes tại Paris là headquarter luôn nên cviec mình làm rất nhiều và đa dạng, mỗi ngày đều làm với các regional managers từ Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Anh, Bắc Âu, Bắc Mỹ và APAC để cùng manage các customer transformation projects. Tgian ở đây mình đã học đc rất nhiều kiến thức mà khi pvan với Citibank các Heads đều rất impressed và highly appreciated. Vì là HQ nên Euler Hermes có nhiều job offers tiếng Anh lắm nên bạn nào sau này có tìm việc ở Pháp mà t. Pháp hạn chế thì keep EH in mind nhé 😁
3️⃣ Chi phí ăn ở
🇧🇪🇧🇪🇧🇪 Leuven - Mấy bạn lưu ý dùm mình là chỉ mang tính tham khảo nha, vì mình rời Bỉ cũng 2 năm r ah
Dù học ở Brussels nhưng mình ở Leuven (cách Brussels 30' đi tàu cực nhanh) vì giá cả rẻ hơn
🏠Tiền nhà: ~250EUR (trong khi ở Brussels tầm ~350EUR trở lên)
🚉Tiền đi lại: Thẻ bus năm 50EUR (đi khắp vùng Flanders), thẻ tàu zone Leuven - Brussels tầm 20EUR/ tháng
🍱Tiền ăn: ~20-25EUR/ tuần nếu tự nấu (khuyến khích đi Colruyt và Lidl thay vì Carrefour hay Delhaize nếu muốn tk tiền nhé), 1 bữa ăn ở trg tầm 5EUR --> Tổng 1 tháng tự nấu tầm 100EUR, nếu ăn ngoài thì 200EUR nhé
📱Tiền điện thoại: 15EUR/ tháng
💳Chi phí phát sinh khác (shopping): ~100EUR
➡️ Tổng chi phí ăn ở 1 tháng: 450EUR trở lên (Mình hồi đó dùng tầm 350EUR thui vì mình toàn ở nhà tự học ít lên lớp :)))
🇫🇷🇫🇷🇫🇷 Marseille - nơi mình học
🏠Tiền nhà: 360EUR, nhà nước trợ cấp 210EUR (bạn dhs nào cũng đc, ít nhiều tùy điều kiện chỗ bạn ở, vùng bạn sống và thu nhập của bạn) còn 150EUR
🚉Tiền đi lại: 18.3EUR/ tháng (bus, tram, train, v.v)
🍱Tiền ăn (mình ở trg nhiều nên ăn trong canteen là đa số): 50EUR/ tuần
📱Tiền điện thoại: 15EUR/ tháng
💳Chi phí khác: ~100EUR
➡️Tổng chi phí ăn ở 1 tháng: 480EUR trở lên (mình có thêm Erasmus grant cover nữa nên chẳng còn bao nhiêu)
🇫🇷🇫🇷🇫🇷 Paris - thành phố hoa lệ nơi mình làm
🏠Tiền nhà: 480EUR (chính phủ trợ cấp tầm 110EUR tùy vùng như đã nói) còn 370EUR
🚉Tiền đi lại: 350EUR/ năm (tất cả 5 zones toàn Paris) - cty trả 50%, vùng mình ở trả thêm 50% --> 0 đồng :))
🍱Tiền ăn: lúc còn đi làm ở cty 20EUR/ tuần vì tiền ăn cty cũng trả :)), lúc lockdown wfh thì mình ăn 40EUR/ tuần
📱Tiền điện thoại: 15EUR/ tháng
💳Chi phí khác: 100EUR
➡️ Tổng chi phí ăn ở 1 tháng: 675EUR (Mình đi thực tập có lương 1200EUR gross nên cover hết đc khoản này và còn dư cũng kha khá)
Post của mình cover vài điểm chính mà các bạn hay hỏi như trên. Nếu bạn nào còn câu hỏi nào khác có thể cmt hoặc inb mình nhé ☺️
P/s: Nếu mng muốn học hỏi knghiem làm sao để highlight bộ hồ sơ xin học bổng (và cả job) của bản thân thì có thể hỏi chuyên gia Hoa Dinh nha 😉 C Hoa mát tay và có tâm lắm luôn í, biết gì là nhiệt tình share hết ko giấu nghề tí nào 🥰
Link gốc bài viết: https://www.facebook.com/groups/scholarshiphunter/permalink/2773883066202400/
❤ Tag và chia sẻ bài viết đến bạn bè em nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有16部Youtube影片,追蹤數超過3,070的網紅Bob Tuan Nghia,也在其Youtube影片中提到,Thông tin về chương trình được mô tả rất đầy đủ và chi tiết tại trang web chính thức của trường: https://onderwijsaanbod.kuleuven.be/opleidingen/e/CQ_...
「ku leuven」的推薦目錄:
- 關於ku leuven 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於ku leuven 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於ku leuven 在 台灣智慧型紡織品協會Taiwan Smart Textiles Association - tsta Facebook 的最佳解答
- 關於ku leuven 在 Bob Tuan Nghia Youtube 的最佳解答
- 關於ku leuven 在 Bob Tuan Nghia Youtube 的最佳貼文
- 關於ku leuven 在 李黎哈哈LilyHaha Youtube 的最讚貼文
- 關於ku leuven 在 KU Leuven - 首頁 | Facebook 的評價
- 關於ku leuven 在 KU Leuven (kuleuven) - Profiel | Pinterest 的評價
ku leuven 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
#HannahEdSuccessfulStory ĐẠT HỌC BỔNG MỸ KHI CHƯA TỐT NGHIỆP?
Bài hơi dài nhưng đọc hoài không chán, cả nhà share, lưu lại liền nhé.
Xin chào mọi người, mình là Nguyệt Anh. Mình hiện đang là sinh viên năm cuối học Microbiology tại University of Sheffield (UK). Vừa rồi thì mình có nhận được offer làm PhD ở Pennsylvania State University. Mình đã từng học lớp apply học bổng của chị Hoa Dinh và mình biết có nhiều bạn rất quan tâm đến apply học bổng ở Mỹ. Hôm nay mình xin phép chia sẻ một vài trải nghiệm riêng của bản thân trong quá trình apply PhD, đặc biệt là cách mình viết SOP để cải thiện được điểm yếu là không có publication và không có nhiều hoạt động ngoại khóa. Mong là bài viết sẽ giúp đỡ các bạn 😃
1. Background:
- Về GPA: Tại thời điểm nộp hồ sơ thì mình chỉ có điểm năm nhất và năm hai (và trong đó điểm năm nhất không tính vào degree). Thời điểm mình nộp hồ sơ thì điểm của mình là first class, tương đương 4.0 ở Mỹ.
- Về chứng chỉ tiếng Anh và các bài thi chuẩn hóa: Mình được miễn nộp chứng chỉ tiếng Anh vì sẽ tốt nghiệp đại học ở UK. Những program mà mình apply đều không yêu cầu điểm GRE.
- Về kinh nghiệm nghiên cứu: Tại thời điểm nộp hồ sơ mình không có publication nào cả. Về kinh nghiệm nghiên cứu ngoài giờ học thực hành trên lớp, mình đã có cơ hội làm trong phòng lab ở Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Trong quá trình này mình có tham gia vào một dự án của một nghiên cứu sinh ở đại học KU Leuven (Bỉ) được thực hiện tại Việt Nam.
Về hoạt động ngoại khóa: Mình có là committee member ở hội sinh viên Việt Nam, có làm tình nguyện ở charity shop và một dự án dạy STEM cho học sinh cấp 1.
2. Quá trình apply PhD ở Mỹ
- Bước đầu tiên là xác định kỹ mình có muốn làm PhD không. Làm PhD là một quá trình dài mà cần phải có niềm yêu thích thì mới gắn bó và hoàn thành được. Theo mình thì trước khi apply bạn nên nhìn lại bản thân và nghe kinh nghiệm làm PhD của những anh/chị cùng ngành (hoặc cả khác ngành) đi trước, sau đó tự hỏi bản thân xem đó có phải những gì bạn muốn làm trong vòng 3-6 năm tới không. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nghĩ về chủ đề mà mình muốn học lên cao hơn, tại sao lại muốn học ngành đó, việc học cao lên có giúp đỡ gì cho công việc mà bạn muốn làm cho tương lai không chẳng hạn. Khi nghĩ về những điều này, bạn nên note lại bởi vì nó sẽ có ích cho việc viết statement of purpose hay research proposal sau này.
- Bước tiếp theo là chọn trường (có thể là cả chọn thầy): Khác với khi học đại học thì chọn trường là yếu tố quan trọng nhất, với làm PhD thì việc chọn người hướng dẫn và đề tài nghiên cứu là quan trọng hơn cả. Thông thường các trường thứ hạng cao ở Mỹ thường có deadline nộp học bổng là đầu hoặc giữa tháng 12, nên mình nghĩ các bạn nếu có ý định làm PhD thì nên chọn trường và tìm người hướng dẫn từ sớm. Về bản thân thì mình quyết định apply đi Mỹ khá là gấp nên không có quá nhiều thời gian để chọn lựa. Tuy nhiên, đợt đó mình đang viết Literature Review nên phải đọc rất nhiều các bài báo liên quan đến chuyên ngành của mình, và khi đọc những bài báo ở những tạp chí khoa học lớn và uy tín thì mình sẽ tìm trường đại học nơi Principle Investigators (thường được để tên cuối trong danh sách tác giả) đang làm rồi sau đó tìm graduate program và các potential supervisor ở trường đó. Một lợi ích khi apply PhD ở Mỹ là đa số các chương trình sẽ cho phép bạn làm ở các lab khác nhau (thông thường là 3 hoặc có thể hơn) trước khi bạn quyết định chọn thầy hướng dẫn, thế nên có thể các bạn không cần phải email trao đổi với giáo sư trước. Tuy nhiên, mình nghĩ là trong một vài trường hợp thì liên hệ với giáo sư bày tỏ nguyện vọng trước cũng có lợi (chú ý là không nên viết hời hợt và chung chung rồi gửi hàng loạt).
- Khi đã chốt được trường thì bạn sẽ đến bước chuẩn bị hồ sơ: Các loại giấy tờ cơ bản như chứng chỉ tiếng Anh hay các bài thi chuẩn hóa thì các bạn nên lên web trường và tìm xem phải cần có những gì để chuẩn bị cho đủ. Các bạn có thể làm một file excel để tóm tắt lại các trường và giấy tờ cần thiết cho mỗi trường để tránh nhầm lẫn.
- Về statement of purpose (SOP) của mình để các bạn tham khảo nếu có ý định nộp PhD ngành Microbiology (hoặc liên quan đến Biology) ở Mỹ: Bởi vì mình nộp nhiều hơn một trường, việc viết dàn ý trước tiên là một điều rất quan trọng. Mình liệt kê và viết ý chính cho những câu hỏi cần phải có trong một bài luận xin học bổng như: Tại sao lại học ngành này? Tại sao lại muốn làm PhD và dự định sau khi làm PhD? Tại sao lại chọn trường này (có thể nhắc đến những người hướng dẫn mình muốn làm cùng ở đây)? Kinh nghiệm nghiên cứu và tại sao mình nghĩ mình phù hợp để làm PhD? Các hoạt động ngoại khóa khác. Với mỗi câu hỏi mình sẽ viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, khi mình apply thì tùy vào yêu cầu của trường mà mình sẽ lắp ráp các đoạn và chỉnh sửa sao cho phù hợp nhất. Với mỗi SOP, mình dành nhiều thời gian vào việc đọc về trường và các nghiên cứu đang được tiến hành để chỉnh SOP sao cho ban tuyển sinh cảm thấy mình rất phù hợp với trường thay vì cố “gồng” tỏ ra bản thân giỏi hay đặc biệt. Mình có phân tích một vài điểm trong SOP của mình mà mình nghĩ là sẽ giúp ích các bạn một phần nào khi viết SOP:
(i) Tại sao lại học ngành này và Tại sao lại muốn làm PhD: Một điều mình rất có ích mà mình học được ở lớp chị Hoa Dinh là cách trả lời cho câu hỏi này. Mình từng viết những điều rất chung chung và có phần “sáo rỗng” cho câu hỏi này khi mình apply học bổng đại học, và đương nhiên chắc vì thế mà mình trượt! Tùy vào ngành học, nhưng các bạn có thể bắt đầu với việc liên hệ những gì các bạn đang học (và muốn học) với những hiện trạng ở Việt Nam chẳng hạn. Ví dụ như mình học về Microbiology và mình quan tâm về vấn đề kháng kháng sinh. Đây là một vấn đề lớn đe dọa đến nền y tế của thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển như Việt Nam. Mình có nhắc đến thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi ở Việt Nam và những trải nghiệm và quan sát của bản thân, và việc mình đã từng không hiểu gì về tình trạng này cho đến khi mình đi học đại học. Mình suy nghĩ về câu hỏi này từ rất lâu và mỗi lần mình nghĩ được cái gì hay mình sẽ take note vào điện thoại, điều này giúp mình đến lúc cần viết SOP rồi thì sẽ có rất nhiều ý tưởng và nhiều bản nháp.
(ii) Kinh nghiệm nghiên cứu là một phần rất quan trọng và nên có khi bạn apply bất kì một graduate program nào. Như hôm trước mình có phỏng vấn ở Penn State, thầy ở trường có chia sẻ với mình là việc các trường yêu cầu kinh nghiệm nghiên cứu không phải là để đòi hỏi sinh viên ấy phải thông minh xuất sắc hay sử dụng các loại máy móc thành thạo gì cả. Yêu cầu này là để chắc chắn rằng sinh viên ấy đã hiểu được những khó khăn thử thách với người làm nghiên cứu, và sẵn sàng cho những điều đó. Vậy nên dù bạn chỉ có kinh nghiệm làm nghiên cứu ở trường (ví dụ như làm khóa luận tốt nghiệp), hãy cố gắng diễn giải trong SOP rằng bạn có hiểu rằng làm nghiên cứu không phải một con đường bằng phẳng. Ví dụ như, nếu bạn học đại học ở VN thì thông thường điều kiện nghiên cứu không được đầy đủ như ở nước ngoài, bạn có thể nhắc đến điều đó ở trong SOP và cách bạn làm thế nào để vượt qua những sự thiếu thốn đó. Ví dụ như bạn đã nghĩ ra cách gì để tối ưu hóa thí nghiệm, bạn đã xem rất nhiều tutorial trên mạng để đến lúc thực hành bạn có thể học thao tác với dụng cụ nhanh hơn chẳng hạn… Còn nếu bạn có kinh nghiệm nghiên cứu ngoài trường học thì sẽ dễ viết hơn. Như mình thì mình sẽ nói sơ lược về project mình tham gia (mục đích và nội dung của dự án là gì), công việc của mình và những điều mình đã học được từ dự án này. Điều quan trọng là mỗi khi đưa ra một luận điểm nào bạn nên đi kèm dẫn chứng để thuyết phục hơn. Ví dụ như khi viết mình được áp dụng những gì mình học vào trong kì thực tập này, mình có kể câu chuyện về việc viết lab notebook chi tiết đã giúp mình như thế nào khi phải xử lý rất nhiều mẫu. Đây cũng là phần bạn nên kể những câu chuyện đằng sau những chiếc gạch đầu dòng về kĩ năng của bản thân.
(iii) Các hoạt động ngoại khóa: Hoạt động ngoại khóa của mình không có gì nổi bật cả, nhưng quan trọng là mình làm nổi bật được cá tính của bản thân qua những hoạt động này. Ví dụ như việc tham gia hội sinh viên ở nơi mình học, mình có kể về những trải nghiệm và cảm xúc của bản thân khi được đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng du học sinh ở đây. Bên cạnh đó, mình cũng tham gia hoạt động của nhóm Women in STEM ở trường để dạy các môn STEM cho học sinh cấp 1, và mình có kể lí do mình tham gia hoạt động này là vì mình muốn ủng hộ sự có mặt của phụ nữ ở trong các ngành STEM – những ngành từng được cho là không dành cho phụ nữ. Again, mỗi khi bạn viết về điều gì, không nên chỉ viết về cảm xúc xuông mà nên đi kèm những câu chuyện thì nó sẽ thuyết phục người đọc hơn. Đây cũng là phần các bạn thể hiện cá tính của bản thân bên cạnh chuyện học hành và tạo nên điểm khác biệt giữa bạn và các ứng viên khác. Về phần này, mình có làm nổi bật việc mình quan tâm và ủng hộ diversity và inclusion trong học thuật, và đây là một yếu tố mà rất nhiều trường ở Mỹ mình thấy có quan tâm, nên mình nghĩ có lẽ đây cũng là một điểm mạnh trong hồ sơ của mình.
Sau khi đã lên được dàn ý hoặc đã viết xong bản nháp cho SOP, bước không thể thiếu là nhờ người khác đọc và review. Sau khi tự viết và sửa xong SOP, mình cảm thấy khá tự tin và cảm giác nó đầy đủ tất cả những gì mình nói lắm rồi. Mình chắc đây là cảm giác không phải của riêng mình, nhưng mà khi gửi SOP cho bạn bè, thầy cô và người quen, mình nhận được feedback về những vấn đề ở trong SOP của mình mà mình chẳng nghĩ tới. Tuy nhiên, việc chọn người review SOP cũng cần phải hợp lí sao cho bạn nhận được nhiều feedback mang tính xây dựng tích cực nhất (và bạn không phải cảm thấy tệ nếu có ai đưa ra lời nhận xét tiêu cực bởi vì chuyện này là rất bình thường, kể cả với những người viết chuyên nghiệp).
Cuối cùng, mình có may mắn được gọi phỏng vấn ở 2 trong 4 trường mình nộp, là Penn State và Tulane University và được nhận conditional offer cho khóa MRes của Imperial College London. Về quy trình phỏng vấn thì cả 2 trường đều khá là giống nhau, đó là mình sẽ được phỏng vấn bởi 3 thầy/cô hướng dẫn (mình có thể được chọn mình muốn được phỏng vấn bởi ai). Buổi phỏng vấn khá là informal và hầu hết thời gian là mình sẽ được nghe thầy/cô chia sẻ về những nghiên cứu của họ. Bên cạnh đó, mình cũng được hỏi những câu hỏi khá là giống những gì đã viết trong SOP như tại sao mình lại muốn làm PhD, tại sao mình chọn học ở trường này, kinh nghiệm nghiên cứu (đề tài nghiên cứu, các kĩ năng mình có được, phần này thường hỏi rất kỹ), dự định về công việc sau khi làm PhD. Một điều quan trọng là các bạn sẽ luôn được hỏi là các bạn có câu hỏi gì nữa không lúc cuối cùng. Và cũng như khi phỏng vấn xin việc, bạn nên chuẩn bị sẵn những câu hỏi mà bạn nên hỏi như timeline (các bước prep work, research và viết thesis kéo dài bao lâu), các thông tin về lab (lab có bao nhiêu người, ai là người hướng dẫn chính, mình được gặp người hướng dẫn có thường xuyên không, mọi người trong lab làm các project giống hay khác nhau), funding (funding kéo dài bao lâu và có những yêu cầu gì), work-life balance, cơ hội sau khi tốt nghiệp, … Kể cả bạn có biết thì cũng nên hỏi 2 – 3 câu để người phỏng vấn thấy bạn đã chuẩn bị kĩ càng cho buổi phỏng vấn này.
Đây là những kinh nghiệm mình rút ra được sau khi mình học lớp apply học bổng của chị Hoa và sau khi thất bại một vài học bổng. Cảm ơn các bạn đã đọc hết chia sẻ rất dài này của mình. Chúc các bạn thành công trên con đường apply học bổng ❤
☘️✈️Các bạn muốn chuẩn bị xin học bổng cần hướng dẫn, mentor, xin việc thực tốt đừng quên các lớp học bổng HannahEd, chương trình Mentor 1-1, review hồ sơ, tập phỏng vấn HannahEd luôn sẵn sàng để hỗ trợ các bạn tối đa với các nội dung từ a=> z về tìm học bổng, làm hồ sơ trong đó có cả viết CV, essay, tập phỏng vấn nhé:
http://tiny.cc/HannahEdClassInfo
Lịch học mới nhất của các lớp: http://tiny.cc/HannahEdClass.
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
Các bạn email thoải mái câu hỏi, CV về [email protected] hoặc nhắn tin cho page nhé.
#HannahEd #HannahEdScholarshipClass #scholarshipforVietamesestudents #sanhocbong #duhoc
ku leuven 在 台灣智慧型紡織品協會Taiwan Smart Textiles Association - tsta Facebook 的最佳解答
【tsta協會-產業資訊】
RunEASI wearable enables runners to train and rehabilitate more efficiently
https://nieuws.kuleuven.be/en/content/2020/runeasi-wearable-enables-runners-to-train-and-rehabilitate-more-efficiently
RunEASI:https://runeasi.ai/
#tsta產業資訊
ku leuven 在 Bob Tuan Nghia Youtube 的最佳解答
Thông tin về chương trình được mô tả rất đầy đủ và chi tiết tại trang web chính thức của trường: https://onderwijsaanbod.kuleuven.be/opleidingen/e/CQ_51854620.htm#activetab=diploma_omschrijving; các bạn cũng có thể xem thêm tại đó thông tin về các chương trình với ngành học khác hay thông tin về các loại học bổng nhé!
00:00 | Mở đầu
00:22 | Đầu vào
02:25 | Cấu trúc chương trình
04:06 | Những môn cá nhân mình đã học
07:50 | Cảm nhận của mình
09:19 | Lời kết
Xem thêm về Cử nhân Quản trị Kinh doanh KU Leuven: https://youtu.be/Li3twUd9vLo
___________________________
? Instagram - http://www.instagram.com/bobtuannghia
? Facebook - http://www.facebook.com/bob.nghia
? Podcast 'bob-up radio':
? Apple Podcasts: https://podcasts.apple.com/us/podcast/bob-up/id1569228293
? Spotify: https://open.spotify.com/show/1Na8HrB7z4ZJzsBfQnmavd
? Email: [email protected]
Nếu bạn có câu hỏi dài, bạn hãy gửi tới email cho mình nhé!
___________________________
Đôi điều về Bob Tuan Nghia:
Mình tên là Tuấn Nghĩa, mọi người thường gọi mình là Bob, hiện mình đang là du học sinh học Kinh tế tại Leuven, Bỉ. Mình làm video về cuộc sống của mình, chia sẻ về những trải nghiệm và quan điểm. Mỗi ngày mình cũng cố gắng đọc và học thêm những điều mới, rồi mang nó chia sẻ lại với mọi người. Mình rất hào hứng với việc đi du lịch và trải nghiệm ẩm thực. Mình cũng thường xuyên nấu ăn, thích học ngoại ngữ và cực kì đam mê công nghệ. Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích với mọi người!
Nếu bạn thích video, ấn nút "Thích" vì nó sẽ giúp mình xuất hiện nhiều hơn trên YouTube!
Và ấn nút "Đăng ký" nếu bạn chờ đợi những video tiếp theo của mình nhé! ?
Cảm ơn bạn rất nhiều! ?
ku leuven 在 Bob Tuan Nghia Youtube 的最佳貼文
Để nói ngắn gọn, chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh ở trường KU Leuven (Bỉ) tập trung khá nhiều vào việc phát triển kĩ năng phân tích (có được qua các môn liên quan tới Toán học) và kĩ năng nghiên cứu; mình cũng được học rất nhiều môn với kiến thức đa dạng (Tâm lý học, Triết học, ...) nhưng đều liên quan tới các khía cạnh của kinh doanh và kinh tế nói chung.
Đồng thời, cứ tưởng tượng mình sẽ là người đứng đầu doanh nghiệp hoặc làm việc liên quan tới chính sách cũng như tạo ảnh hưởng tới nền kinh tế ở diện rộng, mình phải tiếp cận với khá nhiều kiến thức trừu tượng, khó để hình dung thực tế nếu không đào sâu; tuy nhiên, tất cả đều thú vị và hữu ích nếu chúng ta quan tâm tới kinh doanh, kinh tế và cũng có không ít những hoạt động ở các môn học khác nhau đề cao tính thực tiễn chứ không chỉ lý thuyết suông.
00:00 | Mở đầu
01:51 | Định hướng của chương trình
05:38 | Môn ngoại ngữ
07:12 | BSc - Bachelor in Science (Cử nhân Khoa học)
09:00 | Lời kết
#bobtuannghia #duhoc
___________________________
? Instagram - http://www.instagram.com/bobtuannghia
? Facebook - http://www.facebook.com/bob.nghia
? Podcast 'bob-up radio':
? Apple Podcasts: https://podcasts.apple.com/us/podcast/bob-up/id1569228293
? Spotify: https://open.spotify.com/show/1Na8HrB7z4ZJzsBfQnmavd
? Email: [email protected]
Nếu bạn có câu hỏi dài, bạn hãy gửi tới email cho mình nhé!
___________________________
Đôi điều về Bob Tuan Nghia:
Mình tên là Tuấn Nghĩa, mọi người thường gọi mình là Bob, hiện mình đang là du học sinh học Kinh tế tại Leuven, Bỉ. Mình làm video về cuộc sống của mình, chia sẻ về những trải nghiệm và quan điểm. Mỗi ngày mình cũng cố gắng đọc và học thêm những điều mới, rồi mang nó chia sẻ lại với mọi người. Mình rất hào hứng với việc đi du lịch và trải nghiệm ẩm thực. Mình cũng thường xuyên nấu ăn, thích học ngoại ngữ và cực kì đam mê công nghệ. Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ có ích với mọi người!
Nếu bạn thích video, ấn nút "Thích" vì nó sẽ giúp mình xuất hiện nhiều hơn trên YouTube!
Và ấn nút "Đăng ký" nếu bạn chờ đợi những video tiếp theo của mình nhé! ?
Cảm ơn bạn rất nhiều! ?
ku leuven 在 李黎哈哈LilyHaha Youtube 的最讚貼文
這集讓Haha來跟大家分享一下
到底在比利時魯汶大學考試有多崩潰?
而疫情期間又要如何考試呢?
就繼續看下去吧!
▷▶︎ 幫助你更快的找到問題
-------------------------
00:00 期末考定生死?!
00:56考試時間與地點?03:56 授課方式與氛圍
05:53 考試題目與格式
09:28 考試內容
12:12考試讀書方式
*multiple choice question就是指很多的選項的題目(=選擇題),然後魯汶的選擇題會倒扣,倒扣 1/選項-1 分,因為有4個選項,所以倒扣1/3分
▷▶︎ 點擊領取德國留學申請祕訣
https://mailchi.mp/e20209012955/lilyhahahahana
▷▶︎ More LILYHAHA
----------------------
▪︎ Instagram: https://www.instagram.com/lily.hahahahana/
▪︎ Email: [email protected]
(更多留學諮詢、合作,請來信)
▷▶︎ About LILYHAHA
---------------------
留學不在只是夢想,過去在準備德國留學的路上,資源總是相對英美少的很多,因此希望透過YouTube這個平台,來分享更多在歐洲的留學&工作經驗給大家,想到德國工作?想到德國念碩士?但卻沒有什麼方向,都可以跟我聊聊喔!
▷▶︎ 留學德國申請祕訣-免費資源
----------------------------------------
▪︎ 底下留言告訴我你的eamil,即可領取申請祕訣喔!
▪︎ 私訊預約免費留學諮詢30分鐘
▷▶︎ 這些影片會讓你對德國有更多了解
-------------------------------------
⇢德國留學&生活
▪︎ 德國亞洲超市:https://youtu.be/B2xAXR5in8E
▪︎ 德國一天需要多少德文:https://youtu.be/qsmiffED25Y
▪︎ 德國外食花費:https://youtu.be/DDH8coykU3A
▪︎ 德國大學排名:https://youtu.be/9XWqweyKowo
⇢德國留學訪談
▪︎ 高中申請學士(慕尼黑大學)https://youtu.be/rL3eG-X3NfQ
▪︎ 德國碩士獎學金(慕尼黑工大)https://youtu.be/HvS2e6WjZzo
▪︎ 瑞士博士申請(蘇黎世聯邦理工)https://youtu.be/nT0HYE1Ctn0
▪︎ 瑞士碩士申請(洛桑聯邦理工)https://youtu.be/ATmVnNDhHTE
▪︎ 德國科大碩士(Hochschule Esslingen) https://youtu.be/gdIAPx4gmbE
⇢德國工作&實習
▪︎ 德國互惠生:https://youtu.be/x2Zysm7-0yk
▪︎ 德國畢業賺多少:https://youtu.be/FzBh5MRSuO4
▪︎ 德國實習&打工經驗:https://youtu.be/81CnfYIXJMA
▪︎ 德國軟體工程師:https://youtu.be/mY1K17nUzGU
▪︎ 瑞士Google工程師:https://youtu.be/7ly1ZCUldss
▷▶︎ key words 關鍵字
----------------------
李黎哈哈 李黎哈哈訪談系列 德國留學 歐洲留學 德國工作 德國實習 德國生活 歐洲生活 德國簽證 留學申請 留學心得
▷▶︎ 影片當中的音樂
--------------------
Music by Dafna - yours someday - https://thmatc.co/?l=76B220C3
⁉️有任何問題都歡迎在底下留言分享喔~
-----------------------------------------------------------------------------------
🔍如果大家想知道更多我的德國生活
Instagram @lichun_lin_41795 @lily.hahahahana
-----------------------------------------------------------------------------------
🎥在使用的影片拍攝剪輯器材
相機 sony zv1
https://amzn.to/2C8Iab1
攝影 i Phone 7
https://amzn.to/3hc1sMw
腳架 JOBE
https://amzn.to/3dPME3X
麥克風 RODE
https://amzn.to/3f8ZL0t
剪輯 FCPX
https://amzn.to/3dQr6V8
字幕 Arctime
------------------------------------------------------------------------------------
ku leuven 在 KU Leuven (kuleuven) - Profiel | Pinterest 的推薦與評價
KU Leuven | Founded in 1425, the multidisciplinary and research-driven KU Leuven - University of Leuven - has been a centre of learning for almost six ... ... <看更多>
ku leuven 在 KU Leuven - 首頁 | Facebook 的推薦與評價
Is there such a thing as 'cancel culture'? And how does the music world deal with it? AB - Ancienne Belgique and KU Leuven will try to answer these ... ... <看更多>