Le – First be well-prepared, then follow your heart (Part 2)
3. Quá trình làm application
Nếu cuối năm 2005 mà tôi làm gấp rút thì cũng kịp apply cho Fall 2006, nhưng lúc đó career goal của tôi chưa rõ ràng, và tôi cũng chưa hiểu rõ lắm về admission procedure, nên tôi quyết định sẽ apply cho Fall 2007. Phải đến buổi offline với anh Quang và anh Khoa vào tháng 12 năm 2005 thì tôi mới biết rõ là quá trình apply gồm những gì. Trước đó tôi còn chưa biết GMAT là test gì, và ai hỏi tôi định target Toefl bao nhiêu điểm thì tôi đều nói là target Toefl 800 điểm, sau này tôi mới biết là mình nhầm.
Quá trình làm application đòi hỏi sự đầu tư công sức rất lớn, và là một quá trình đi tìm lại chính bản thân mình nhằm hoàn thiện nó hơn. Vì vậy, cho dù tôi có fail hết tất cả các trường thì tôi cũng không tiếc, vì điều quan trọng nhất là qua quá trình này tôi đã nhận ra tôi hay/dở ở chỗ nào và cần improve thêm những kỹ năng nào.
Trong một bài post nào đó tôi đã nói là nên chia việc chuẩn bị apply thành 2 thành phần:
A. Improve yourself
B. Improve your application materials
Và chuyện “improve yourself” quan trọng hơn chuyện “improve application material”.
A. Tôi đã tự improve bản thân mình như thế nào?
Tất nhiên là chuyện self-develop bản thân là một chuyện phải làm liên tục và làm cả đời, nhưng ở đây tôi chỉ nói đến việc tôi improve bản thân tính từ thời điểm bắt đầu chuẩn bị application cho đến lúc nhận được admission và improve những mặt liên quan trực tiếp đến bộ hồ sơ của tôi.
Tôi bắt đầu bằng việc lập bảng SWOT chi tiết cho bản thân. Tôi cố gắng lục lọi trí nhớ để xem mình đã làm được những gì hay, đã có những thất bại nào, có kỹ năng nào và thiếu kỹ năng nào. Làm cái này phải mất cả tháng, mỗi ngày add thêm vào list một vài điểm hay remove đi một vài điểm. Thật may là tôi đã có kinh nghiệm sống khá phong phú, kinh nghiệm làm việc vững, và tôi cũng là người ưa hoạt động nên ngoài chuyện công việc thì tôi cũng có những chuyện khác để mà tự hào.
Sau đó, tôi lập ra phương án để củng cố những cái mà tôi còn yếu trong khoảng thời gian cho phép là vài tháng cho đến khi submit application. Tất nhiên có những cái mà tôi cảm thấy không thể củng cố được trong một thời gian ngắn như thế thì tôi đành chấp nhận để sau này sẽ tiếp tục củng cố nó từ từ. Xin liệt kê ra một vài cái mà tôi đã làm.
a. Tiếng Anh
Tôi vốn tự tin về vốn tiếng Anh của mình, vì hồi đại học đã mất 4 năm học chuyên ngành Ngữ Văn Anh mà. Vấn đề là kỹ năng nghe của tôi còn hơi kém, nên tôi đăng ký đi học một lớp luyện Toefl, mà chủ yếu vào chỉ để luyện phần nghe. Sau gần 2 tháng (mỗi tuần học 3 tiếng vào weekend), coi như tôi xong phần tiếng Anh và yên tâm đi thi Toefl.
b. Kỹ năng phân tích
Cái này thì tôi cũng yên tâm, vì nghề Audit của tôi đòi hỏi phải sử dụng kỹ năng này nhiều, và suốt 3 năm làm nghề này tôi bị rèn nhừ tử về kỹ năng này rồi. Hồi học đại học suốt ngày phải phân tích/bình giảng các tác phẩm văn học, phân tích nhân vật, nên tôi cũng gọi là có óc phân tích chứ không đến nỗi tệ. Từ bé đến hết cấp 3 tôi học giỏi đều các môn và cũng luôn là một cây toán lý của lớp. Vì vậy tôi yên tâm về kỹ năng phân tích, nghĩa là tôi sẽ không phải lo nhiều về kỳ thi GMAT.
c. Kỹ năng giao tiếp
Công việc của tôi cũng đòi hỏi phải giao tiếp nhiều, làm việc với external clients là chủ yếu, tính tôi vốn cũng thích giao du, nên may mắn thay là kỹ năng này của tôi cũng ổn. Tuy nhiên, để chắc ăn, tôi cũng lôi mấy cuốn sách cũ dạy về giao tiếp ra đọc lại để refresh đầu óc về vấn đề này.
d. Kỹ năng lãnh đạo
Tất nhiên chẳng thể luyện kỹ năng lãnh đạo trong vài tháng. Tôi chỉ còn cách là tìm đọc mấy cuốn sách về vấn đề này (như cuốn “the art of possibility” chẳng hạn), rồi mò lên website của Harvard (phần mấy sinh viên giới thiệu về leadership style của mình) xem mấy bác sinh viên trên đó định nghĩa leadership là gì, và tự ngồi đánh giá xem mình đã làm tốt được phần nào, phần nào chưa làm tốt. Tôi cũng tự vấn mình xem tôi thích leadership kiểu nào (đây là lần đầu tiên tôi tự hỏi mình câu này). Và tôi cũng nhận ra xưa nay tôi lead theo bản năng là chủ yếu, chứ chưa cố gắng rèn kỹ năng này.
e. Achievements
Tôi lục lọi trí nhớ xem những achievement nào mà tôi tự hào nhất, xem xét nhiều mặt: công việc, cuộc sống, những họat động ngoại khóa, v.v. Lúc ngồi review lại cái này tôi mới thấy là giá mà trước giờ mình result-oriented hơn. Có nhiều việc tôi khởi đầu rất tốt, nhưng không theo đuổi được đến cùng để có achievement/impact cho thật tốt như ý muốn ban đầu. Hoặc trước đây tôi cũng hay có suy nghĩ (như một số bạn trẻ bây giờ vẫn hay rêu rao) đại loại là “life is a journey”, và miễn sao mình enjoy cái journey là được. Đến lúc ngồi làm evaluation về các achievements của cá nhân thì tôi nhận ra là enjoy cái journey cũng quan trọng, nhưng what’s the outcome out of the journey cũng quan trọng không kém. Nếu không có clear goal thì mình cứ chạy loăng quăng, làm việc tà tà, và chẳng làm được mấy việc cho ra hồn. Thôi từ đây tôi sẽ cố gắng balance cả hai mặt: vừa enjoy cái journey và vừa làm sao để có được impact/achievement cho tử tế một tí trong những việc mà mình đã chọn làm.
f. Failures
Tất nhiên là tôi cũng từng nhiều lần thất bại và cũng có thói quen tự rút kinh nghiệm từ những thất bại đó. Nhưng ngẫm kỹ thì thấy mình cũng chưa có thất bại gì cho ra hồn, chứng tỏ mình cũng chưa dám làm những việc nhiều thách thức, chưa dám làm việc lớn nên mới chưa có thất bại lớn. (Hay là đến lúc viết essay về failure, tôi viết là thất bại lớn nhất của tôi là đã 27 tuổi mà chưa có thất bại nào lớn cả ) Thôi thì, rút kinh nghiệm cho sau này vậy.
g. Career goals (short term & long term)
Cái này thì phải nói là rất messy tại thời điểm tôi chuẩn bị làm application. Mất gần cả năm trời (từ cuối 2005 cho đến gần cuối 2006) mà tôi vẫn chưa biết được rút cục là trong tương lai lâu dài mình thích làm gì. Tôi ngồi liệt ra những loại nghề mà tôi thích và không thích. Nhưng vẫn còn lại nhiều cái mà tôi thích quá, tôi phải tiếp tục narrow down cái list. Thế là tôi vào mấy website về career xem description của các ngành nghề còn lại trong cái list thích của tôi, rồi tìm những người làm lâu năm trong nghề mà tôi biết để hỏi thêm thông tin thực tế, rồi suy đi tính lại, xem xét ảnh hưởng của công việc đến cuộc sống gia đình sau này (đằng nào rồi tôi cũng sinh con và làm mẹ, đâu có thoải mái mà chọn một công việc mình thích nhưng chẳng còn thời gian cho gia đình và con cái được), rồi phải nhắm xem cái mình thích đó có thực tế không, nhắm có transfer được từ công việc hiện tại sang công việc mới mà tôi thích không, v.v.
h. Life goal
Cũng nhiều lần tôi tự hỏi mình là rút cục thì life goal của tôi là gì, nhưng có lẽ đây là lần mà tôi ngẫm nghĩ về nó một cách serious nhất. Cố gắng gạt bỏ những mơ mộng vớ vẩn và focus vào thực tế. Làm một người mẹ tốt? một người vợ hiền? đạt được đỉnh cao trong một lĩnh vực mà tôi sẽ chọn? kiếm thật ) Tôi có cônhiều tiền và trở nên càng giàu càng tốt? tất cả các điều trên? (bạn vẫn hay rêu rao là, cuộc sống rất đơn giản: nhỏ thì có cha mẹ nuôi, lớn tí lấy chồng thì chồng nuôi, chồng chết thì con nuôi. Ôi sao tôi không giống bạn tôi cho khỏe, sao tôi lại nghĩ ngợi nhiều làm gì cho mệt cái đầu thế này.
Còn nhiều cái khác mà tôi ngồi tự đánh giá và suy ngẫm...
B. Improve application materials
a. Toefl & GMAT
Với tôi thì 2 cái tests này khá đơn giản và không mất nhiều thời gian lắm. Tôi thanh toán gọn 2 cái test này rất nhanh để có thời gian mà ngẫm nghĩ suy tư nhiều cho phần A trên kia (phần làm tôi cực kỳ hao tâm tổn trí).
Tôi tà tà ôn Toefl trong 2 tháng (mà thực ra chỉ học có mỗi 3 tiếng cuối mỗi tuần, trong đó ngồi ngủ gật hết 1.5 tiếng). Do chủ quan lúc làm bài thi nên điểm Toefl của tôi hơi bị thấp (thế quái nào mà ở nhà tôi làm thử thì lúc nào cũng 650-660, mà đến lúc đi thi chỉ được có 613, tệ thật!). Do cứ assume là 600+ là tốt rồi nên tôi yên tâm gác chuyện Toefl lại, cho đến khi phát hiện ra mình không đủ điểm để apply HBS thì tôi tức ơi là tức. Mà tôi không có thời gian để ôn và thi lại theo kiểu iBT nữa.
GMAT thì tôi ôn tập trung trong 3 tháng: trong đó 2 tháng đầu là trung bình mỗi tuần học được khoảng 6 tiếng, còn tháng sau thì nghĩ phép và ôn mỗi ngày khoảng 6 tiếng (thời gian này tôi phải kết hợp vừa học vừa điều trị bệnh, bác sỹ recommend nên nằm nhiều, nên cũng không tập trung học được tối đa như tôi mong muốn). Đến tuần trước khi thi, tôi định nghĩ phép thêm 1 tuần để ôn thi, thì ông xã tôi bất ngờ nhập viện mổ. Thế là tôi mất tiêu cả tuần ăn dầm ở dề trong bệnh viện, đêm đến thì ngủ lăn ngủ lóc. Tới ngày đi thi, tôi phờ phạc xách gói đi. Phần làm bài viết tối súyt ngủ gục mấy lần. Đến phần tóan tôi cũng chưa tỉnh lắm nên kết quả là thiếu giờ, phải đánh đại mấy câu cuối. Phần verbal tôi mới tỉnh hẳn và làm khá hơn. Kết quả: 680 (target của tôi là 750, và tôi nghĩ bét lắm tôi cũng được 720 cơ đấy). Tôi thất vọng quá chừng, định sẽ thi lại ngay tháng sau đó. Lúc đó đã là cuối tháng 9, nếu thi lại thì tôi phải cắt thời gian viết essays, họăc không kịp apply round 2. (Tôi kể chuyện này để các bạn thấy rằng, việc các bạn gặp một vài biến cố ảnh hưởng đến tiến độ làm application thì cũng là chuyện thường, và đừng vì thế mà nản chí bỏ cuộc hoặc dời lại kế hoạch apply cho đến năm sau. Tốt nhất là bạn nên cố gắng xong mấy cái tests vớ vẩn đó càng sớm càng tốt cho khỏe người.)
Tôi xách kết quả GMAT đi tham khảo ý kiến một số người thì đa số đều khuyên tôi thi lại, trừ anh Tài và mấy người alumni của trường top. Anh Tài khuyên tôi nên đầu tư nhiều thời gian vào essay vì đó là phần quan trọng nhất, viết được essays có chất lượng sẽ mất nhiều thời gian hơn tôi tưởng (mà đúng thế thật). Và tôi quyết định không thi lại GMAT.
Vì GMAT thấp (và vì nghe mọi người trên forum nhà mình hù dzữ quá) nên việc chọn trường của tôi khó khăn hơn, và mặc dù các alumni liên tục trấn an tôi là GMAT như thế là ổn rồi, tôi vẫn thấp thỏm suốt trong quá trình apply cho đến khi nhận được admission và financial aid của các trường. Qua kinh nghiệm cá nhân này, tôi thấy các bạn không cần phải quan trọng hóa điểm GMAT quá. Nếu bạn được khoảng 700-720 và balance giữa 2 phần quant và verbal rồi thì bạn có thể yên tâm quên GMAT đi. Còn nếu bạn bị 680 như tôi thì cũng đừng quá lo: adcom còn nhìn vào các phần khác trong bộ hồ sơ của bạn để đánh giá academic ability của bạn chứ không chỉ dựa vào GMAT. (Tôi cũng may là percentile của Quant là 78% và của Verbal là 85%.)
b. GPA
Dĩ nhiên là tôi chẳng thể làm gì để thay đổi được GPA rồi, và GPA của tôi cũng chỉ có 6.88. Again, GPA cũng chỉ là một phần nhỏ của bộ hồ sơ.
Ngòai ra tôi có một vũ khí khá lợi hại: đó là chứng chỉ ACCA. Chứng chỉ này khá uy tín ở Anh và nhiều nước khác. Và tôi nghĩ rằng chứng chỉ này làm mạnh thêm academic ability của tôi.
Nếu bạn đang học dở dang ACCA, CPA, hay bất kỳ một khóa học gì đó, thì nay bạn có thêm động lực để hoàn thành nó. Các chứng chỉ này sẽ phần nào làm mạnh thêm bộ hồ sơ của bạn xét về mặt academic ability. Tuy nhiên, nếu bạn đang không học gì cả thì cũng đừng nhảy vào học mấy chứng chỉ như CPA hay CFA nếu nó không add value cho nghề nghiệp hiện tại hay tương lai của bạn, adcom sẽ thấy bạn thật non-sense khi đi học một thứ mất thời gian và công sức như thế mà không cân nhắc kỹ đến costs/benefits của nó.
Một cách để làm mạnh thêm academic ability đối với các bạn có non-business background là đăng ký đi học một vài khóa accounting hoặc finance ngắn hạn (nếu bạn chưa học những môn này ở undergraduate). Chọn khóa nào không quá khó nhưng có thi cử đàng hoàng, có cấp certificate hoặc bảng điểm. Ít nhất thì vì bạn không có business background nên việc học mấy khóa này cũng chuẩn bị cho bạn một foundation tốt để bạn dễ thở hơn khi học mấy môn này ở năm 1 của chương trình MBA.
Continue...
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
leadership style test 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳解答
leadership style test 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
leadership style test 在 大象中醫 Youtube 的最讚貼文
leadership style test 在 Leadership Styles Quiz- Which Of These Styles Do You Use? 的相關結果
Take this Leadership Styles Quiz and see what style of leadership you have! Some are leaders and managers are competitive, others collaborative, ... ... <看更多>
leadership style test 在 Leadership Style Quiz: 12 Clever Questions to Identify your Style 的相關結果
Interactive Leadership Style Assessment. Taking a leadership inventory and understanding your personal leadership style is the first step in developing your ... ... <看更多>
leadership style test 在 What's Your Leadership Style? - Mind Tools 的相關結果
Use this quiz to discover your preferred leadership style, and to develop other ways to lead people successfully in different situations. ... <看更多>