THỜI TRANG HẠ CẤP, THỨ CẤP VÀ THƯỢNG CẤP. KHI NÀO VÒNG LUẨN QUẨN MỚI KẾT THÚC?
Tranh cãi là một điều luôn cần có trong một cộng đồng, một xã hội, Tranh cãi để chúng ta biết vấn đề nào đang hiện hữu, đang xảy ra để từ đó có thể giải quyết những nút thắt – để hiểu được là những người ngoài kia đang suy nghĩ gì Nhưng cuộc đời không như là mơ và mạng xã hội Việt Nam hiện tại không phải là một nơi “thích hợp” để các cuộc tranh cãi văn minh thể hiện ra.
Trong một cuộc tranh cãi gần đây ở cộng đồng thời trang chúng ta đã nảy ra những ý kiến vô cùng “căng thẳng”, vô cùng “Bóng tối” cũng như những định kiến về “Thời trang đường phố?”, “Thời trang cao cấp” và “Thời trang avant-garde?”. Thời trang đường phố đang phá hoại nền thời trang, liệu những người đang làm streetwear có phải là những người “hạ cấp” – liệu những người đang làm các loại thời trang thiết kế có phải là “Thượng đẳng” hay không?. Muôn vàn câu hỏi, muôn vàn suy nghĩ.
Nhưng, để mình giải thích. Mảng thời trang nào – hay rộng hơn là bất kì ngành nghề nào đều có mặt lợi, măt khuyết của nó cả. Và để giải quyết vấn đề đó, không chỉ là do may mắn hay nói suông mà thôi. Cho nên, mình mong các bạn khi tranh cãi một vấn đề gì thì hãy nhìn 1 bức tranh tổng thể để hiểu rõ hơn cũng như rút ra được bài học cho chúng ta.
“Streetwear brand dăm ba cái thương hiệu in hình, in áo”
Đúng, đa phần hiện tại những thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam khai thác khá nhiều về mảng graphic items. Áo tee, hoodie, jacket vân vân và mây mây. Xét cho rộng thì không phải mỗi Việt Nam mà cả toàn thế giới có hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu thời trang cũng làm những sản phẩm mang hình in như vậy mà có thành công nhất định/ nếu không nói là vượt ra sức tưởng tượng của chúng ta. Từ những năm 2014/2015 khi văn hóa đường phố bắt đầu tác động và ảnh hưởng tới nền công nghiệp thời trang thì việc sử dụng graphic chẳng là một thứ gì xa lạ. Stussy, Supreme, Palace, Off-white, Vetements.. rồi sau này là cả những thương hiệu “Thời trang lâu đời” như Gucci, Louis Vuitton, Dior, Balenciaga cũng nhảy vào cuộc chiến hình in này. Thế nên, đó là hơi thở của thời đại. Việc làm hình in không xấu, xấu là ở người làm – người thiết kế. Đúng không?
Các bạn nghĩ là làm hình in mà dễ à. Thế thì để mình kể cái mặt khó khi làm graphic fashion cho các bạn xem các thời trang này có “hạ cấp” không vì theo mình nó tốn khá là nhiều chất xám về măt kinh doanh trong thời điểm hiện tại đấy.
Lý luận “Làm hình in lên cái áo, cái quần rồi kêu là thời trang dễ òm”.
Nào để mình phân tích xem có dễ không nhé? Tất nhiên về tính thời trang thì không thể nào so bì được với các sản phẩm thiết kế được. Nhưng giá cả quyết định chất lượng và chất xám bỏ ra. Những graphic items các bạn thấy giá cả của chúng có rẻ hơn những sản phẩm thiết kế không? Rẻ hơn chứ, thế thì sao chúng ta đòi hỏi được điều gì.
Đúng là các streetwear brands tại Việt Nam đang phủ rộng rất nhiều lên thị trường trẻ - đặc biệt là lứa tuổi sinh năm 2000s trở lên. Giá cả không quá cao (So với mặt bằng chung), theo xu hướng, tiếp cận tốt, được mặc bởi thần tượng đã mang lại một khoản doanh thu không hề nhỏ cho các founders chú trọng tới các sản phẩm graphics. Về thiết kế hay chất liệu thì cũng dễ dàng kiếm ra giải pháp hơn so với các thương hiệu “Luxury”/”High-end” để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh, sản xuất nhiều. Nhưng – 1 chữ nhưng rất to.
Có bao giờ các bạn nghĩ thị trường thời trang đường phố còn là 1 thị trường dễ thở nữa không? Không, ngay từ khi manh nha vào khoảng năm 2014-2015 cho tới nay – streetwear đã trở thành một trong những nơi mang tính cạnh tranh khốc liệt và đào thải bậc nhất của nền công nghiệp này.
In hình? Dễ - Dễ nên cho nên ai cũng làm được. Mà ai cũng làm được thì tính thuyết phục khách hàng dù là trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Khi mà quá nhiều lựa chọn được mang tới bên cung thì bên cầu sẽ trở nên “Tinh ý” và “Khó tính hơn”. Làm thời trang mà in hình giờ để người ta biết tới mình khó như cái cách mà các bạn bắt chuyện với crush lâu năm vậy.
Hình in phải độc đáo, phải đẹp, phải bắt trend – không được khơi khơi lấy nguồn từ Pinterest nữa mà phải thực sự “đầu tư thời gian và chất xám” vào hình in đó. Lung tung là bị “Tẩy chay trên diện rộng” đấy. Chưa kể là chất lượng in, in hình đơn giản thì chất liệu vải như thế nào/ giá cả hợp lí ra sao. In hình phức tạp thì có sắc nét hay không, có thể hiện hơn được độ phô trương của graphic hay không. Kĩ thuật in bắt đầu tăng tiến dần từ in nhiệt, in decal sang DTG các thứ. Những kĩ thuật khó như là in chung 1 graphic qua 2 tấm/2 mảnh tạo thành 1 khối thống nhất cũng được áp dụng vào (Các bạn đừng tưởng in là dễ nhé, in trong thời trang cũng là 1 thứ khó nhằn đó). Để mình lấy ví dụ đơn giản cho các bạn là mấy cái áo Marcelo Burlon một thời nổi đình nổi đám ấy, các bạn thấy vậy chứ in lên viền bo cổ - in lên cạnh tay áo (Trước và sau) để trông 1 khuôn đâu phải dễ đâu.
Rồi, chưa kể vì sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn thì phải tạo được độ dày cho câu chuyện quần áo mang lại. Dù tích cực hay tiêu cực nhưng hiệu quả truyền thông/marketing/quảng cáo đến từ các streetwear local brand tới thị trường cũng ngày càng chuyên nghiệp và ngốn 1 đống tiền hơn. Bên cạnh đó để mang lại trải nghiệm “đa chiều” hơn cho khách hàng trẻ với các sản phẩm của mình – vì thực tế mà nói rằng, trải nghiệm và sử dụng các graphic items không tốn quá nhiều thời gian. Thì các streetwear brand phải đầu tư thêm trang trí cửa hàng, bài trí, concept store để tăng thêm tính cạnh tranh và độc nhất.
Một điểm đau đầu nữa là vì “Dễ làm” nên các hiện tượng bị copy, bị đạo nhái diễn ra là chuyện thường ngày ở huyện. Các founder streetwear hay làm sản phẩm hình in có đọc được bài này thì có bao giờ mọi người nhức đầu vì việc ở đâu đó trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.. lại xuất hiện 1 thương hiệu nào đó nhái y chang sản phẩm của mình chưa. Hình in thì dở tệ, giá thì khoảng 100-200k. Ảnh hưởng không hề nhỏ đến hình ảnh thương hiệu. “Dễ bị làm nhái” là 1 trong những thứ mà chắc chắn các sản phẩm hình in luôn gặp nếu nó tạo được điểm nhấn trên thị trường.
Phải tạo ra điểm khác biệt, phải điều chỉnh giá cả cho phù hợp với thị trường, phải đầu tư đa chiều để làm “Dày” câu chuyện sản phẩm. Mình nghĩ đó là sự song hành cho với cái “Dễ” của việc làm thời trang hình in.
Có thể nó đơn giản về mặt thời trang – nhưng về mặt kinh tế, không hề đơn giản một chút nào.
OK – chuyển qua Thời trang Thiết kế, Thời trang cao cấp hay “Avant-garde”/ “Haute Couture” gì đó mình không biết. Để mình kể nỗi khổ của những founder các thương hiệu đó nhé.
Nói thẳng như thế này, không phải thương hiệu nào cũng thành công nhưng đa phần các brands mà mình biết đang găp vấn đề là “Có danh có tiếng nhưng không có miếng”. Sự cân bằng về tính thiết kế và tính doanh thu là một bài toán đau đầu cho tất cả những nhãn hàng thời trang – bất kể lớn nhỏ, ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Dĩ nhiên, khi có tính thiết kế thì chắc chắn nó không phải dành cho tất cả mọi người – mà là cho một phân khúc đặc biệt, cho một thị trường ngách. Nó lại quay trở lại bài toán kinh tế cho các nhà thiết kế thời trang dù không muốn cũng phải chơi vào “Fashion Business”. Bạn làm sản phẩm này cho ai, cho người nào mặc và họ - có – đủ - tiền – để - chi – trả - cho – sản – phẩm – bạn – thiết – kế - ra – hay- không. Không phải cứ khơi khơi làm gì thì làm, làm cho thỏa thích rồi không bán được. Đấy là mình gọi là làm vì đam mê, làm thỏa mãn cái tôi chứ không phải là vận hành 1 thương hiệu/ nhãn hàng thời trang.
Vì sản phẩm mang tính thiết kế nên chắc chắn phần nguyên liệu của nó cũng cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều. Mà cái nguồn cung vải, chất liệu Việt Nam khó khăn như thế nào – giá cả như thế nào thì hẳn ai cũng đều biết cả. Không phải nào cũng sẵn có mà có cũng chưa chắc đáp ứng được đúng kì vọng của nhà thiết kế và đủ khả năng thể hiện hết tầm nhìn thời trang của họ. Điều này sẽ dẫn tới chi phí sản xuất, đội giá lên và thời gian sản xuất bị kéo dài ra cho nên câu chuyện là “Không thể sản xuất liên tục mà phải theo mùa” để bù đắp các khoảng trống đó.
Giá thành cao, thiết kế theo mùa và dành cho thị trường đặc biệt. Vậy thì so với các thương hiệu thời trang đường phố - các thương hiệu mang tính thiết kế lại phải “đau đầu” hơn trong việc duy trì sự kết nối với khách hàng trung thành và mở rộng thị phần tiềm năng của mình. Áp lực để tính thiết kế luôn độc đáo – vốn dĩ là thứ người ta theo đuổi, áp lực để tạo ra những collections thu hút, áp lực để tạo ra những thứ đẹp nhất luôn canh cánh bên mỗi fashion designer trước và hiện nay.
Trong khoảng thời gian trống (Dành cho việc nghiên cứu/thiết kế, tìm tòi, nguyên liệu, sản xuất..) thì dòng tiền của bạn sẽ đi về đâu. Ước tính ít nhất khoảng 3-5 tháng cho 1 collection, vậy với khoảng thời gian bạn không thể kiếm tiền đến từ thương hiệu – cash flow phải làm sao để xoay chuyển và đáp ứng được tiền sinh hoạt, tiền trả xưởng, tiền trả vải, tiền trả kho, tiền trả nhân công… Các bạn đừng đùa, dù là thời trang nhưng cái này vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh của 1 thương hiệu.
Dĩ nhiên, nó sẽ đi kèm theo quả ngọt
Đó là Thương hiệu của bạn sẽ được nằm ở phân khúc cao hơn – riêng biệt hơn và luôn được đánh giá cao hơn bởi thị trường cao cấp, bởi những người nổi tiếng và những kênh truyền thông phổ biến. Đó là danh, là vọng. Đồ của bạn có thể xuất hiện trên bìa tạp chí này, bìa báo kia – được người nổi tiếng này mặc, người nổi tiếng kia mặc. Tên tuổi của bạn có thể được mời phỏng vấn, làm cảm hứng. Vì tính thiết kế là độc đáo nên các vấn đề về đạo nhái/ăn cắp sẽ ít xảy ra hơn.
Nhưng mình đảm bảo rằng chưa chắc các thương hiệu thiết kế có doanh thu hoặc độ phủ tới nhiều người bằng các thương hiệu đường phố và chưa chắc nhiều người có thể thấu hiểu đằng sau sự hào nhoáng kia là những nỗi khổ, những đêm mất ăn mất ngủ, những suy nghĩ trằn trọc cả đêm đâu.
Mỗi một mảng, một thị trường, một phân khúc thời trang đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mỗi thứ đều mang lại cho những người sáng lập các giá trị khác nhau nhưng đi kèm là những hệ lụy không hề nhỏ. Thế nên cái nào là hạ cấp, trung cấp hay thượng cấp ư? Chẳng có cái nào cả. Chỉ có chúng ta tranh cãi nó thật là buồn cười mà thôi.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有29部Youtube影片,追蹤數超過0的網紅CarDebuts,也在其Youtube影片中提到,สายการผลิต 2022 Audi e-Tron GT production รถสปอร์ตซีดานพลังไฟฟ้า พละกำลังสูงสุด 640 แรงม้า ก่อนเปิดตัวในเมืองไทย ก่อนที่จะมีการเปิดตัวในเมืองไทยอย่าง...
「marketing concept」的推薦目錄:
- 關於marketing concept 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於marketing concept 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於marketing concept 在 Facebook 的最佳解答
- 關於marketing concept 在 CarDebuts Youtube 的最佳解答
- 關於marketing concept 在 KAOHAOCHE Official Youtube 的最佳解答
- 關於marketing concept 在 SO-P / そーぴー Youtube 的最佳貼文
- 關於marketing concept 在 What is the Marketing Concept? - YouTube 的評價
- 關於marketing concept 在 Customer engagement, Sales and marketing, Metaphor 的評價
marketing concept 在 Facebook 的最讚貼文
THƯƠNG HIỆU NÀO LÀ TỐT NHẤT?
Nào, một cách thẳng thắn chủ đề này sẽ gây tranh cãi cho rất nhiều người - nhiều bạn đọc ở đây. Sẽ có những bạn khẳng khái kêu là "Những thương hiệu in hình, ăn cắp/đạo nhái/cảm hứng blah bloh nào đó đang làm xấu bộ mặt thời trang Việt Nam" "Tại sao những thương hiệu tốt không ai biết, tại sao những thương hiệu ổn không xài đi" "Tại sao những thương hiệu được xướng tên ở các kênh báo đại chúng nhiều người biết không chất lượng? Tại sao những giải thưởng đại chúng - ví dụ như We Choice's" lại chọn một thương hiệu không xứng đáng?". Tại sao, tại sao và tại sao? Tiêu chuẩn thế nào là một thương hiệu "Tốt" và câu chuyện tranh cãi sẽ đi tới bao giờ.
Ngày xưa mình cũng từng rất tiêu cực trong việc phân chọn thương hiệu thời trang đường phố "Tốt" là như thế nào. Mình cũng đã từng làm tới viêc là hạ bệ thương hiệu này và nâng cao thương hiệu khác. Nhưng mình lúc đó còn thiển cận và có phần hơi "áp đặt" các bạn trẻ, thay vì chia sẻ tình yêu và các góc nhìn liên quan đến thời trang để người tiêu dùng biết rằng họ đang có lựa chọn có phù hợp hay không thì nó mới có thể thay đổi được thị trường thời trang. Cho nên, theo các bạn thì thế nào là một thương hiệu thời trang "TỐT"?
Để nhìn nhận một vấn đề, chúng ta phải có một sự nhìn nhận đa diện - đa chiều và phân tích sâu. "Tốt" của mình sẽ khác hoàn toàn với "Tốt" của các bạn. "Tốt" của thị trường sẽ khác với "Tốt" của giới chuyên môn, giám tuyển thời trang. Mình đã quá ngán ngẩm việc các ông tự cho rằng "Thương hiệu mình làm ra là tốt, là đỉnh của chóp, là ngầu, là xịn" nhưng lúc nào cũng than vãn rằng là "Tại sao người ta không biết tới thương hiệu của mình?" - "Tại sao khách hàng không biết tới sản phẩm của mình" rồi trách móc thị trường là "Dại", là "Ngu". Trong khi đó để đưa sản phẩm tới khách hàng thì các bạn chẳng làm gì cả. Ừ thì có thể là sản phẩm các bạn làm tốt, xịn thật nhưng cách các bạn quảng bá và đưa sản phẩm tới thị trường các bạn mong muốn lại không hoàn toàn chuyên nghiệp thì các bạn trách ai. Trách thị trường hay trách chúng ta làm việc chưa chuyên nghiệp.
2021 rồi, đã hơn 5 năm từ khi streetwear du nhập về Việt Nam. Bài học xương máu có, bài học kinh nghiệm có đầy đủ cả và thị trường đã phân hóa không nhiều nhưng đủ độ tinh khôn để chọn cái gì tốt cho họ và vừa với túi tiền. Bản thân những thương hiệu các bạn cho rằng là không tốt - có bao giờ các bạn hỏi rằng tại sao họ bán được đồ, chốt đơn ầm ầm mà các bạn không làm được không? 2021 rồi, các bạn vẫn chỉ quanh quẩn bên chụp lookbook mà không thay đổi concept, thay đổi cách tiếp cận. Cái chụp hình giờ chỉ là một phương thức sơ đẳng để thương hiệu cho người tiêu dùng biết tới, đâu chỉ có vậy. Chiến lược quảng bá, chiến lược phân phối - câu chuyện hình ảnh, đó là cả một hệ thống và quá trình dài hạn. Các bạn sẽ kêu mình rằng là số tiền các bạn không đủ cho viêc đó - mình hoàn toàn hiểu và thông cảm. Nhưng mình cũng xin nhắc lại là những thương hiệu hàng trăm triệu, hàng tỷ doanh thu kia cũng bắt đầu từ con số không. Vậy hà cớ gì chúng ta không cố gắng tìm cách mà cho rằng "Thương hiệu của tao là Tốt".
Sự không chuyên nghiệp trong viêc "hệ thống và tối ưu hóa" trong dây chuyền sản xuất - quảng bá và bán hàng của rất nhiều local brands mình đã từng biết đã gây ra những hệ quả "Đầu to đít teo". Nghĩa là các bạn dồn hết tiền làm sản phẩm cực kì chất lượng cho thời gian đầu để tạo điểm nhấn với thị trường mà không tính toán tới chi phí quảng bá, marketing và chăm sóc khách hàng đã tạo ra những cú "Chết yểu" không thể ngờ được.
Cũng giống như Local A làm sản phẩm nhắm tới lượng khách hàng có tiền nhưng founder lại muốn bán cho thị trường đại chúng? Đó là việc các bạn sai trong viêc phân khúc thị trường và định vị khách hàng.
Vậy thế nào là một thương hiệu "Tốt".
"Tốt" ở đây có nhiều nghĩa lắm.
"Tốt" có thể là độ phủ của thị trường, độ phát triển của doanh thu, của hệ thống phân phối khách hàng.
Đây là ví dụ tiêu biểu của những thương hiệu như Dirty , 5TheWay hay Bad Habits. Độ phủ của những thương hiệu này là không thể chối bỏ khi đi trên khắp đường phố Sài Gòn hay Việt Nam này - các bạn cũng có thể thấy những logo các thương hiệu kia rất nhiều trên các sản phẩm được giới trẻ mặc. Doanh thu của các thương hiệu này rất lớn mà mình không thể nêu lên chi tiết nhưng để có được con Bò thì bạn phải nuôi 1 con bê. Các bạn có nghĩ tại sao giới trẻ thích những thương hiệu kia mặc dù họ chỉ là những sản phẩm không quá thời trang học - chỉ là những hình in mà nhiều lúc cũng vướng vào các nghi vấn "Cảm hứng" không?
Đó là họ chi rất nhiều tiền cho viêc quảng bá và chạy truyền thông để độ phủ của họ tràn rộng khắp mạng xã hội Việt Nam. Mà đối tượng chính là ai - chính là giới trẻ. Không phải ai cũng rành thời trang này thời trang nọ mà đa số các bạn bây giờ đang mua đồ theo xu hướng và phong trào. Mình ngày xưa cũng thế nên điều này hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng các bạn nghĩ số tiền chi cho các KOls, các Influencer hay đầu tư vào những ngôi sao tiềm năng - ít không? Hoàn toàn không. Và đó là "Bỏ con săn sắt để bắt con cá rổ".
Một điều tích cực mà chúng ta nên nhìn nhận cho các thương hiệu này đó là dù vì mục đích kinh doanh nhưng đây cũng là một trong những hướng tài trợ chính cho các nghệ sĩ rapper/indie chưa có tên tuổi quá lớn trên thị trường. Những nghệ sĩ khao khát có một sản phẩm hình ảnh âm nhạc thì với độ cứng của họ thì khó mà chạm đến các thương hiệu quá lớn thì các local brands như trên là những người mở lòng và tài trợ để chúng ta có những sản phẩm MVs âm nhạc ngày càng tốt hơn, nâng cao hơn.
Đó là 1 điểm tích cực mà những thương hiệu "Làm đồ tốt" theo các bạn nghĩ là chưa làm được. Đầu tư vào nghệ thuật là một khoản sinh lời nhưng cũng là 1 canh bạc đầy rủi ro.
Tiếp theo là "hệ thống cửa hàng vật lí và visual merchandise". Các thương hiệu trên đã quá chuyên nghiệp trong viêc chạy hệ thống cửa hàng và phân phối của họ thành những trải nghiệm đáng nhớ cho các khách hàng trẻ rồi. Đây là điều mà chúng ta nên công nhận mà thẳng thắn thừa nhận rằng họ đang làm tốt. Vận hành không chỉ một mà rất nhiều cửa hàng trên Việt Nam, số tiền là không hề nhỏ. Mình nghĩ doanh thu tiền tỷ mà chi cho đống kia cũng không ít đâu.
Đó là mặt "Tốt" mà chúng ta nên thừa nhận những thương hiệu kia đang làm rất ổn trước khi chỉ trích sản phẩm của họ. Vì mình coi họ là 1 case tiêu biểu của "Fast Fashion" / "Thời trang nhanh" rồi.
"Tốt" trong khâu sản phẩm, trong chi tiết và trong thiết kế. "Tốt" trong việc hoạt động và thu hút người xung quanh bằng sản phẩm của mình.
Đó là những thương hiệu mang tính thiết kế riêng, chất lượng sản phẩm tốt và đảm bảo cho mình được tính "Collection riêng biệt" cho từng đợt drop của mình. Họ mang tới những sản phẩm thời trang hơn, cá tính hơn và phân khúc cao hơn so với những thương hiệu khác. Thị trường biết tới sản phẩm của họ do chất lượng chứ không phải do độ phủ trước. Rồi miệng truyền miệng - tai nghe tai mà hoạt động marketing truyền thống này tới được người tiêu dùng khác. Dĩ nhiên là những founders của các thương hiệu này xác định rõ họ muốn gì, làm gì và đối tượng khách hàng của họ là ai. Nên "Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng" - họ biết sức mình tới đầu, doanh thu và giá cả sản phẩm như thế nào mà tránh được hiện tượng "Đầu to đít teo" mà mình đã đề cập ở phía trên
Có rất nhiều cái tên là minh chứng cho viêc này. T-Redx, Môi Điên, The collectors, Lalune, Vaegabond etc.. Tiềm năng của họ là có - nhưng là đi theo con đường dài hạn và sự thay đổi của thị trường rất nhiều. Chúng ta vẫn phải quan sát và theo dõi thêm.
Còn rất nhiều các thương hiệu nhỏ và trung khác, đang mắc kẹt giữa các lớp "Tốt" kia. Họ đang hoang mang và không biết mình nên làm gì với thương hiệu thời trang/đứa con mà mình tạo ra. Nửa thì muốn bán nhiều như các thương hiệu fast fashion, nửa thì muốn mình có chất riêng. Thực ra thì cũng được nhưng các bạn phải có một chiến lược và đảm bảo vận hành được các nguyên tố cơ bản nhất của việc kinh doanh / sản phẩm - giá cả - phân phối - Quảng bá.
Thế nên các bạn cãi nhau về viêc thương hiệu nào "Tốt hơn"-"Tốt nhất" thì mình cũng chẳng thấy đi về đâu.
VỀ PHẦN KHÁCH HÀNG.
Như mình nói , "Tốt" của mình khác hoàn toàn với "Tốt" của các bạn. Đến thời điểm này mình chẳng áp đặt các bạn phải mua gì, mua sao. Mình chỉ nói rằng: "Mua những gì bạn thích và bạn có khả năng chi trả cho chúng mà thôi". Bài viết của mình chỉ mang tính tham khảo vì nếu mình áp đặt các bạn sẽ giống như bắt các bạn theo quy chuẩn riêng của mình vậy. Thế là không tốt cho cả mình và cho cả các bạn vậy,
Nếu các bạn mua một sản phẩm dù có chất lượng không "Tốt" như các bạn kì vọng (Nhưng phải xứng với số tiền các bạn bỏ ra nhé, bỏ 300.000 mua cái tee mà đòi chất lượng như cái tee 800.000 Champion thì mình chịu) thì hãy xem đó là "bài học" dành cho các bạn. Các bạn nên ngẫm xem là mình mua nó vì cái gì - vì nó quảng bá quá rầm rộ chăng? Vì nó truyền thông khủng khiếp? Vì ngôi sao mình thích mặc? Vì ra đường thấy cửa hàng hấp dẫn quá nên tạt vô? Vì có collab abcxyz. Đó là cái "Tốt" mà mình đã liệt kê trên.
Nếu bạn mua sản phẩm ưng ý với kì vọng của bạn thì xin chúc mừng Bạn. Maybe bạn là khách hàng thông minh để hiểu mọi thứ mình vừa liệt kê trên.
DUY CHỈ CÓ ĐIỀU, không còn thương hiệu này thì còn thương hiệu khác. Đừng vì 1 bài học tệ mà đánh giá cả nguyên 1 ngôi trường, đó là kiểu mua được cái áo chất lượng không tốt mà kêu rằng Nguyên hệ thống thời trang Việt Nam tệ thì kì lắm các bạn nhé.
Cảm ơn các bạn!
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
marketing concept 在 Facebook 的最佳解答
GIÁ TRỊ CỦA FRONT-ROW SEAT/ VỊ TRÍ NGỒI ĐẦU HÀNG CỦA FASHION SHOW.
Thôi thì cũng phải dạn dĩ mà nói rằng, chúng ta hay coi các show diễn thời trang nhưng thứ tập trung mọi ánh nhìn vẫn luôn là người mẫu trên sàn, những bộ quần áo mới, concept/độ trang trí của sân khấu mà ít khi nào để ý tới khán giả coi show – Những người ngồi ở hàng phía đầu, những người được xem trực tiếp show diễn và xuất hiện cũng khá nhiều trên các clip truyền thông. Một thời gian không lâu trước đã có một trend trên nền tảng Tiktok “Front-row in Fashion show” nôm na là “Nếu bạn là người được ngồi ở hàng đầu tiên của 1 fashion show, trông bạn sẽ như thế nào?”
Tiktok thì mang năng lượng giải trí và vui vẻ nhưng giá trị quyền lực của chiếc ghế “Front-row” đến từ ai sẽ ngồi ở đó thì không phải ai cũng hiểu được. Không đơn giản chỉ là việc ngồi và thưởng thức show diễn, việc ban tổ chức có tên bạn trên chiếc ghế đó chứng tỏ bạn có một vai trò quan trọng như thế nào đối với thương hiệu hay trong nền công nghiệp thời trang này – có ảnh hưởng không ít thì nhiều đến bộ mặt thương hiệu, quảng bá và chiến lược kinh doanh.
Tuần lễ thời trang bao gồm các sự kiện đường phố và các buổi runway trình diễn những bộ sưu tập mới nhất. Giá trị của buổi Runway như thế nào?
Nó có thể coi như là một buổi triển lãm, một thư viện trực tiếp dành cho những người tham gia trải nghiệm được toàn bộ thông điệp mà fashion designer gửi gắm. Những outfit mà mình up, cũng chỉ là 1 đống quần áo hỗn độn – và nó cần một cái hồn. Cái hồn ở đây – được diễn tả ở không gian, màu sắc, cách bày trí, dresscode mà người tham dự bắt buộc phải mang khi tới một buổi runway. Cái hồn ở đây là cách những người ngồi ở hàng ghế khán giả - nhìn trực tiếp bộ đồ đó lên người như thế nào, cách nó uyển chuyển, linh động và ở một góc 3D (Thực) 360 độ. Âm nhạc trong Runway cũng là 1 thứ quan trọng trong việc đưa khái niệm concept của collection tới mọi người. Các bạn có thể coi thử xem show của Gucci, của Balenciaga – hay nhiều hơn là Prada, Raf, Undercover. Cảm xúc của mỗi người khác biệt dựa vào mỗi runway thể hiện ra.
Mỗi lần fashion được diễn ra, trên các kênh báo thì ngoài hình ảnh những new collection thì còn rất nhiều hình ảnh cho những người tham gia show – bao gồm những người ngồi ở front-row. Mà đã ngồi front-row thì chắc chắc ai cũng sẽ hiểu – người đó ít nhất phải có một địa vị gì đó trong xã hội và nền công nghiệp thời trang.
Có thể đối với những người không quan tâm tới thời trang thì ngồi đâu chẳng được nhưng Kelly Kutrone ( Một nhà báo, một tác giá sách nổi tiếng của Mỹ và hay xuất hiện tại các show thời trang) đã nói một câu xanh rờn rằng:
“If you’re not in the first three rows, go home”
“Nếu bạn không ở ba hàng đầu của show diễn, về nhà đi!
Cho thấy rằng đối với nhiều người yêu thời trang và có cái tôi của họ thì nếu được mời tới show diễn thì nên là 3 hàng đầu, còn nếu không phải 3 hàng đầu thì ở nhà đi, đi làm gì cho nhục mặt thêm. (Căng thế nhỉ).
Để ngồi được front-row, bạn phải là một người nổi tiếng – một nhân vật ưu tú trong ngành thời trang, ngành giải trí, đại diện cho truyền thông. Nhiều người quan tâm tới bạn và thương hiệu nhận ra bạn là khách hàng tiềm năng của những món đồ đến từ hãng. Bạn là một nhân vật nằm trong chiến lược truyền thông của hãng, sự xuất hiện của bạn sẽ khiến giới truyền thông chú ý tới show diễn nhiều hơn.
Bên cạnh đó là những khách hàng quan trọng của thương hiệu, những đối tác quan trọng. Đặc biệt là các bulkbuyer – những người sẽ đặt mua các sản phẩm trong bộ sưu tập với số lượng lớn để phục vụ cho việc bán lại cho các retailers khác. Các khách hàng super VIP, các khách hàng trung thành, những fashion blogger, những nhà báo cũng là đối tượng được xếp ngồi ở front-row.
Thực ra để tham gia show diễn thời trang, bạn cũng có thể mua vé để vào nhưng chắc chắn vị trí của bạn sẽ nằm sâu sâu ở phía nào đó chứ đừng bao giờ mơ mộng là bạn sẽ mua được 1 chiếc vé ngồi ở front-row. Chiếc ghế này không phải là có tiền cũng mua được.
Cách sắp xếp thông thường của những vị trí ở front-row:
Những bloggers – những người nổi tiếng sẽ được đặt ở giữa, ngay vị trí trung tâm của show diễn để thực hiện cho việc PR cho show diễn. Dễ nhìn, dễ thấy, dễ thu hút lượng fans hâm mộ từ những người nổi tiếng. Bên cạnh đó, việc đăt họ ở giữa không bị khuất bởi một vật thể nào – bởi hàng ghế nào khác cũng dễ dàng cho việc tác nghiệp của những photographers đến từ thương hiệu. Họ dễ dàng chụp ảnh người nổi tiếng ở vị trí sáng sủa, dễ bắt được khung hình “kèm” sản phẩm của thương hiệu phục vụ cho việc hậu marketing vào ngày hôm sau. Việc này đồng thời cũng là sự tinh tế của thương hiệu vì những người nổi tiếng có thể sử dụng hình ảnh đó khi mà khuôn mặt của họ “sáng mặt ăn tiền” – “Trung tâm của sân khấu” trên các nền tảng social khác. Đó là lí do vì sao các bạn luôn thấy các celebs tham dự runway shows kiểu lúc nào cũng có best photo. Điều này cũng một phần do vị trí của chỗ ngồi nữa.
Các tổng biên tập tạp chí nổi tiếng, những nhà phê bình/giám tuyển thời trang thường sẽ được xếp ngồi cuối runway vì họ sẽ có thêm thời gian để thưởng thức và đánh giá những bộ đồ, những thiết kế và ngay lập tức sẽ có những nhận định khi mà runway kết thúc. Việc ngồi cuối runway sẽ là nơi điểm giao giữa một look đi ra và một look kết thúc – thời gian khá đủ để những chuyên gia hiểu và đánh giá new collection.
Các vị trí còn lại sẽ dành cho cánh truyền thông và những người mua. Bên cạnh đó, kiểu người mua bulkbuyer (gọi nôm na là đánh sỉ đi) sẽ thường ngồi với cánh truyền thông hay làm việc với họ để dễ dàng có những bàn luận về chiến lược bán vào thời điểm tiếp theo.
Đối với những người thường như chúng ta, được góp mặt tại một buổi trình diễn thời trang đã là một điều gì đó khủng khiếp lắm rồi. Nhưng đó là đối với người thường – có nhiều người quan trọng việc ghế ngồi của họ nằm ở đâu nữa. Nếu nhận một vị trí ghế không như mong muốn và không đúng với địa vị của họ - họ sẽ xem đó là 1 điều sỉ nhục đến từ fashion brands và không thèm đến đâu.
Vậy – các bạn đã hiểu sự quyền lực của vị trí “Front-row” của các fashion show chưa.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
marketing concept 在 CarDebuts Youtube 的最佳解答
สายการผลิต 2022 Audi e-Tron GT production รถสปอร์ตซีดานพลังไฟฟ้า พละกำลังสูงสุด 640 แรงม้า ก่อนเปิดตัวในเมืองไทย
ก่อนที่จะมีการเปิดตัวในเมืองไทยอย่างเป็นทางการ ในอีกไม่กี่วันข้างหน้า เราขอพามาชมสายการผลิต Audi e-Tron GT รถสปอร์ตซีดานหรูพลังงานไฟฟ้า จากตระกูล e-Tron ซึ่งในต่างประเทศเพิ่งมีการเปิดตัวในวันที่ 9 กุมภาพันธ์ที่ผ่านมา โดยทำตลาดใน 2 รุ่นด้วยกันคือรุ่น e-Tron GT quattro และรุ่น RS e-tron GT
With an energized driving demonstration and a world premiere featuring high-caliber participants, Audi has presented its new electric spearhead – the Audi e-tron GT. In two events on the digital Day of Progress, the Four Rings showcased the highlights of this fully electric Gran Turismo: dynamic driving performance, emotional design, and sustainability.
“The e-tron GT is a stand-alone Gran Turismo, reinterpreted for the future. Its looks are a testament to premium automotive design.Bringing impressive driving performance, this is electro-mobility in the most emotive way. And with its sustainable concept, it takes a stand,” explains Markus Duesmann, CEO of AUDI AG. “Because it’s not just the drive concept that is sustainable. The entire production at our Böllinger Höfe site now has a carbon neutral energy balance.This sends an important signal – for the site, our workforce and the future viability of Audi.”
Audi also set a new benchmark with the digital world premiere, the Day of Progress. Two digital events presented the Audi e-tron GT: in the Sprint of Progress, the Formula E driver Lucas di Grassi and the sustainability entrepreneur and Formula 1 world champion Nico Rosberg demonstrated the dynamic driving performance of the Audi RS e-tron GT alongside the current Formula E racing car of the Four Rings, the Audi e-tron FE07. In a trip on the circuit of the Audi Driving Experience Center in Neuburg an der Donau, the spotlight was on the dynamic performance of the new model.
In the Celebration of Progress, the brand with the Four Rings introduced the Audi e-tron GT to the public for the first time. In the hour-long virtual show, Markus Duesmann and Hildegard Wortmann, Board Member for Sales and Marketing, together with further Audi protagonists such as Henrik Wenders, Senior Vice President for the Audi Brand, and Marc Lichte, Head of Design, presented the highlights of the new model.
A varied program emphasized the forward-looking attitude of the Four Rings brand. With reference to the importance of design, sustainability and performance, the actor and producer Tom Hardy, the designer Stella McCartney and Nico Rosberg added their personal insights. Themusical accompaniment to the unveiling of the car was performed by the US-American singer and songwriter Janelle Monáe, while Steven Gätjen as moderator guided the audience through the show.
The GREENTECH FESTIVAL and Audi, a founding partner of this platform for sustainability, together presented the GREEN FUTURE Award for the first time as part of the world premiere of the Audi e-tron GT. The prize, part of the festival’s GREEN AWARDS, is given to projects and persons that promote environmentally compatible urbanization and at the same time make an important contribution to improving the quality of life in urban infrastructure. The winner is the start-up Zencity, based in Tel Aviv, with an algorithm that collects and analyzes social media posts and local news from cities.
Both events are still available to be accessed online.
Quotes from the Celebration of Progress
“The Audi e-tron GT is the beginning of a new era for Audi. Our aim is to shape the future of electric premium mobility. Love of detail, maximum precision, and design that points the way to the future show how much passion we at Audi put into designing and making vehicles.”
Hildegard Wortmann, Board Member for Sales and Marketing, AUDI AG
“With the Audi e-tron GT we are putting the DNA of Audi on the road. The Gran Turismo superbly reflects our innovative strength and our pioneering spirit. For us it is already part of a line of icons of the brand, alongside the Audi TT and the Audi R8.”
Henrik Wenders, Senior Vice President, Audi Brand, AUDI AG
“For me, progress means creating something new. Something that no one has ever done before in this form. Designing a fully electric vehicle is like this: the entire design process has to be thought through anew.”
Marc Lichte, Head of Design, AUDI AG
“The Audi RS e-tron GT is a milestone in the development of electrified high-performance models.”
Lucas di Grassi, Formula E driver and entrepreneur
“Electric mobility is the future. Of course the path to the goal is a long one. It’s great to see that Audi is taking this path with determination.”
Nico Rosberg, sustainability entrepreneur and Formula 1 world champion
marketing concept 在 KAOHAOCHE Official Youtube 的最佳解答
Next K-HOW Album "ZENWAVE"
2021.02.28.SUN.
_____________【ZENWAVE】_____________
專輯製作人 Producer|高浩哲 Kaohaoche
詞曲 Lyricist & Composer|高浩哲 Kaohaoche
編曲 Arrangement|Rollmeajointyella , Rayloloo , FORGOTTEN
錄音 Recording|高浩哲 Kaohaoche , Rayloloo
混音 Mixing|Rayloloo , DUSA
視覺設計 Art Direction|吳建龍 FKWU , 朱智顯 Goodboixian
專輯設計 Album Design|吳建龍 FKWU
3D 設計 CG Art | 朱智顯 Goodboixian
動畫導演 CG Director|朱智顯 Goodboixian
標準字設計 Logotype|鄧承忠 Johniizzz
周邊設計Peripheral Design|張傑夫 SUPIGS , 鄧承忠Johniizzz
行銷企劃 Marketing Planning|黃培華 Sunday Huang , 高浩哲 Kaohaoche
活動企劃 Event Planning|高浩哲 Kaohaoche , 黃培華 Sunday Huang , 魯光孟 About Ris
MV導演 Music Video Director|鄒舒斐 SHUFEIZOU
專輯文案 Album Copywriting|古尚恆 Ku Da Yeast
PRESENTED BY HELICREW OFFICIALS
「禪」是梵語「禪那」(ध्यान,dhyāna)的簡稱。原義是靜慮,意即至心一處、靜思觀修。禪可以說是一種基於「靜止」的行為模式。停止才能前進,留空才能增加。透過靜止的冥想,屏除雜念,人們才能鍛煉思維,進而發展智慧。
台灣陷阱饒舌霸主高浩哲K-HOW,繼2019年關注台灣當前青年世代困境的《日頭赤炎炎》專輯後,睽違一年再度推出個人第五張創作專輯《ZENWAVE》。經歷了多年的歌手生涯高低變化,高浩哲走過憤怒、悲傷、狂喜等多種情緒起伏。此次高浩哲選擇跨越外在世俗的直觀執念,以內在的「禪定」出發。不論人世間的爭奪喧噪,將自身的意念得以匯聚成流,高浩哲不再徬徨。生活也好、創作也好,順著自己的節奏即可持續前進。
《ZENWAVE》除了呈現高浩哲的心境轉變,同也體現其耕耘多年的音樂思維之躍升。除了足以代表其音樂風格的808 Trap,不論是80’s帶有Cyberpunk科幻風味的Synth Sound、國際潮流上逐漸嶄露頭角的Drill,甚至是嘗試搖滾、House等跨界曲風。他並不滿足只被定義為一線陷阱歌手。
製作團隊除了海底隊當家製作RAYLO、老夥伴電音唱作人Dusa,此張專輯更是邀來了曾編曲頑童MJ116〈幹大事〉、〈少年董〉等知名單曲,並固定與有著BRIDGE等大勢饒舌歌手的重慶嘻哈廠牌GO$H合作的台灣知名製作人ROLLMEAJOIENTYELLA參與編曲、製作。
從專輯的取樣成音、視覺設計,甚至是MV的造型美術,高浩哲皆大量挪用本土民俗文化,尤其是三太子。對他而言自己好比三太子般對抗權貴階級。為了台灣年輕世代奉獻生命,削肉還母、剔骨還父,最終對抗成功。世代間的衝突和對立,也一直是他關注的議題。
高浩哲用他一貫的暗黑風格,搭配上強而有力的專輯概念、企製團隊。無論成功與否,他早已在這條音樂的不歸路上留下屬於他的記號。
The concept of “Zen” originated from ancient Sanskrit(ध्यान,dhyāna),which means quiet down one’s mind, putting one’s heart into a singular focus. “Zen” can be interpreted as a behavioral pattern based on “tranquility”. One can only move forward by slowing down and earn more by empting out. Through the meditation of tranquility, erasing all the noise inside, that we can strengthen our mind and develop higher intelligence.
Since the album《日頭赤炎炎》focus on the struggle of young generation released in 2019, here comes the fifth album《ZENWAVE》from Taiwanese trap king K-How. After many year’s ups and downs, K-How went through various different emotions, anger, sadness, ecstasy…etc. This time K-How chose to transcend worldly attachment, restart from a inner status of “Zen”, disregarding all the external hustle, leaving only pure mindfulness in his heart, K-How is no longer lost, no matter life or his creations, he goes with his own flow and keep moving forward.
What《ZENWAVE》presented is not only the mental changes of K-How, but also the development of his music aesthetic over the years, except his iconic sounds of trap 808s or synth sound with 80’s cyberpunk characteristic, he even try to combines elements of Rock, House Music into this album, showing that he’s not satisfied with only being a trap music artist.
The all-star production team are comprised of Helicrew’s main producer Raylo, the usual suspect – singer/electronic music producer Dusa Naga, he also invited the well-known Taiwanese hip-hop producer ROLLMEAJOIENTYELLA who’re known for countless award-winning hit songs that he produced for across mandarin hip hop scene, from artists like Taiwan’s hip hop superstar MJ116 to Chinese top hip hop artists like BRIDGE、MACOVERSEAS to participate in the beat-making process.
From album’s sound selection, visual artwork to the subtle details in his music video, K-How implement lots of local folklore culture including imagery of Nezha. who died fighting the upper class and finally succeeded in the confrontation, which K-How symbolized himself as Nezha, sacrificing his life for young generation in Taiwan, expressing the conflict in between different generations and traditional values thru his music.
K-HOW continues his dark style on top of strong album concept, production team, no matter if he succeeds or not, K-HOW’s already leaving marks on this never-returning path.
曲目
01 ROCKSTAR LIFE
02 就是你
03 筋斗雲端
04 媽祖托夢
05 龍蛇混雜
06 就等我出山
07 做鬼也風流
08 切切
09 ZENWAVE
10 ZENAX
11 趴數
12 別人的失敗就是我的快樂
marketing concept 在 SO-P / そーぴー Youtube 的最佳貼文
Supported by Sony Marketing Inc.
【紹介したレンズ】
Sony FE24mm-105mm F4 G OSS
https://www.sony.jp/ichigan/products/SEL24105G/
【Instagram】
https://www.instagram.com/so_pch
※ 動画で撮影した未公開写真など投稿してます。
【LINEオープンチャット】
https://line.me/ti/g2/X8ILbKlaoVhU8w04epPYow
【Twitter】
https://twitter.com/_sopch
【初心者におすすめのカメラ】
https://room.rakuten.co.jp/sop_select_item/1800005220613290
【買って損なしカメラ】
https://room.rakuten.co.jp/sop_select_item/1800005239772121
【超おすすめレンズまとめ】
https://room.rakuten.co.jp/sop_select_item/1800005236358350
【おすすめアクセサリまとめ】
https://room.rakuten.co.jp/sop_select_item/1800005221673373
【超おすすめストロボ製品まとめ】
https://room.rakuten.co.jp/sop_select_item/1800006201797271
【おすすめ防湿庫】
https://room.rakuten.co.jp/sop_select_item/1800006226406236
-----------------------------------------------------------------------------------------
■SO-Pの使用機材
【Camera】
・Sony a7ii
・Sony a7c
・LUMIX G7
【Lens】
・TAMRON 28-75mm f2.8
・TAMRON 17-28mm f2.8
・SAMYANG 24mm f2.8
・Helios 44M 2/58
【ストロボ】
・Godox tt350s
・Godox tt600s
【照明】
・Godox SL60W
・Neewer LEDビデオライト
【アクセサリ】
・PeakDesignのストラップ
・K&F Concept NDフィルター 62mm 可変式 ND2-ND32
----------------------------------------------------------------------------------------
いつもご視聴ありがとうございます!
視聴者さんからのカメラに関するリクエストも受け付けています!
小さな疑問でもなんでも大丈夫です!
LINEのオープンチャットをスタートさせました!
カメラが好きな人写真が好きな人が集まる場所です。
ここでは初心者の方がたくさんいるので、大丈夫です。
なかなか聞けない疑問や、写真の共有、参加型イベントを
主にやっているので気になる方ぜひ参加お待ちしてます!
marketing concept 在 Customer engagement, Sales and marketing, Metaphor 的推薦與評價
Marketing funnel, sales pipeline management, sales plan for business metaphors. Vector isolated concept metaphor illustrations. Stock Vector and explore ... ... <看更多>
marketing concept 在 What is the Marketing Concept? - YouTube 的推薦與評價
What is the Marketing Concept ? 3.1K views · 2 years ago ...more. The Business Professor. 23.5K. Subscribe. 23.5K subscribers. 26. Share. ... <看更多>