VANS – từ vô danh trở thành thương hiệu footwear được yêu thích bậc nhất thế giới.
“Minh chứng cho việc GIẢN ĐƠN luôn trường tồn mãi mãi”.
Khỏi phải cần nói nhiều nữa – hẳn trong tủ mọi người ai cũng sở hữu một đôi Vans, ít thì một hai đôi, nhiều thì tới tận 05 06 đôi. Cơn sốt “Streetwear” khuynh đảo giới thời trang và đúng thời điểm đó, tại Việt Nam nổi trội lên đôi Vans Old Skool đen trắng đơn giản có thể fits mọi phối đồ. Hypebeast thì hẳn ai cũng nhớ collab Vans x FOG đình đám khiến mọi người mê muội với đôi Era. GIá cả rẻ, dễ dàng phối đồ - không quá khó để đi và luôn khiến người đi có 1 outfit clean và nhẹ nhàng nhất, Vans luôn là 1 lựa chọn tốt dành cho mọi người, từ các celebs – ngôi sao nổi tiếng – tới người thường nhất – là mình!.
Nhưng trước năm 2000s, Thương hiệu Vans chỉ là 1 thương hiệu cỏn con nằm ở California và chẳng ai biết tới. Vậy điều gì đã khiến thương hiệu này phát triển tới ngày nay với mức tài sản lên tới 3 tỉ dollars và nằm trong tủ giày của mọi nhà?
Điều này mang âm hưởng rất nhiều từ Rian Pozzebon và Jon Warren – người được mời về để tái thiết lại Vans khi vào thời điểm đầu năm 2002 – Vans còn chưa xác định được đôi giày nào là cốt lõi của mình và quan tâm đúng mức với nó (Đó là Slip-on, Old Skool và Authentic) giống như nhắc tới Converse người ta sẽ nhớ tới Chuck Taylor, Nike là Airmax, Jordan hay Adidas là Stansmith, SuperStar. Rian nói rằng “Nền tảng của classic đã có, đã tồn tại sẵn – chỉ là chưa được phát triển đúng mức hơn”. Vasn lúc đó chỉ có một số màu căn bản trong store của mình và chưa có sự đa dạng sản phẩm của mình.
Từ khi Rian và Jon vào – trọng tâm và tầm nhìn của Vans đã hướng tới một thứ mới hơn , phong cách đa dạng hơn. Nhưng cơ hội luôn đến cùng với khó khăn, khi mà làn sóng Skateboarding bùng nổ lên – Vans có nhiều lượng khách hang tiềm năng hơn nhưng đâu có dễ mà ăn được miếng bánh béo bở đó. DC và Osiris – những thương hiệu skate shoes sinh sau đẻ muộn cạnh tranh trực tiếp với Vans và khiến tỉ lệ tăng trưởng của Vans sụt giảm. Bên cạnh đó, thị trường vẫn rất ưa chuộng những đôi giày iconic như Nike Airforce 1 và Superstar Adidas khiến Vans gần như bị rơi vào sự quên lãng.
“CHỈ LÀ VANS CHƯA NHẬN THỨC ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA HỌ? DNA ĐÃ LÀM RA VANS”- JON WARREN.
Vậy giá trị cốt lõi của Vans là gì? Paul Van Doren đã thành lập công ty Van Doren Rubber tại California vào ngày 16/03/1966. Đây là 1 công ty footwear khác đặc biệt, vì ở đây giày được sản xuất tại chỗ và bán cũng trực tiếp luôn. Vans lúc đó, được chính Paul làm phần đế dày gấp đôi so với các đôi giày thương hiệu khác tại thời điểm đó – chính điều này đã làm cho những skaters chú ý đến độ bền của đôi giày Vans và độ bám của nó trên ván trượt. Hơn thế nữa đó chính là 1 văn hoá rất đường phố, không cửa hang cầu kỳ, mọi thứ đều trực tiếp. Cả Paul và con trai của mình, đều là những người hào sảng, phóng khoáng và nhiệt tình – điều này đã được các skaters đời đầu yêu thích và tin dùng Vans như cái cách tâm huyết mà cha con họ đặt vào đôi giày vậy).
Skateboarding, không ngoa khi nói rằng chính nền văn hoá này đã đưa Vans trở thành 1 trong những thương hiệu hùng mạnh nhất hiện nay. Vào thập niên 70s, 80s – skate là 1 trào lưu, một hiện tượng với các tên tuổi đi lên như Stacy Peralta, Tony Alva và Jerry Valdez. Vans nhận thấy đây là 1 cơ hội cho những đôi giày đế dày của họ - và đã thực hiện 1 bước khôn ngoan khi tặng những con người tài năng kia để “Thâm nhập” xa hơn và sâu hơn vào giới “Skater”.
Chính nhờ những con chim đầu đàn kia, Vans đã trở 1 kỉ nguyên mới, 1 hiện tượng, 1 đôi giày phải có của mọi skaters có mặt tại Mỹ thời điểm đó. Để tăng them tính bảo vệ, cổ giày được độn them để che đỡ phần mắt cá chân. Đây chính là khởi nguồn bùng nổ của Vans Old Kool – đôi giày tồn tại tới tận bây giờ. 1977 – phiên bản Vans với dải “Jazz” màu trắng thường thấy hiện nay – ra đời.
Vans rất tôn trọng các skaters và luôn đối xử rất tốt với họ - và điều đó đã khiến các skaters trung thành với Vans và lượng khách hàng của họ ngày càng nhiều và “Live for Vans, Die for Vans”. Tuy cộng đồng lúc đó còn nhỏ - nhưng chính Paul đã chia sẻ rằng “Không thể so sánh như NBA hay bóng chày, nhưng skaters rất trung thành và chúng tôi rất tôn trọng điều đó”.
Điều này đã thôi thúc Vans thả cửa cho các khách hang của họ design lên chính đôi giày của mình. Không đặt nặng nề quá về vấn đề thương hiệu, Vans cho phép các skaters tự trang trí đôi giày của họ (lên midsoles, lên upper). Sự đặc biệt của các đôi giày tự custome này còn là niềm cảm hứng của Vans cho các đợt sản xuất sau này. Nhưng sự tôn trọng và đường phố của Vans, khiến thương hiệu này gần gũi và ngày càng được yêu thích.
Nhưng – có 1 lần duy nhất. Vans đã đi trệch khỏi con đường của họ. Vans đã lấy lợi nhuận từ giá trị cốt lõi của mình – Skaters để đầu tư những mảng khác, bao gồm giày thể thao (Bóng chuyền và break-dance) và thua lỗ nặng nề. Vans đã 1 lần phá sản vào năm 1984 với khoản nợ khoảng 12 triệu đô được trả sạch vào năm 1987 – sau đó được bán cho ngân hang McCown De Leeuw vào năm 1988 – cũng chính là năm mà huyền thoại Skater (Được vinh danh bởi tạp chí Thrasher) được công bố hợp tác cùng Vans.
Trong các biến cố lớn của lịch sử và nền kinh tế của Mỹ, Vans cũng đã trải qua nhiều năm tháng thăng trầm lịch sử. Có thời điểm Vans lạc lối và ra những sản phẩm đi ngược với giá trị cốt lõi của mình khiến hình ảnh thương hiệu bị lu mờ. Đó cũng chính là lí do mà Rian và Jon góp mặt – khi tôn vinh những giá trị của Vans, những thứ đã tạo nên văn hoá của thương hiệu cùng các chiến lược kinh doanh nhằm đánh thẳng vào lượng khách hang trẻ mới với cụm từ “Exclusive”.
Vault ra đời với sự retro cùng các điểm mới – đi kèm với chất liệu tốt hơn và bền hơn cho người dùng, đặc biệt là skaters. Chính sự trở lại với những keycores để duy trì giá trị cũng như đưa thêm các yếu tố mới và không quên quá khứ của mình “Vans for the Skate” đã khiến Vans trở lại một lần nữa.
Vans quyết định mở rộng, nhưng lần này là quần áo và các phụ kiện liên quan – nhưng lần này, để tránh mắc sai lầm, Vans vẫn bám vào Basic và những thứ liên quan đến Skaters nhiều hơn. Những chiếc tee rộng, quần trouser, backpack và kính râm – khiến những skaters mê Vans có thể mua nguyên 1 outfit của họ với đôi giày V của mình – với giá cả rất hợp lí.
Cùng với đó – thời điểm của streetwear cùng nền văn hoá hiphop, đường phố lên ngôi – các rappers da màu và các celebs sinh ra từ giai đoạn 90s 2000s đã thấm nhuần văn hoá Skaters và họ luôn ưa chuộng 1 brands có tuổi đời lâu hơn các brands khác như Vans (Background quan trọng lắm chứ lị). Thế là Vans ngày càng phát triển, song song với nó là các collabs đình đám để chiều long một lượng người mua mới hơn, rộng hơn và high key #Hypebeast hơn.
Bằng cách thức tập trung vào DNA của Vans, Jon và Rian Pozzebon đã dẫn dắt Vans thực hiện một cú chuyển mình kinh ngạc. DC giờ ai còn nhớ không hehe? Nhưng Vans thì khác, thương hiệu này đã trở thành một phần của nền văn hoá Mỹ, mang tính biểu tượng của skateboarding và luôn là sự lựa chọn yêu thích của nhiều người nổi tiếng. Kể cả những người không quan tâm đến fashion, sành mặc đồ thì Vans luôn là best choice của họ. Đây chính là minh chứng cho việc BASIC/SIMPLE lasts forever.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有9部Youtube影片,追蹤數超過60萬的網紅Benjamin Tran,也在其Youtube影片中提到,Facebook: https://www.facebook.com/benjamin.tran199 Instagram: benjamintrann Snapchat: benjamintrann This video is not sponsored or intended to adver...
「hypebeast streetwear brands」的推薦目錄:
- 關於hypebeast streetwear brands 在 Facebook 的最佳解答
- 關於hypebeast streetwear brands 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
- 關於hypebeast streetwear brands 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於hypebeast streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最讚貼文
- 關於hypebeast streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最佳貼文
- 關於hypebeast streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最讚貼文
hypebeast streetwear brands 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
TẠI SAO NGƯỜI CHƠI THỜI TRANG HIỆN TẠI LẠI CÓ XU HƯỚNG CHUYỂN SANG NỘI THẤT (HOME DECOR, FURNITURE).
Trong thời điểm hiện nay, không khó để các bạn thấy những người chơi thời trang có tiếng trong cộng đồng chúng ta không chỉ đi kèm theo những trang phục mà kèm vào đó là những thứ xung quanh họ. Yeah, ý mình là nội thất - những món đồ trang trí trong nhà, những vật/phụ kiện hay thậm chí là cả căn phòng. Home Decor, Furniture - Tiêu biểu và phổ thông nhất hiện tại chắc là cái ghế Wassily.
Wassily Chair, được thiết kế trên cảm hứng của khung xe đạp và tư tưởng thiết kế từ phong trào De Stjil đến từ Marcel Breuer, nhà thiết kế nội thất người Hung-ga-ri trong lò đào tạo Bauhaus. Thì đối với dân thời trang thì Antwerp's Royal Academy of Fine Art (Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Antwerp) thì dân nội thất lại biết tới nhiều về Staatliches Bauhaus - một ngôi trường ở Đức về nghệ thuật thủ công và mĩ thuật. Dù xuất phát điểm trong trường không có bộ môn Kiến Trúc, nhưng cách tiếp cận thiết kế về một dạng nghệ thuật "Tổng Thể", liên kết với nhau gồm nhiều thứ bao gồm cả kiến trúc đã tạo ra Bauhaus movement (Phong trào Bauhaus). Phong trào Bauhaus ảnh hưởng rất lớn tới ngành thiết kế Kiến trúc hiện đại cho nên đó là lí do vì sao giờ rất nhiều người theo đuổi tinh thần này.
Như thế này, thể theo một hình kim tự tháp về nhu cầu con người nổi tiếng ( Mô hình Maslow) thì khi con người đã "ăn no mặc ấm" sẽ chuyển sang giai đoạn "ăn ngon mặc đẹp" và "thể hiện bản thân". Điều này chứng tỏ con người là một giống loài không bao giờ cảm thấy đủ và luôn nâng cấp bản thân, luôn luôn là như vậy và nhờ có nó thì con người mới phát triển, mới đạt được những cột mốc mới. Tại sao mình lại nói như thế?
Trong cộng đồng thời trang đường phố trải dài qua các thời kì, những xu hướng và trào lưu qua rồi biến mất trên thị trường. Từ "Hypebeast" đến "Hedi Boys" "DarkGod", "Techwear" "Archived Fashion", những thương hiệu lướt qua đời nhau như Guidi, CCP, Julius, ACG, Issey Miyake... (Vì khi xu hướng đó thoái trào thì các thương hiệu trên cũng không nhắc được tới nhiều). Mình cũng trải nghiệm những thời điểm đó nên hiểu được tiến trình của việc trên đó là "Sự khẳng định bản thân" / Self-actualization.
Trong khoảng thời gian không ngắn nhưng cũng không quá dài, các phong cách - các thương hiệu thời trang ồ dạt du nhập vào Việt Nam từ khi streetwear lên ngôi khiến vòng đời của 1 phong cách bền vững tại Việt Nam gần như rất ngắn và thấp. Cũng khó trách được vì mọi người trong giai đoạn "Định hình thời trang" của mình vậy.
Cho đến khoảng năm 2020/2021, những ai đã trải qua hết tất cả các giai đoạn kia hầu hết đã biết "Thứ thời trang mà mình theo đuổi" và "Con người thời trang" của mình là gì. Theo chia sẻ của nhiều người rằng "Thời trang là thứ yếu và họ muốn được thể hiện bản thân mình ra nhiều hơn nữa". Nó đi đúng với Tháp nhu cầu phía trên - tự khẳng định bản thân. Nên nhớ rằng thế hệ trẻ vô cùng giỏi và tiệm cận những vị trí đỉnh rất nhanh, nên nếu không tạo ra điểm khác biệt và khẳng định thứ mới thì rất cái tháp nhu cầu kia sẽ sụp đổ.
Trong bài viết "Aesthetic" của mình vừa qua cũng đề cập tới việc nhiều người hiện tại đang trong quá trình xây dựng "Aesthetic của riêng mình". Triết lý về vẻ đẹp và nghệ thuật là tùy thuộc cảm nhận của riêng mỗi người. Để tạo ra một Personal Aesthetic thì kết hợp cùng thời trang mặc trên người, không gian sống, tinh thần làm việc/relax/enjoy nghệ thuật là một điều mà nhiều người đang làm bây giờ. Đó là lí do việc một số lớn các bạn đang theo đuổi thời trang chuyển qua sử dụng đồ nội thất, decor hoặc creative object ( vật được design sáng tạo) kết hợp cùng fashion để tạo ra "Cái tôi" bản thân của mình. Đỉnh của "Self-actualization".
NÀO, NÓI SÂU HƠN VỀ THỜI TRANG:
Các thương hiệu thời trang đã đào sâu vào "Fashion Furniture" "Fashion Homeware" từ một khoảng thời gian trước rồi. Gucci, Loewe, Rick Owens, Chromehearts và đến cả thần tượng của khá nhiều người Virgil Abloh (Mà Virgil xuất thân là dân thiết kế nội thất chứ không phải là fashion designer) cũng hợp tác cùng IKEA để ra nhưng sản phẩm đậm chất "OFFWHITE". Supreme cũng không ngần ngại hợp tác với các thương hiệu thiết kế nội thất và phụ kiện trong nhà để mang hình tượng boxlogo trải đều trong căn nhà của bạn.
Mục đích của các fashion brands đó là "Tạo ra một hệ sinh thái khép kín" giữa các collection của họ, tạo ra một "Mối quan hệ sâu sắc hơn" với những khách hàng quý giá. Điều này càng được cổ động khi các nền tảng social network bùng lên mạnh mẽ, nghĩa là - một người có xu hướng "giới thiệu" lifestyle/lối sống bao gồm thời trang, cách ăn uống và dĩ nhiên rồi, ngôi nhà và nội thất. Thông qua hình ảnh, clip ngắn thì ngôi nhà và các phụ kiện bên trong được show nhiều hơn bao giờ hết. Đồng nghĩa, với một người yêu thích thời trang sẽ có xu hướng trang trí nội thất sao cho đồng điệu với những sản phẩm họ đang có - từ màu sắc, vibe, aesthetic và THƯƠNG HIỆU.
Ví dụ như một người thích đồ Rick Owens sẽ thường mua những đồ trang trí đến từ Rick Owens, hay một Undercover fanboi cũng yêu thích mang những đồ của UDC về.
"Fair Investment" - một sự đầu tư an toàn cũng là một lí do mà nhiều người sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để chi trả cho nội thất. Furniture hay Home Decor thường có vòng đời dài hơn, ít xu hướng hơn là thời trang. Điều này đồng nghĩa là nếu người tiêu dùng nào sở hữu 1 -2 món đồ gì đó liên quan tới ngôi nhà và nội thất. Món đồ đó sẽ đồng hành cùng họ ít nhất là 05 năm cho tới 10 năm, hoặc có khi là cả đời. Đây chính là điểm mà các fashion brands vô cùng "thèm muốn" vì nếu mà họ thuyết phục được khách hàng mua các sản phẩm nội thất của họ thì điều này đồng nghĩa "Brandname" của họ sẽ đập vào mắt khách hàng, những người tới thăm căn nhà đó trong một khoảng thời gian dài. Viêc tăng brand awareness và biến mình trở thành một phần không thể thiếu trong lối sống của khách hàng, đó là thứ mà bất kì một thương hiệu nào luôn mong muốn.
Hơn nữa, giá cả càng cao - thương hiệu càng nổi tiếng, càng được công nhận càng thể hiện được level của người chơi (Dù là lowkey hay là commercial).
Mà nó lại quay về keyword: "SELF- ACTUALIZATION".
Mình thì chẳng biết khi nào có nhà để mà Hôm đè co nữa :'(. Cho nên mọi người hãy
...
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
hypebeast streetwear brands 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
Sự thay đổi của streetwear nữ ở Việt Nam.
Hôm nay ngày 08/03, ngày quốc tế phụ nữ. Trong đầu mình, phụ nữ là các bà - các mẹ - các cô - các dì nhưng thế thì lại không hợp với blog mình đang viết. Mình sẽ nói về mảng streetwear/Thời trang đường phố, hãy nói về streetwear của nữ nhân trong cộng đồng này theo góc nhìn riêng của mình. Mà streetwear cũng không đúng lắm, hãy nói thời trang chung của cuối thời kỳ Y và Gen Z.
Có thể nói, chị em đã tiến một bước cực kì lớn trong streetwear tại Việt Nam trong công cuộc thể hiện bản thân và vẻ đẹp phái nữ. Hãy xét một cách công bằng nhé - dù có nhiều luồng ý kiến trái chiều rằng còn nhiều hướng đi chưa đúng, chưa thể hiện hết yếu tố thời trang. Nhưng chúng ta chỉ nhìn thấy và nói về cái xấu mà không thể thấy hết cái đẹp, những gì mà chúng ta đã làm trong suốt thời gian vừa qua.
Hãy trở lại thời trang đường phố Việt Nam cách đây khoảng 7 năm trước. Khi mà sneakers du nhập và trở thành trào lưu của thị trường Việt Nam - nhưng lúc đó, cái thú mê giày chưa phổ biến như bây giờ mà còn giới hạn rất ít trong các hội nhóm. Và nếu các bạn để ý thì tỷ lệ nam - nữ trong đó sẽ nghiêng hẳn về phía con trai. Điều này cũng dễ hiểu khi mà những thứ văn hóa đi liền với chúng tại Việt Nam như hiphop/breakdance/basketball/graffiti ( mặc dù cũng có những anh/chị/bạn nữ chơi nhưng không nhiều) đa phần là nam. Việc các sneakerhead đời đầu mà các bạn biết - hầu hết cũng là nam. Dù yêu thích sneakers nhưng do định kiến xã hội (Lúc đó) rằng con gái nên đi giày búp bê, giày cao gót đã một phần tạo ra toxic mindset trong tư tưởng các bạn nữ thuộc Gen Z thời đó.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những bông hoa tỏa sáng trong làng streetwear Việt thời điểm đó. Đó là những bạn nữ đang du học ở nước ngoài với tư tưởng tân tiến, tiếp thu đã một phần mang lại cảm hứng "chơi giày" tới không nhỏ thị phần phái đẹp trẻ tại Việt Nam. Dù hơi cringe một tí nhưng các bạn nam mê giày hay là sneaker collectors, sneakerhead đời đầu cũng có bạn gái. Mà từ tình yêu với đôi giày của bạn trai mà các bạn nữ bắt đầu tìm hiểu - ít nhất là đôi giày nào đang hot. Nhưng không khô khan trắng - đen - đỏ như các ông, chị em tự tìm kiếm những màu sắc mang tới nữ tính cho riêng mình.
Thời điểm đó, ngoại trừ các bạn đang sinh sống và học tập tại nước ngoài - có nhiều cơ hội để lấy cảm hứng và mua những sản phẩm thời trang đường phố nữ tính thì streetwear dành riêng cho nữ vẫn còn hạn chế tại Việt Nam. Các local brands streetwear đời đầu vẫn tạo ra những collections (xin nói thẳng luôn là graphic tee/hoodie/ sweatshirt) nghiêng về thị trường nam nhiều hơn. Các bạn nữ không có nhiều lựa chọn mà đa phần cũng phải theo số đông, những nguồn cung chủ lực của thị trường Việt lúc bấy giờ.
Chả thế mà, thời điểm đó streetwear của chị em hầu hết là áo tee graphics, hoodie oversize. Nói chung là nếu không xét về giới tính thì sự khác biệt giữa nam và nữ trong thời kì này gần như là không có. Việc này còn tiếp diễn tới cả thời Hypebeast với chỉ thay đổi một chút xíu rằng - thay vì mặc local brands thì các bạn nữ trẻ nhảy qua các sản phẩm nước ngoài có tiếng như Supreme, Bape, Anti Social Social Club, Stussy. Nhưng giờ chị em đã phối thêm với chân váy, skirt hoặc các phụ kiện tăng thêm độ nữ tính như handbag, kính, băng đô vv.vv.
Sự phát triển của streetwear tại Việt Nam đồng nghĩa là các bạn nữ cũng tiếp nhận các văn hóa du nhập từ nước ngoài. Họ tìm hiểu nhiều hơn - dù có thể là theo trend, theo xu hướng nhưng nó không phải là không tích cực. Vì vị thế của phái nữ và sự khẳng định một thế hệ mới cá tính, mạnh mẽ và táo bạo hơn đang dần được mở rõ.
Điểm nhấn là lúc high-end/luxury fashion du nhập vào Việt Nam ngay tại thời điểm Hypebeast có dấu hiệu thoái trào. Tại sao mình lại coi đây là điểm nhấn. Vì khác xa với streetwear khi mọi thứ đều là unisex và có hướng nam tính hơn, các thương hiệu thời trang thuộc high-end/luxury market đều phân chia rõ nhánh womens wear và menswear. Ví dụ như Off-white, được định nghĩa là thời trang cao cấp nhưng liên hệ mật thiết với streetwear đã từng được bao nhiêu cô cậu Việt Nam thầm thương trộm nhớ. Off-white có hai nhánh nam và nữ. Đồng nghĩa với việc các bạn nữ giờ đã hoàn toàn có lựa chọn cho việc thể hiện mình - theo đúng hình dáng vẻ đẹp - bằng thời trang đường phố.
Xin nhắc thêm, tại giao thoa giữa Streetwear và High-end/luxury fashion thì có một trào lưu nữa nổi lên tại Việt Nam. Đó gọi là "Dark-wear" (sau này có Tech-wear) nhưng theo mình hai khái niệm này hoàn toàn không hoàn chỉnh tại Việt Nam. Nôm na rằng, "Dark-wear" thời gian đầu được lấy cảm hứng khá nhiều từ brand người đàn ông tóc dài Rickowens (Sau này là Guidi, CCP). Và cũng từ đó, mình xin được sử dụng từ "Dark-wear" nhé, các bạn nữ bắt đầu xây dựng thời trang của mình theo một ngã rẽ khác hoàn toàn với nam giới. Sexy hơn, nữ tính hơn, bí ẩn hơn. Sự thu hút của các bạn nữ trên các cộng đồng thời trang - luôn vượt trội hơn so với phái mạnh. Và đó là động lực để các thế hệ kế cận tự tin thể hiện thời trang của riêng mình.
Điều này đồng nghĩa là - các founder local brands nhận thấy miếng bánh cho mảng thị trường nữ này ở phân khúc streetwear/streetvibe là cực kì màu mỡ. Quyết định nằm ở mảng thiết kế, giá cả và xu hướng. Vì thực tế rằng, những brands như Rickowens, CCP, Guidi giá cả không hề rẻ chút nào. Việc chỉ mua đôi giày thôi cũng đã ngốn 1 khoảng kha khá tiền bạc của các bạn nữ - do đó budget dành cho những local brands tuy không cao nhưng nhu cầu thực sự cao. Chúng ta bắt đầu đón nhận những local brands chuyên sản xuất đồ cho nữ với cách thiết kế, màu sắc khai thác mạnh mẽ để thể hiện vẻ đẹp của phái yếu. Từ các sản phẩm nghiêng về streetwear, nghiêng về phái mạnh hay unisex nhiều hơn - các bạn nữ đã có thể tiếp cận (1 phần nào đó) xu hướng thời trang thế giới thông qua các local brands.
Kiến thức đắp dày kiến thức, tự tin đắp dày tự tin. Thông qua các hệ thống thời trang đường phố Việt Nam chúng ta có thể thấy sự lấn át vượt trội của chị em trên đó. Hình ảnh về thời trang chị em gần như là áp đảo - đầy đủ phong cách, đầy đủ năng lượng. Dù rằng các bạn hay nói rằng "Chị em đang lạm dụng quá đà cho việc khoe thân" nhưng nó chỉ nằm ở thế hệ mới (sinh năm khoảng 1999 - 2000) đa phần, các bạn đó đang học hỏi và giống y như các giai đoạn trước mà mình đã kể. Còn những bạn nữ ở giai đoạn 95-96-98, thời trang đường phố nói riêng và thời trang nói chung - cũng cực kì đáng gờm và chẳng thua kém một thằng đực rựa chúng mình nào cả.
Sự phân hóa còn rõ ràng nữa khi mà chính chị em làm chủ cuộc chơi, không phải do ảnh hưởng của cánh đàn ông như hồi xưa (Khoảng sneaker era và hypebeast era) khi cảm hứng đến từ những bạn nữ đồng trang lứa hay các thế hệ đi trước. Sự gợi cảm (Tất nhiên rồi) bây giờ còn đi đôi với thời trang, tốt khoe xấu che - nhưng khoe sao cho sang, cho đẹp - không bị lố thì lại là câu chuyện khác. Và dù nhiều người nói về vấn đề đó, nhưng riêng mình cảm nhận - chị em Việt Nam đang làm rất tốt. Không chỉ 1 style, 1 phong cách mà mọi người còn phát triển ra nào là Vintage/Retro, nào là aithlesure, luxury/highend/haute/archive đủ cả. Tiếng nói riêng của phái nữ ngày càng mạnh, ngày càng thể hiện mình cũng là một phần của sân chơi này - cũng phát triển và có đầy đủ sự tinh tế để quật ngã một thằng nam nhân dương dương tự đắc về tinh thần fashion của mình cả.
(Và xin remind lại luôn, thời trang í - ban đầu là womenswear mạnh nhất. Trong lịch sử thì việc làm đồ và bán đồ cho phái nữ luôn được ưu tiên hàng đầu vì là cái đẹp mà. Sức chịu chơi và chịu chi tiền cho thời trang của chị em - luôn hơn đàn ông một bậc).
Các bạn bây giờ - chỉ nói cái xấu mà không nhìn lại cả một quá trình phát triển để xem chúng ta đã bước 1 bước xa như thế nào. Thời trang đường phố của phái nữ ở Việt Nam tính từ thời gian đoạn 2014-2015, đã phát triển cực mạnh và đa dạng, tạo nên một bản sắc đa dạng và đầy tiềm năng. Nhân dịp 08/03, mình chúc chị em ngày càng xinh đẹp, sáng tạo và thể hiện bản thân mình đúng cách. Đừng vì cái lợi, cái fame mà bất chấp đâm lao theo nhé.
Chúc mọi người luôn thật xinh đẹp, tự tin và khẳng định bản thân nhé.
Cảm ơn các bạn nữ!
Happy Women's day!
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
hypebeast streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最讚貼文
Facebook: https://www.facebook.com/benjamin.tran199
Instagram: benjamintrann
Snapchat: benjamintrann
This video is not sponsored or intended to advertise any brands mentioned.
Video này hoàn toàn không được tài trợ và có ý định quảng cáo cho bất kì thương hiệu nào được nhắc đến.
hypebeast streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最佳貼文
It’s been a while since I get to do another haul with you guys. However, this is not an ordinary haul like usual but instead, I teleported to unbox with you guys a bunch of pre-winter essentials that I picked up. Also featured in the this video is my beautiful queen and she also has some heat to show you guys as well!
________________
Đã một thời gian dài kể từ lần haul cuối cùng Ben mang đến với mọi người. Tuy nhiên, đây không phải một haul như thường mà trong video lần này, Ben sẽ dùng thuật dịch chuyển tức thời để đập hộp với mọi người một số những đồ mà Ben đã tậu chuẩn bị cho mùa đông này. Ngoài ra cũng sẽ có sự xuất hiện của một hot gơn trong lòng Ben mà cô ấy cũng rất nhiều đồ cực ‘cháy’ muốn chia sẻ với mọi người!
Mentions:
Ming Palace
Crystal Jade
San Fu Lou
Tim Ho Wan
Dragon Ball Z
Reversed Weave by Champion
Gold Toe Sock Brand
Beardbrand
Supreme
Pacsun
Fear of God
Louis Vuitton x Fragment
NDG Studio
Tom Ford Ombre Leather
Balenciaga
Hot Topic
H&M x Moschino
Canada Goose
Junior’s Cheesecake
Tiếng Anh sử dụng trong video:
Tiếng Anh sử dụng trong video:
03:12 In the mean time = Trong thời gian chờ đợi
04:43 Basic = Cơ bản
05:47 Chilli = Trở lạnh
07:33 Practical = Tính ứng dụng
11:24 Under retail = Dưới giá thị trường
15:10 Raw = Thuần khiết
15:10 Filter = Qua một lớp lọc
17:46 Live by = Sống bởi
17:57 Recommend = Khuyên nhủ
18:50 Full = Dày dạn, bồng bềnh (ở đây ám chỉ tóc)
21:05 Homebrewer = Sự pha chế được thực hiện trong môi trường nhỏ (thường là quy mô gia đình)
24:46 On Sale = Giảm giá
24:49 Package = Đóng gói
30:43 I guess that’s it = Mình đoán chắc chỉ có vậy thôi
40:46 Patch = Miếng vá/thêu
40:47 Signature = Mang tính thương hiệu
44:11 Hard word = Chăm chỉ
Facebook: https://www.facebook.com/benjamin.tran199
Instagram: benjamintrann
Snapchat: benjamintrann
Ms. Shorty -
Facebook: https://www.facebook.com/giang.bvl
Instagram: daohgiang
This video is not sponsored or intended to advertise any brands mentioned.
Video này hoàn toàn không được tài trợ và có ý định quảng cáo cho bất kì thương hiệu nào được nhắc đến.
hypebeast streetwear brands 在 Benjamin Tran Youtube 的最讚貼文
Hey what’s up guys. In today’s video I will be showing you one of the most influential events for streetwear and sneakers in the world called Hypefest. I will also do a mini series on “How much is your outfit” inspired by Icykof to break down all the pieces of some of the participants in the event. This was such a crazy experience and I know a lot of you couldn’t make it to the show so I’m bringing the show to you! Hope you enjoy this video and see you in the next one ;) Peace
_____________________________
Ở video lần này Ben sẽ giới thiệu với mọi người một trong những event có ảnh hưởng nhất đối với streetwear và sneakers trên thế giới gọi là Hypefest. Đây là show đầu tiên của họ và là một dấu ấn rất lớn với văn hóa đường phố nói chung. Ben cũng làm một series nhỏ về “Outfit của bạn bao nhiêu tiền” được lấy cảm hứng từ Icykof, breaking-down toàn bộ những món đồ của những người tham gia event này. Đây thực sự là một trải nghiệm điên rồ và Ben biết rất nhiều người không thể tham dự show lần này nên Ben muốn mang show này đến với mọi người! Hy vọng mọi người thích video này và hẹn gặp mọi người ở video sau ;) Peace!
Big Shoutout to:
Kevin Ma
Hiroshi Fujiwara
Ms. Shorty @daohgiang
Jaden Smith x G-Star
Lacoste x Chinatown Market
Hypefest
Diptyque ‘Tam Dao’
Mint Crew
Brooklyn NYC
Acronym
Rimowa x Off-white
Icykof (Unknown Vlogs)
Nam (forgot to ask your IG bro!)
Diesel ‘Hate’ Couture
Starbucks
GOAT
Adidas Never Made
Be@rbrick
Popular Jewelry
Adidas
A$AP Nast
Suda from Japan
Jackie @sxint_jxy
New York MTA Subway
Tiếng Anh sử dụng trong video:
01:20 Immerse = Đắm chìm, dấn thân
01:23 Streetwear Culture = Văn hóa thời trang đường phố
03:40 Collab (collaboration) = Bản hợp tác
05:01 Lowkey = không quá phô trương
07:11 Represent = Đại diện
22:00 Venue = Khu tổng hợp mở rộng cho các thương hiệu
22:46 Blank = Sản phẩm trơn sử dụng để in, thêu
24:48 Sole = Đế của giày
28:22 1 of 1 = Một chiếc độc nhất, không đụng hàng
Facebook: https://www.facebook.com/benjamin.tran199
Instagram: benjamintrann
Snapchat: benjamintrann
This video is not sponsored or intended to advertise any brands mentioned.
Video này hoàn toàn không được tài trợ và có ý định quảng cáo cho bất kì thương hiệu nào được nhắc đến.