LOCAL BRANDS VS GLOBAL BRANDS:
CUỘC CHIẾN KHÔNG CÂN SỨC?
(Nội dung này được kết hợp thực hiện bởi Cocochabong và Daoonclouds, đăng tải trên J.O.Y Magazine-Book Issue 3 và đã được mua bản quyền bởi Bloombooks. Việc đăng lại trên page Daoonclouds đã được xin phép. Mọi sự sao chép và sử dụng không được sự cho phép của Bloombooks và hai tác giả là hành động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ)
Năm 2018, Nielsen công bố báo cáo số liệu đánh giá Việt Nam đứng thứ ba toàn cầu trong việc ưa chuộng hàng ngoại, chỉ sau hai thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Báo cáo này chỉ rõ, hơn phân nửa dân số Việt Nam sẵn sàng chi tiền cho hàng nhập khẩu. Riêng đối với ngành thời trang, những năm gần đây thị trường trong nước đang chứng kiến sự xuất hiện của ngày càng nhiều các thương hiệu nước ngoài. Tính đến thời điểm này, hơn 200 thương hiệu thời trang quốc tế đủ các phân khúc đã có mặt tại Việt Nam. Local brands đang phải đứng trước một cuộc chiến sinh tồn mà đối thủ là global brands, và thế trận, thật không may, có vẻ như đang không hề cân sức. Giấc mơ chiếm lĩnh thị trường vốn thuộc về chính mình, liệu có được hoàn thành?
LÀN SÓNG LOCAL BRAND THẾ HỆ MỚI
Trong vòng chưa đầy một thập kỷ trở lại đây, một làn sóng local brand thế hệ mới ồ ạt ra đời. Người sáng lập các local brand này đều còn rất trẻ, và có thể chia ra thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những người xuất thân từ các lứa sinh viên Thiết kế Thời trang trong nước hoặc nước ngoài. Sinh viên tốt nghiệp ngành này hiện có xu hướng mở thương hiệu của riêng mình và đi lên từ việc gây dựng cửa hàng nhỏ nhiều hơn là lựa chọn đi làm thuê cho các công ty thời trang hay tập đoàn dệt may lớn. Nhóm thứ hai là những người nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng của thị trường thời trang, sở hữu gout thẩm mỹ tốt và có một nguồn lực tài chính vừa phải để bắt đầu với một thương hiệu nhỏ. Bởi vậy, không khó hiểu khi các local brands thế hệ mới đã và đang nhìn thấy được chính xác những gì mà các thương hiệu thời trang hay công ty dệt may thế hệ trước thiếu hụt: Sự đa dạng, mới mẻ trong thiết kế mẫu mã và tầm quan trọng của yếu tố thương hiệu.
5 năm trước, khi sân nhà còn chưa có quá nhiều bóng dáng của những “kẻ khổng lồ”, bức tranh toàn cảnh của các local brand vẫn còn đang vô cùng lạc quan, sôi động và đầy màu sắc. Họ thổi một luồng gió mới vào thời trang trong nước và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng trẻ. Những cửa hàng nhỏ nhắn nhưng chỉn chu, đẹp đẽ, được chăm chút từ những chi tiết nhỏ nhất, thể hiện tính cách riêng biệt của từng thương hiệu và của chính người chủ thương hiệu. Những hình ảnh được đầu tư sản xuất kỹ lưỡng luôn cố gắng thể hiện cả tinh thần, lối sống mà thương hiệu xây dựng cho chính họ và khách hàng của họ, chứ không đơn thuần chỉ là hình ảnh sản phẩm. Người tiêu dùng trẻ thích thú trước sự muôn màu muôn vẻ, sự đa dạng và cảm giác gần gũi mà các local brand mang lại, thích thú trước việc được feature trên các kênh Facebook, Instagram của local brand nếu họ là người có tinh thần khớp với tính cách của thương hiệu, hoặc đơn giản là có những tấm ảnh đẹp với outfit đến từ thương hiệu đó – điều mà trước đây họ chưa từng được trải nghiệm.
Những local brand thành công nhất và được nhắc đến nhiều nhất có chung một đặc điểm: Họ có DNA rất rõ ràng và nhất quán. Họ xây dựng được đặc điểm, tính cách, tinh thần, giá trị rõ ràng cho thương hiệu, họ tạo ra được một hình tượng đặc trưng – cũng chính là hình tượng mà khách hàng của họ hướng đến. Nhắc đến Rue des Chats là nhắc đến sự thanh lịch, nữ tính; nhắc đến Lam Boutique là nhắc đến những người đàn bà ngọt ngào và bản năng; nhắc đến Wephobia là nhắc đến những người phụ nữ độc lập, mạnh mẽ nhưng thanh lịch, thích mặc đồ menswear; nhắc đến Subtle Studios là nhắc đến sự tinh tế, sắc sảo và hơi thở nghệ thuật; nhắc đến Nosbyn là nhắc đến những món đồ basic tối giản; nhắc đến Libé Workshop là nhắc tới sự năng động, tinh nghịch, trẻ trung… Họ chinh phục khách hàng local bằng cả bản thân sản phẩm họ làm ra lẫn giá trị thương hiệu mà họ xây dựng nên. Một số ít thậm chí còn nhận được sự yêu thích ở cả một vài thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc. Người ta lựa chọn trang phục của các thương hiệu đó không phải chỉ vì một thiết kế đẹp với chất lượng tốt, mà còn bởi tinh thần và lối sống mà họ theo đuổi.
Có một giai đoạn, sự thành công ngoạn mục của thế hệ local brand mới và trào lưu Support local designers (ủng hộ các nhà thiết kế trong nước) khiến cho người làm thời trang ở Việt Nam cảm thấy rất lạc quan về câu chuyện chiếm lĩnh thị trường trong nước. Thế nhưng, đúng vào giai đoạn local brand trở nên bão hoà vì bắt đầu xuất hiện thêm quá nhiều những thương hiệu thiếu bản sắc hoặc thiếu tính chuyên nghiệp, đúng vào lúc cảm giác mới lạ về các local brand qua đi và sự thích thú của người tiêu dùng nội địa bắt đầu giảm dần, thì Zara – “ông lớn” của ngành công nghiệp thời trang thế giới – đặt chân vào thị thường Việt Nam, nối gót sau đó là những gã khổng lồ ngoài biên giới. Cột mốc gắn tên Zara đó giống như một cú huých làm thay đổi hoàn toàn cục diện thị trường. Một miếng bánh lớn đã bị giành mất.
CUỘC XÂM LĂNG CỦA NHỮNG KẺ KHỔNG LỒ
Sự thật rất dễ nhận thấy là những thương hiệu thời trang toàn cầu tầm trung khi đến Việt Nam luôn tạo nên cơn sốt và sự phấn khích cho người tiêu dùng trong nước. Quan trọng hơn, họ lập tức chiếm lĩnh thị trường và đứng vững một cách ổn định. Một cơn sốt có thể do nhiều yếu tố, đặc biệt là chiến dịch quảng bá rầm rộ, kế hoạch truyền thông bài bản và dồn dập trong một khoảng thời gian. Nhưng khi cơn sốt qua đi, cái gì là điều khiến khách hàng tiếp tục quay trở lại? Xem ra chúng ta không có cách nào phủ nhận được chỗ đứng của họ trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Zara mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 9/2016 với doanh thu 5,5 tỷ đồng trong ngày khai trương, và sau đó cán mốc 1,800 tỉ đồng cho năm 2018 – một con số ngoạn mục. Trong nửa đầu năm 2018 bình quân mỗi ngày doanh thu của tập đoàn Inditex tại thị trường Việt Nam đến từ Zara, Massimo Dutti, Pull&Bear và Stradivarius đạt gần 5,3 tỷ, trong đó chủ yếu là từ Zara (căn cứ theo báo cáo tài chính của Mitra Adiperkasa ). Thương hiệu thời trang đến từ Thuỵ Điển H&M gia nhập thị trường Việt Nam muộn hơn Zara một năm, và đến thời điểm hiện tại đã có 9 cửa hàng tại Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn. Báo cáo tài chính hai quý đầu năm 2018 của H&M cho thấy họ đã thu về 325 tỷ đồng từ thị trường Việt Nam, có nghĩa là khoảng hơn 1,8 tỷ đồng mỗi ngày.
Cuối năm 2019, Uniqlo nổ phát súng đầu tiên báo hiệu họ đã chính thức “tham chiến” bằng sự kiện khai trương cửa hàng đầu tiên tại Sài Gòn – đúng như kế hoạch đã sớm được rục rịch thông báo từ cuối tháng 8/2018. Cửa hàng Uniqlo được xây dựng trên nền toàn bộ không gian của toà nhà từng là một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất Sài Gòn. Sự hiện diện của tỷ phú Nhật Bản Tadashi Yanai – nhà sáng lập Uniqlo trong lễ khai trương đã chứng tỏ tầm quan trọng của thị trường Việt Nam đối với việc kinh doanh bán lẻ của thương hiệu này. Hình ảnh cửa hàng Uniqlo Sài Gòn lập tức “phủ sóng” khắp social media, và sau đó là hình ảnh một hàng dài những người xếp hàng chờ đợi để mua sắm ngay góc đường Đồng Khởi – Lê Thánh Tôn kéo dài đến gần hai tuần liền.
Sức tiêu dùng của thị trường Việt Nam cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc của các luxury brands (thương hiệu xa xỉ). Tháng 12 năm 2019, Business Of Fashion đăng tải một bài viết mang tiêu đề “Vietnam: Luxury New Goldmine?” (Việt Nam: Mỏ vàng mới của thời trang xa xỉ?), đề cập nhận định của những cá nhân kinh doanh thời trang xa xỉ về tiềm năng của thị trường Việt Nam. Mới chỉ gần ba mươi năm về trước, chúng ta còn thuộc nhóm quốc gia nghèo nhất thế giới, và nay, trở thành thị trường được chú ý bởi các nhãn hàng cao cấp. Dân số trẻ và có học thức; sự gia tăng của nhóm khách hàng thuộc tầng lớp middle-class (trung lưu); sự trỗi dậy của một nhóm người tiêu dùng mới – HENRYs (High Earners Not Rich Yet – Người thu nhập cao nhưng chưa giàu); tốc độ đô thị hoá nhanh chóng của một nền kinh tế đang trên đà phát triển… Đây là những yếu tố cần thiết để cấu thành một thị trường đủ hấp dẫn cho phân khúc hàng hoá cao cấp.
Việc người Việt ưa chuộng hàng ngoại chẳng phải là chuyện gì quá xa lạ, nhưng không vì thế mà các thương hiệu cao cấp đã có tên tuổi và địa vị vững chắc như Hermes, Dior, Chanel, Gucci, Burberry, Louis Vuitton… lơ là trong việc củng cố danh tiếng cũng như sức ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam. Những chiến dịch quảng bá linh hoạt, hiệu quả, khai thác triệt để KOLs – những “kênh truyền thông” miễn phí nhưng lại có sức ảnh hưởng cực lớn trên các nền tảng mạng xã hội, duy trì mật độ xuất hiện trên các tạp chí danh tiếng, các buổi tiệc private với khách hàng thân thiết và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo… Thậm chí, họ còn không ngại chi tiền cho những sự kiện văn hoá mở rộng vùng đối tượng tiếp cận ra toàn bộ những người quan tâm thời trang – kể cả những người có thu nhập không nằm trong phân khúc khách hàng tiêu dùng sản phẩm xa xỉ, bởi sự ngưỡng vọng của số đông sẽ càng nâng cao đẳng cấp cho thương hiệu cũng như những khách hàng của họ. Và trong khi Hermes làm một buổi triển lãm vào cửa tự do kéo dài một tuần lễ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám nhằm tôn vinh lịch sử thương hiệu và củng cố địa vị trong mắt người Việt Nam, còn H&M - dù đang gặp rắc rối lớn với 1.4 tỉ đô la hàng tồn ở nước ngoài – vẫn tiếp tục mở tới cửa hàng thứ chín trên lãnh thổ nước ta, thì các thương hiệu nội địa vẫn còn đang trầy trật trong cuộc chiến giành lấy lòng tin và tình cảm của người tiêu dùng trên chính sân nhà.
NIỀM TIN CUẢ NGƯỜI TIÊU DÙNG - NỀN TẢNG CHO CHỖ ĐỨNG CỦA THƯƠNG HIỆU
Trong môi trường cạnh tranh công bằng, người tiêu dùng có toàn quyền bầu cử cho doanh nghiệp bằng lá phiếu là đồng tiền do chính mình làm ra.
Chất lượng là một loại yếu tố hữu hình có thể đo lường được mà doanh nghiệp đương nhiên phải đảm bảo nếu muốn tồn tại. Chẳng doanh nghiệp nào có thể đi đường dài nếu sản phẩm của họ đắt mà lại yếu kém. Mặt khác, về tâm lý tiêu dùng, khi một thương hiệu được xem là có mặt trên toàn cầu thì khách hàng sẽ cho rằng những thương hiệu này sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, vì nó đã được công nhận và tin dùng bởi người tiêu dùng ở nhiều nước (và dù gì ta cũng phải ghi nhận mặt bằng chung chất lượng của những “gã khổng lồ” đã quá thành công trong thế giới thời trang là rất ổn định).
Niềm tin vào giá trị thương hiệu thì khác, nó là một thứ vô hình nhưng vô cùng vững chãi. Trên thực tế, nó là thứ rất dễ thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua sắm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với người tiêu dùng bình dân ở các quốc gia đang phát triển, thương hiệu toàn cầu mang lại một thứ nhiều hơn là sản phẩm và dịch vụ. Thương hiệu toàn cầu đại diện cho tính toàn cầu. Người tiêu dùng tin rằng việc mua sản phẩm đến từ các thương hiệu đó là một cách thể hiện bản thân là người năng động, hiện đại, văn minh, bắt kịp xu hướng, và đang tham gia vào nền văn hoá toàn cầu. Còn đối với nhóm khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu và HENRYs, họ cực kỳ coi trọng vị thế của mình trong xã hội, và sản phẩm thời trang thuộc các thương hiệu xa xỉ được xem như công cụ giúp họ khẳng định hình ảnh và “đẳng cấp” của mình.
Nhưng niềm tin vào thương hiệu toàn cầu không phải là không thể lay chuyển. Một bài tiểu luận của các giáo sư đại học Harvard có tên “How Global Brands Compete" đã chỉ ra rằng cứ mười người thì sẽ có một người từ chối thương hiệu toàn cầu nếu có thể – đây gọi là Phe Chống Đối. Phe Chống Đối thể hiện sự ngờ vực cao độ về tính minh bạch và nhân đạo trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp khổng lồ đang vươn vòi bạch tuộc ra khắp các quốc gia và châu lục. Đây cũng chính là nhóm có xu hướng lựa chọn các thương hiệu nội địa, các công ty có quy mô địa phương.
Nhóm khách hàng thuộc Phe Chống Đối đang gia tăng dần lên sau nhiều vụ bê bối của các thương hiệu thời trang nhanh (mà điển hình là Zara), do mô hình kinh doanh theo tính kinh tế bậc thang (Economy of scale) của các doanh nghiệp này gây ra những hậu quả nặng nề lên môi trường và những sự bất công đối với người lao động ở những quốc gia gia công, trong đó có Việt Nam. Một số hãng thời trang cao cấp cũng đang hứng chịu chỉ trích và tẩy chay của khách hàng ở nhiều nước, ví dụ như quảng cáo phân biệt chủng tộc của Dolce & Gabbana đã gây ra cuộc tẩy chay hãng này tại Trung Quốc, hay việc Burberry (và còn nhiều hãng khác) thiêu huỷ tất cả những mặt hàng không bán được làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của cộng đồng. Khi sự ngờ vực lan ra cho toàn bộ các thương hiệu thuộc hàng “ông lớn” khác, nghĩa là thứ quyền lực vốn dĩ được xây dựng trên nền tảng niềm tin của khách hàng đã bị lung lay. Thời điểm thích hợp để các thương hiệu nội địa bước ra giành lấy cho mình tấm phiếu tín nhiệm từ người tiêu dùng chính là lúc này.
"BIẾT NGƯỜI BIẾT TA, TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG"
Dù các thương hiệu quốc tế đang áp đảo thương hiệu nội địa, nhưng sự ưa chuộng thương hiệu toàn cầu của người tiêu dùng không đồng nghĩa với một hồi kết cho local brands. Khi hiểu rõ thế trận, nguyên nhân, tìm ra những lỗ hổng của thương hiệu toàn cầu và khai thác tối đa mọi thế mạnh của mình, các thương hiệu local sẽ tìm ra cơ hội củng cố chỗ đứng trên sân nhà.
Rủi ro lớn nhất của một thương hiệu toàn cầu chính là nguy cơ mất kết nối với thị trường địa phương. Với hệ thống được thiết lập và quản lý bằng một bộ quy chuẩn chung cho tất cả các thị trường, thương hiệu toàn cầu sẽ không có được tính linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh và chế độ chăm sóc khách hàng như thương hiệu nội địa. Trong khi đó, quy mô nhỏ của thương hiệu nội địa lại mang đến một số lợi thế mà các hệ thống lớn khó lòng có được.
Ở phân khúc sản phẩm tầm trung, khi bước vào một cửa hàng như Topshop hay Zara, nhân viên có thể không nhớ mặt bạn dù bạn vừa đến đúng giờ đó ngày hôm qua. Nếu bạn phản ánh một vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay thái độ của nhân viên, bạn có thể phải đợi vài ngày, có khi hàng tuần để vấn đề được giải quyết, vì hệ thống quản lý cồng kềnh và cứng nhắc của nó. Nhưng ở một cửa hàng local mà người chủ trực tiếp quản lý và vận hành, nhân viên thậm chí có thể nhớ cả gương mặt, tên tuổi, sở thích của bạn chỉ sau vài lần tới mua hàng. Khi có sản phẩm mới hay khi sản phẩm cũ có hàng trở lại, bạn sẽ nhanh chóng nhận được tin nhắn thông báo được soạn một cách chân thành và tình cảm. Những dịp lễ, bên cạnh chương trình khuyến mãi, các local brands còn gửi quà tặng đến các khách hàng thân thiết (điều mà họ chỉ có thể nhận được từ thương hiệu quốc tế nếu như đó là thương hiệu xa xỉ). Subtle Studios gửi nến thơm được đặt hàng thiết kế tại Hàn Quốc dành riêng cho những khách hàng tinh tế của mình; Mono Talk luôn gửi những tấm thiệp viết tay mang những dòng tâm sự khéo léo thể hiện họ quan tâm và hiểu rõ sở thích khách hàng; Xéo Xọ luôn có trà thơm kèm một vài chiếc cookies để mời các vị khách bước vào cửa hàng… Những điểm chạm cá nhân nhỏ nhưng tinh tế này là một trong những thế mạnh mà thương hiệu nội địa cần khai thác nhằm tạo thế cân bằng trong trận chiến sinh tồn, khi mà nguồn lực của họ đương nhiên là không thể nào đem so với các thương hiệu toàn cầu kinh doanh cùng một phân nhóm sản phẩm trong cùng một phân khúc thị trường.
Mặt khác, hiển nhiên là một thương hiệu toàn cầu không thể thấu hiểu cư dân của một khu vực bằng các thương hiệu local, bất kể là về văn hoá, tư tưởng, đời sống kinh tế – chính trị – xã hội, sở thích, hành vi hay thói quen tiêu dùng. Sản phẩm nội địa được phát triển, hoàn thiện và sản xuất nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu của người tiêu dùng bản địa. Rất nhiều khách hàng có dáng người quá nhỏ nhắn và chiều cao khiêm tốn không thể lựa chọn được món đồ vừa vặn với mình tại Zara, nhưng sẽ tìm được nhiều sản phẩm ưng ý tại các thương hiệu local – vốn có bộ size dành riêng cho người Việt. Chất liệu, màu sắc của sản phẩm cũng sẽ được các thương hiệu local tinh ý lựa chọn cho phù hợp với đặc tính màu da, sở thích, và cả khí hậu bản địa – trong khi các thương hiệu toàn cầu sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, cung cấp cho khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ, sẽ khó đảm bảo được sự chu đáo này.
Thế mạnh local cũng chính nằm ở sự độc đáo của văn hoá, niềm kiêu hãnh của việc đại diện cho một cộng đồng cư dân bản địa. Những thương hiệu nội địa biết cách khai thác và biểu đạt chất liệu văn hoá địa phương, từ nguồn nguyên liệu sử dụng, cảm hứng thiết kế, concept hình ảnh, cách làm thương hiệu… sẽ giành được ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Trên thực tế, đã có những local brand làm rất tốt việc khơi dậy niềm tự hào văn hoá, đồng thời thông qua đó khơi dậy niềm tự hào đối với thương hiệu Việt, như Thuỷ Design House với những bộ sưu tập độc đáo có thiết kế và hoạ tiết được lấy cảm hứng từ văn hoá truyền thống, như Kilomet 109 nổi tiếng với việc sử dụng chất liệu thiên nhiên, phương thức dệt vải thủ công và kỹ thuật nhuộm truyền thống của các dân tộc vùng cao….
Người tiêu dùng có toàn quyền quyết định đối với lá phiếu của mình – tức đồng tiền do chính họ làm ra, hay nói ngắn gọn họ mua gì là quyền của họ. Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, các công ty hay thương hiệu nội địa chính là liên kết giữa nền kinh tế của một quốc gia và đời sống của người dân thuộc quốc gia đó, vì mỗi đồng tiền người tiêu dùng chi ra sẽ được vận hành trong chính địa phương đó, chứ không phải cho nguồn lực ở bất kỳ đất nước xa xôi nào khác. Nhà kinh tế học nổi tiếng Michael H.Shuman đã nói trong cuốn Going Local: Lựa chọn sử dụng sản phẩm và dịch vụ nội địa không đồng nghĩa với việc tẩy chay những thứ khác thuộc thế giới ngoài kia. Điều này có nghĩa là giúp nuôi dưỡng những thương hiệu trong nước, mà những thương hiệu này sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, sử dụng lao động địa phương với giá nhân công hợp lý và phục vụ chủ yếu nhu cầu của khách hàng địa phương. Điều này có nghĩa là trở nên tự chủ hơn, ít phụ thuộc vào hàng hoá nhập khẩu.”
Điều này, có nghĩa là trở thành một quốc gia có quyền lực kinh tế độc lập cao hơn.
Vì vậy, trước khi kết thúc bài viết này, chúng tôi muốn gửi đi một thông điệp.
Bạn có toàn quyền quyết định với những lá phiếu trong túi do chính bạn làm ra bằng mồ hôi công sức của mình, nhưng hãy nhớ một điều rằng: Đó là lá phiếu có quyền lực vô biên trong việc quyết định tương lai của bạn và của đất nước mà bạn đang sống.
同時也有6部Youtube影片,追蹤數超過3萬的網紅膠攝現場,也在其Youtube影片中提到,https://www.leanlui.com/fashion https://www.madamefigaro.hk/3285/uncategorized/%e9%a6%99%e6%b8%af%e6%94%9d%e5%bd%b1%e5%b8%ab-%e9%9b%b7%e5%ae%89%e5%96%...
「local fashion magazine」的推薦目錄:
local fashion magazine 在 Mịn Blogger Facebook 的最佳解答
HELLO SÀI GÒN, MÌNH TRỞ LẠI RỒI ĐÂY
Chia tay vài tháng lần skincare workshop ngày trở lại này mình xin phép được ưu tiên các bạn SG trước, mọi khi toàn tổ chức HN trước rồi.
Workshop: "Bạn Thấy Gì Trong Gương?"
Đôi khi bạn tự hỏi “Liệu tôi đã vô tình bỏ quên bản thân giữa những bộn bề của cuộc sống?”
Bạn nhìn vào gương và chợt nhận ra làn da kém tươi tắn, thiếu sức sống và những nếp nhăn đã lờ mờ xuất hiện trên khóe mắt. Đến lúc cần dưỡng da lại rồi!
Từ vẻ bề ngoài đến bên trong tâm hồn là sự trống rỗng và nhiều tâm tư đến nỗi quên việc yêu lấy chính mình, tất cả nỗi niềm ấy sẽ được chúng mình gói gọn thật tỉ mỉ và chỉn chu để đem đến cho các bạn một buổi workshop “để đời” nhất.
Buổi workshop ngoài mình sẽ có những diễn giả khác, tuy nhiên bạn cũng có thể đến để gặp riêng mình nhé =)) Trong khuôn khổ buổi workshop, mình đã "xin" bên tổ chức để phần nói của mình diễn ra lâu nhất là MỘT TIẾNG hoặc hơn :)) vì mình bảo mình chia sẻ dài và thích nói dai nhưng không xui dại nha các bạn. Có nhiều bước chúng ta vẫn skincare mỗi ngày nhưng chính chúng ta không biết bản thân mình đang làm sai và người khác tư vấn cũng đang sai. Mình sẽ "thì thầm" 10 điều tưởng đúng nhưng lại sai không tưởng trong skincare và dành thời gian cho các bạn tha hồ gặp mình hỏi đáp riêng tư nha ❤
Nội dung của buổi Workshop sẽ có các phần chính như sau:
1. Fashion:
Host: Chị Thư Vũ (@cocochabong) - Founder Coco Dressing Room & Image Consultant.
2. Skincare:
Host: Mịn Blogger - It's me 😛
3. Make Up:
Host: Anh Khải Tú - Make Up Artist & Founder Khai Tu Academy
4. Special part “Empty Space”:
Host: Chị Hà Phương - Creative Producer at ĐẸP Magazine
Ngoài ra The Beauty Guide còn tổ chức 2 ngày POP-UP SALE với sự tham gia của nhiều local brand quần áo, mỹ phẩm, trang sức như Coco Dressing Room, SANTRICE, Song Thuong Gemstone & Jewelry, Cuội Jewelry, Miên Gem, La.Linen, Riro Dressing Rum,...và các sản phẩm dưỡng da cùng dòng son phiên bản giới hạn từ thương hiệu đồng tổ chức Dr.NUELL Việt Nam
----------------
Thông tin về sự kiện:
Thời gian sự kiện có 2 phần:
1. 𝐏𝐨𝐩-𝐮𝐩 𝐬𝐚𝐥𝐞: 𝐅𝐑𝐄𝐄 𝐞𝐧𝐭𝐫𝐚𝐧𝐜𝐞
10g00 – 20g00, Thứ Sáu, ngày 13/11/2020
10g00 – 12g00, Chủ Nhật ngày 15/11/2020
2. 𝐖𝐨𝐫𝐤𝐬𝐡𝐨𝐩: 𝐄𝐧𝐭𝐫𝐚𝐧𝐜𝐞 𝐓𝐢𝐜𝐤𝐞𝐭 (Link đăng ký tham gia phía dưới)
10g00 – 12g00, Chủ Nhật ngày 15/11/2020
Địa điểm: Én House Restaurant (lầu M) - 308C Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giá vé: 650.000 đồng/vé
Đặc biệt, GIẢM cho 20 vé tới các bạn đọc của MỊN BLOGGER chỉ còn 450.000 đồng/vé
Lưu ý:
- Giá vé trên đã bao gồm tea break + quà tặng (door gift)
- Số lượng vé có hạn, sau khi hết 20 vé đầu tiên bạn có thể mua tại link đăng ký chung
Link đăng ký tham gia Workshop dành cho Mịn Blogger: http://bit.ly/WSMINBLOGGER
Link đăng ký tham gia Workshop chung: http://bit.ly/WSTHEBEAUTYGUIDE
Lưu ý: Giá vé đã bao gồm tea break và phần quà gồm có:
- 1 thỏi son Dr.Nuell Matte Lipstick trị giá 350.000đ.
- 1 Combo 3 mặt nạ trị giá 180.000đ.
- 1 Handbook online trọn bộ Fashion - Makeup - Skincare.
- Các Voucher giới hạn đến từ những thương hiệu tham gia Pop-up Sale và còn nhiều món quà đặc biệt khác trị giá lên đến 2 triệu đồng khi bạn đến tham dự chương trình của The Beauty Guide!
Link event để theo dõi thêm các thông tin về chương trình: https://fb.me/e/46NGUvIGD
Hãy nhanh tay điền form đăng ký tham dự Workshop để chúng mình có cơ hội gặp gỡ và chia sẻ các bí quyết làm đẹp cùng các host “siêu ngầu” có chuyên môn thần sầu, bạn nhé!
Mọi thắc mắc về thông tin chương trình, vui lòng liên hệ:
• Email: thebeautyguidevietnam@gmail.com
• Fanpage: https://www.facebook.com/thebeautyguide.vietnam/
• Hotline:
Mr. Bao Anh Yu - 089 839 4220
Ms. Tú - 090 372 7241
Ms. San - 093 832 5167
See u soon hihi,
Love u 3000 <3
local fashion magazine 在 Betty-Racing Facebook 的最佳貼文
STARFiSH agent星予經紀打造台灣運動全新格局
集結跨界最強運動與職人 誓言開創全”星”運動版圖
STARFiSH Concept星予國際(星予公關)成立17年來,公關事業版圖橫跨國際精品、時尚、美妝、金融、汽車、酒商等頂級客戶,在業界創造出眾多精采成功的公關案例,深根台灣市場並享譽國際。近年來,在熱愛運動的執行總監于長君的帶領之下,連續四年支持AAI車隊,隨隊出征法國與亞洲24h Le Mans「24小時利曼大賽」; 2016、2017年國際CDIY青年馬場馬術錦標賽及CSIJ-B青少年障礙超越錦標賽、2018-2019泰國馬術公主盃、2018-2019香港馬術浪琴盃支持台灣青少年馬術國手;以及泰國普吉島AKA Thailand 2017-2020贊助商與合作夥伴,協辦在泰國普吉島海邊沙灘上Primal FC MMA國際格鬥賽事,讓多項國際運動賽事獲得更多國際媒體與台灣關注,引領各界菁英拓展全新面貌,展現其運動行銷超強能量。尤以贊助策辦桌球選手江宏傑與福原愛世紀婚禮國際記者會,造成享譽國際的運動佳話。
STARFiSH agent星予經紀立志將運動人才推上國際舞台,並期望難得的運動家精神能成為年輕一代的榜樣。於2019年10月3日在Dynasty皇家官邸聯誼會盛大舉辦STARFiSH agent跨界運動職人聯合記者會,由執行總監于長君與明星主持人阿Ken偕同攜手STARFiSH agent星予經紀旗下各領域菁英參與這場跨界盛事,與媒體與眾嘉賓分享時間淬鍊而成的職人生涯,宣告”星運動”正式納入全新事業版圖,連接國際體育脈動,創造台灣全新格局。
STARFiSH agent星予經紀跨界運動職人聯合記者會上,邀請到美國UFC明星選手同時也是AKA Thailand創辦人Mike Swick麥可斯維克首度來台為本活動站台,與STARFiSH agent星予經紀旗下各職人包括台灣賽車教父陳俊杉、AAI車隊賽車手Betty Chen陳映瑜、全球華人最年輕劍道範士八段吳重山、哈雷改裝車世界冠軍葉韋廷、快艇衝浪雙冠軍母女檔陳美彤與12歲陳宥蓁、國際馬術總會第八分區主席黃啟芳、超逆齡70歲瑜珈老師陳冬蓮等一同出席現場盛事。近年來運動熱潮於全球大勢興起,STARFiSH agent星予經紀立志推廣台灣運動職業與優異職人,記者會上各職人闡述了其冠軍光環背後艱辛歷程,經由多年苦心耕耘才得以擁有現今的成就,更可以看到運動職人們在STARFiSH agent星予經紀經營之下現身於螢光幕前為品牌拍攝廣告及代言,讓眾人以不同角度探究各職人所帶出其運動領域背後故事與專業。記者會當天現場展示超跑Ferrari 488 GT3,漢諾威馬術俱樂部提供白馬一匹,以及重機改裝車 ( 2018 Ducati Hypermotard Custom Street Tracker By Rough Crafts ),讓與會來賓對各項運動產業更進一步認識。
執行總監于長君也道出 :「與STARFiSH agent星予經紀合作的這些運動員、職人都是我的好友兼人生導師,在他們身上我學習到什麼是真正的運動家精神,更獲得了一種使命感,好的態度要繼續推廣給下一代的年輕人學習,讓台灣的運動職人站上國際舞台,嶄露台灣的運動實力。同時,他們也是鼓勵並支持我成立STARFiSH agent經紀部門的主要力量,非常感謝他們的信任,期望日後能帶領大家開拓嶄新運動世界觀。」
記者會活動尾聲,執行總監于長君與STARFiSH agent旗下職人運動員齊聚於運動職人牆前共同簽名合影,並舉起代表台灣文化的珍珠奶茶向與會貴賓們致意,宣示STARFiSH agent運動經紀部門正式啟程,展現STARFiSH星予公關專業態度與國際接軌,也憑藉著這份實力將運動、時尚、藝術融合而創立STARFiSH agent,帶領運動職人們走向下一巔峰!
美國UFC明星選手Mike Swick麥可斯維克也將在記者會隔天拍攝Esquire雜誌,以及出席台灣服裝設計師DOUCHANGLEE竇騰璜 張李玉菁2020春夏時裝秀。
台灣賽車教父 – 陳俊杉 :「賽車是一項專業,同時又有些封閉的運動,不過自從認識STARFiSH之後,透過專業的宣傳與行銷,讓更多人認識賽車運動。未來也希望與STARFiSH的合作,讓國內賽車運動更蓬勃的發展。」
全球華人最年輕劍道範士八段 - 吳重山 :「劍道之道在於”煉心”二字,透過修煉劍的理法形成完美的人格,劍道的精神”十年磨一劍”展現的是劍道的持之以恆與不懈的追求。以”星”出發,祝願STARFiSH agent引領風潮將新時代運動帶入前所未有的新里程碑 ! 」
國際馬術總會第八分區主席 - 黃啟芳 :「人生中最快樂的事之一,莫過於與大家分享喜歡的興趣與活動。 這次很感謝STARFiSH給予這個機會讓我把我最愛的馬術運動介紹並分享給大家。騎馬長期被標榜是一個貴族運動。但是除此之外,只有少數人知道馬術運動也是唯一男女選手一起比賽的奧運。這運動除了展現人與動物最真誠的互動之外,更能拉近親子關係。與其說他是一種運動不如說它也可以是一個 lifestyle (生活態度) 。」
快艇衝浪冠軍選手 - 陳美彤 :「轉戰選手三年多,從沒想過滑水的興趣能帶領我站上國際舞台,真心熱愛這項運動,也期盼接下來和STARFiSH的合作透過與更多元的品牌連結機會,讓大眾更認識我所愛的運動,激起不一樣的火花。」
哈雷改裝車世界冠軍 - 葉韋廷 :「 在台灣如果要試著努力做厲害的事,STARFiSH讓我用專業的角度面對各種困難的對手。」
超逆齡Yoga老師 - 陳冬蓮 :「STARFiSH給了我人生中另一個里程碑,讓我接觸到不同領域的人、事,物。未來更希望STARFiSH能引領讓銀髮族群能勇敢的跟我一起瑜伽,延展身體,健康樂活的過每一天。」
AKA Thailand創辦人 - Mike Swick麥可斯維克 :「 It has been an absolute pleasure working with June Yu and STARFiSH Concept the last 4 years. Her expertise is vast and her results speak for themselves. I look forward to a long and successful relationship with June and STARFiSH !」
STARFiSH agent is creating a new Taiwan sporting presence, combining the latest designs, style and fashion, and sports professionals’ spokespersons
Since the founding of STARFiSH Concept Public Relations over 17 years ago, our business has expanded to include a wide range of industries such as luxury goods, fashion, cosmetics, finance, automotive, alcohol and other high-end clients, creating our own unique presence in the industry, with strong roots in Taiwan and a well-established international reputation. In recent years, under the leadership of Managing Director June Yu, we have supported the AAI team to France for the 24h Le Mans for four consecutive years, as well as the Asian 24h Le Mans. In 2016 and 2017 we managed the CDIY and CSIJ-B equestrian events, the 2018-2019 Thai Equestrian Princess’ Cup, the 2018-2019 LONGINES Hong Kong Cup - where we supported the Taiwan Junior equestrians – and we also co-sponsored and partnered with AKA Thailand in 2017-2020, and co-hosted the Primal FC MMA Beach Competition in Phuket, Thailand, ensuring athletes gained exposure from the global and local Taiwan media. We created the new faces of international sports. We also created global media exposure in our international press conference for the wedding of the century between tennis table stars Hung-Chieh Chuang and Fukuhara Ai.
STARFiSH shares the competitive spirit of the world class athletes we represent as we work with them to and ensures that they reach the international stage. On October 3, 2019 STARFiSH launches its “Sports Stars” public relations business at a Global press conference at the Dynasty Club. Guests include diverse sports professionals, Managing Director June Yu, Celebrity MC Ken, and the global team of STARFiSH agents who will share these athletes’ personal success stories, as the firm creates a new face for Taiwan on the global sports stage.
This exclusive STARFiSH event hosts a diverse coterie of sports professionals including leading US UFC star and founder of AKA Thailand, Mike Swick, on his first ever trip to Taiwan, the godfather of racing, Jun San Chen, AAI racing star Betty Chen, Johnson Wu - the youngest Chinese to attain the Kendo rank of Hachida, modified Harley designer Winston Yeh, mother and daughter Wakesurfing Champion pair Kimberly Chen and her 12 year old Jocelyn Chan, the Chairman of Region Eight of the Fédération Équestre Internationale, Jack Huang, and the amazing septuagenarian yoga instructor, Gloria Chen. Sports is a global phenomenon, and STARFiSH is proud to represent leading international and Taiwan athletes. This press conference will serve to introduce the intense personal struggles and stories behind these champions’ successes and their path to professional achievement, and also show how STARFiSH will promote this array of talent to the world. Sports lovers will enjoy seeing a genuine Ferrari 488 GT3 racing car, a white horse from the Hannover Equestrian Club, 2018 Ducati Hypermotard Custom Street Tacker by Rough Crafts, and a full complement of competitive sporting goods on display, ensuring all guests can appreciate more about the respective sports.
June Yu, the Managing Director, notes that: “these athletes working with STARFiSH agent are not only close personal friends and life coaches, but I have learned from them the real athletic spirit, a strong sense of mission, as well as a desire to promote their success to the next generation , ensuring Taiwan’s sporting stars enjoy a place on the international stage where they can reveal Taiwan’s sporting prowess and power. At the same time, they have also encouraged and supported me in establishing the STARFiSH sports talent agency division, and I am pleased to enjoy their trust, as we hope to lead them to new pinnacles of sporting accomplishment at the international level.”
At the end of the press conference, STARFiSH agent Managing Director June Yu will appear together with the sports stars and a photoboard of their success stories. There will be opportunities for autographs and a group photo to officially launch the STARFiSH professional sports talent agency, demonstrating the STARFiSH professional approach and international reach, as the firm integrates sports with style and the arts, as STARFiSH leads these athletes to ever greater achievements!
UFC Star, Mike Swick will be posing for an Esquire magazine exclusive the day after the press conference, as well as attending the Taiwan fashion designers Stephane Dou and Changlee Yugin’s brand DOUCHANGLEE 2020 SS Fashion Show.
The godfather of Taiwan racing, Jun San Chen, remarked: “The racing profession is, at times, a somewhat closed-off sport, but after meeting STARFiSH and their professional publicity team, they have exposed racing to a greater audience. I hope to continue cooperating with STARFiSH into the future, as we develop our domestic racing sports. ”
The world’s youngest Chinese master Kendo Hachida, Johnson Wu, stated: “The path to Kendo is about training the hear; as one trains with the sword one develops human character, and the Kendo spirit ensures a strong devotion to patience and lasting values. By working with STARFiSH with its focus on sporting stars, I am sure we will witness a new athletic milestone.”
Jack Huang, Chairman of Region Eight of the Fédération Équestre Internationale explained: “One of the most rewarding and pleasing things in life is to enjoy a shared interest and activity with one’s family. So I am very happy that STARFiSH has afforded me this opportunity to share the equestrian sport with the public. Even though equestrian enjoys a reputation as the sport of Kings, it is also highly egalitarian. Equestrian is one of the few sports where men and women can compete together on an equal footing in the same events. It is also a sport where humans and animals interact with great sincerity, and it affords an excellent opportunity for close family bonds. Instead of describing equestrian as a sport, it might be more apt to describe it as a lifestyle.”
Kimberly Chen, a wakesurfing champion said: “After having competed in wakesurfing for three years now, I had never thought my interest would expose me to the world stage, but working with StarFish made me realize that if you really love a sport and are dedicated, it is possible to teach the public an appreciation of your favorite sports, and ignite the sparks of their interest, too”.
Winston Yeh, design champion for modified Harleys, notes: “If you want to try to be the best at something in Taiwan, the professional perspective that STARFiSH offers is perfect to resolve any challenges along the way”.
Gloria Chen, an amazing 70 plus yoga instructor explains:”STARFiSH has allowed me to reach a new peak in life, as I am able to explore diverse people, activities and things. I aspire to continue enjoying STARFiSH leadership to help senior citizens to engage in yoga, developing body and mind and enjoying the Lohas spirit everyday”.
Mike Swick, founder of AKA Thailand remarks how:“It has been an absolute pleasure working with June Yu and STARFiSH Concept the last 4 years. Her expertise is vast and her results speak for themselves. I look forward to a long and successful relationship with June and STARFiSH !”
local fashion magazine 在 膠攝現場 Youtube 的最佳貼文
https://www.leanlui.com/fashion
https://www.madamefigaro.hk/3285/uncategorized/%e9%a6%99%e6%b8%af%e6%94%9d%e5%bd%b1%e5%b8%ab-%e9%9b%b7%e5%ae%89%e5%96%ac-lean-lui/
https://hk.appledaily.com/local/20181017/RGGWKWAP7DWDGZHAA27BKI4X4Y/
https://www.dior.com/en_hk/womens-fashion/woman
https://podcasts.dior.com/female-gaze-lean-lui
https://models.com/work/dior-dior-magazine-ss-2020-the-secret-garden-by-lean-lui/1309254
https://forums.thefashionspot.com/threads/christian-dior-resort-2021-by-lean-lui.400270/
https://www.wowlavie.com/Article/AE1900994
如果欣賞我們《膠攝現場》請Comment Like 同Share 我們的Youtube頻道同facebook Page啦!
Youtube:https://www.youtube.com/plasticphoto
Facebook:https://www.facebook.com/plasticphoto/
主持人個人專頁
Joey: https://www.facebook.com/joeypongpage/
Joey IG: https://www.instagram.com/joeypong/
Colin: https://www.facebook.com/pklamfoto/
Colin IG:https://www.instagram.com/colinpklam
Karhoo: www.facebook.com/chowkarhoofans
Karhoo IG: www.instagram.com/chowkarhoophotography
Karhoo IG: www.instagram.com/karhoofilm
Karhoo web: www.chowkarhoo.com
local fashion magazine 在 mao lei Youtube 的最佳貼文
從事本地潮流雜誌/波鞋文化/潮牌服飾設計多年,William跟Maolei分享在他在業界中的個人經驗,同時也帶來幾個影響他最深的物品跟大家分享
Local trend magazine/sneaker culture/fashion brand apparel designer, William and Maolei share his personal experience in the industry, and also bring a few of his most influential items to share with you guys!
Instagram:
https://www.instagram.com/ndyen777
https://www.instagram.com/pancake_b0y
https://www.instagram.com/jacksontallman
https://www.instagram.com/yoshiro_mo
Guest:
https://www.instagram.com/williamgood...
Please subscribe here - https://bit.ly/2Pz5wrW
Facebook - https://www.facebook.com/Mao-Lei-Chan
local fashion magazine 在 mao lei Youtube 的最讚貼文
從事本地潮流雜誌/波鞋文化/潮牌服飾設計多年,William跟Maolei分享在他在業界中的個人經驗,同時也帶來幾個影響他最深的物品跟大家分享
Local trend magazine/sneaker culture/fashion brand apparel designer, William and Maolei share his personal experience in the industry, and also bring a few of his most influential items to share with you guys!
Instagram:
https://www.instagram.com/ndyen777
https://www.instagram.com/pancake_b0y
https://www.instagram.com/jacksontallman
https://www.instagram.com/yoshiro_mo
Guest:
https://www.instagram.com/williamgoodmorning
Please subscribe here - https://bit.ly/2Pz5wrW
Facebook - https://www.facebook.com/Mao-Lei-Chan