FASHION SHOW - GIÁ TRỊ CÒN CÓ HAY KHÔNG?
Ngành công nghiệp thời trang hiện nay - được coi là 1 trong những ngành kiếm tiền kinh khủng nhất của quả đất này. Guồng xoáy “Fast fashion” đã cuốn phăng từ những thương hiệu nhỏ lẽ đến các tên tuổi tầm cỡ.
Một năm có bốn mùa - tương ứng với 4 bộ sưu tập mang tên Spring/Summer: Xuân/Hạ, Fall/Winter: Thu/Đông, Resort và Pre-fall - ngoài ra thêm vào đó nữa là các tuần lễ thời trang (Fashion Week) phải đi kèm với các buổi runway, trình diễn thời trang đắt tiền ( Ít nhất là khoảng 2 lần cho 1 năm). Chúng ta có bao giờ tự đặt câu hỏi rằng : Liệu các buổi trình diễn thời trang, có còn quá cần thiết hay không?
Thời thế đã thay đổi - công nghệ đã đánh dấu sự quan trọng của nó trong tất cả mọi thứ, lối sống, cách mua hàng và thời trang cũng vậy. Việc chi nhiều tiền để thực hiện các fashion show - để các thương hiệu showup các bản runway khét tiếng của mình và bán ra 1 bản Ready-to-wear hoàn toàn khác có thực sự cần thiết. Khi mà lượng người theo dõi qua mạng xã hội (Youtube, Instagram hay Facebook) đều có thể nắm rõ được 1 Fashion show hay chi tiết đồ như thế nào chỉ thông qua có còn màn hình. Và xin nhắc lại - ngành thời trang cũng là 1 ngành xả ra môi trường vô số chất độc hại đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng.
Để so sánh - chúng ta hãy cùng tìm hiểu lịch sử của việc setup Fashion Show như thế nào?
Cái nôi của Fashion show - Theo cuốn lịch sử của ngành công nghiệp thời trang, viết bởi Francessca Sterlacci và Joanne Arbuckle - bắt nguồn từ Paris. Kinh đô của ánh sáng và thời trang, đã là nơi những show diễn thời trang bắt đầu, vào những năm 1800.
Và buổi trình diễn đầu tiên là dựa trên womenswear (Đồ phụ nữ) - thể hiện sự sáng tạo của các nhà thiết kế và cung cấp cho chị em một cái nhìn cụ thể. Chỉ đơn giản là một buổi mặc những sản phẩm trên 5 models nữ khác nhau và diễn ra khoảng 4 lần/ năm.
Lấy nguồn cảm hứng từ Paris - nền tảng đầu tiên của Fashion show được truyền tải tới “Big Four City’ của ngành thời trang. Đó là 4 cái tên mà nhắc tới ai cũng đều biết là Kinh Đô của nền công nghiệp này - bao gồm: Paris, Milan, London và New York.
Dù vậy - “Fashion show” những ngày này vẫn giữ các nguyên tắc vàng của mình. Đó là : “Fashion show” chỉ dành cho những vị khách hàng quan trọng, những khách hàng VIP - những người mua trọng điểm *Mass buyer* và cánh nhà báo (Những người phê bình, editor có máu mặt). Giới công chúng sẽ không được nhìn những sản phẩm có trong fashion show cho đến khi chúng xuất hiện tại các cửa hàng (trung bình từ 4-6 tháng). Chẳng bù bây giờ - fashion show là tầm 1 tiếng sau hình ảnh đầy trên mạng xã hội rồi.
Các bạn có biết vì sao các fashion show tổ chức ra mà Theo một timeline mà không bị trồng chéo không. 4 thành phố lớn với đồ sộ các nhà thiết kế muốn tổ chức fashion show - nên cần 1 kế hoạch để tránh bị nhầm lẫn và không đụng chạm giữa các thương hiệu - cho nên kinh thánh của ngành “Fashion Show” mang tên “Fashion Calendar” (Lịch Thời trang) đã được tạo ra từ những năm 1950s từ những hội đồng thời trang để đảm bảo ai cũng có thể phô diễn được sức mạnh của mình mà không bị trùng với bất kì nhãn hàng nào khác. Năm 2014- Fashion Calendar đã được mua lại bởi CFDA ( Hội đồng những nhà thiết kế thời trang của Mỹ) nhằm thể hiện tham vọng của người Mỹ trong việc kiểm soát được các nhà thiết kế trẻ và xu hướng hiện tại.
Trước những fashion show diễn ra nhỏ lẻ và diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau - ý tưởng Fashion Week được đưa ra để tập trung tất cả những thương hiệu lớn, trẻ và tiềm năng tại chung 1 địa điểm - 1 thời gian để không chỉ thống nhất mà còn tạo ra 1 lễ hội thực sự dành cho những con người đam mê thời trang. Fashion Week bắt đầu vào năm 1993 tại New York, 1 trong Big 4 và kéo dài tới tận ngày hôm nay.
Và tại đây - bên cạnh các fashion show bình thường - thì giống như 1 cuộc thi vậy. Các bạn nên nhớ là mỗi Fashion Show sẽ tập trung rất nhiều Buyers máu mặt, những Bloggers tầm ảnh hưởng lớn và các KOLs (đúng nghĩa là KOLs nhé) có thể thay đổi được tập tính mua của một thị trường. Tất cả anh tài của giới thời trang sẽ tụ tập về Fashion show - cho nên ngoài trình diễn thời trang - đây còn là 1 cơ hội để các brands thi thố, “khè nhau” về concept, ý tưởng - cách thực hiện sân khấu - đạo diễn, cách đi runway. Sao cho độc lạ nhất, sao cho ấn tượng nhất và hấp dẫn những cái tên “máu mặt” nhất. Tất nhiên, chi phí là không hề rẻ.
SỰ THAY ĐỔI - NHỮNG VẾT NỨT ĐẦU TIÊN:
Những cái đầu cáo già và kinh doanh bắt đầu nhúng tay vào Fashion Show. Họ nhận ra các chương trình quá nhiều, số lượng đồ cần lên lịch quá lớn và một điểm nữa rằng: số đồ xuất hiện trong fashion show không được bán ngay lập tức - cũng không bán toàn bộ mà phải tận 6 tháng sau - những người quan tâm mới có cơ hội để sở hữu. Trong khi đó - kinh tế thay đổi, cuộc sống con người cũng thay đổi theo - chìa khoá sống còn hiện tại chính là tiếp cận thị trường để tối ưu hoá việc mua bán - thì Fashion Show như 1 bức tường không hề nhỏ để nắm bắt xu hướng thị trường chung trong thời kì kĩ thuật số.
Những gã nhà giàu - bắt đầu drop tính truyền thống và chạy Theo doanh số và tính thực tiễn. Burberry là người đầu tiên - thay vì 4, giờ chỉ còn 2 collections cho 1 năm - không phân chia menswear và womenswear mà gom lại thành 1 buổi thống nhất, không đặt nặng runway mà còn kết hợp cả đồ “Ready-to-wear” - điều này đồng nghĩa là 6 tháng chỉ là 1 con số thôi - đồ tao làm trên fashion show có thể bán ngay tại cửa hàng chỉ 1 tuần sau đó.
Thời đại đã thay đồi Fashion show một cách rõ ràng nhất. Không còn quá nặng nề về tính bảo mật - ngày nay, các show được thoải mái chụp hình cho các kênh media. Ngoài ra nó còn được livestream - phát trực tiếp cho những khán giả không có mặt tại fashion show, vẫn có thể theo dõi dễ dàng ngay tại phòng riêng của họ. Không nhắm tới khách hàng đặc biệt, các brands bây giờ chú tâm vào khán giả và thị trường đại chúng. Mục đích đã bị thay đổi - không dành cho những người đam mê thời trang thuần nhất nữa - các fashion show ngày nay, chỉ với một mục đích rõ ràng nhất, thu hút càng nhiều người càng tốt - vì lẽ dĩ nhiên, nó sẽ dẫn tới doanh số và tiền càng nhiều.
Fashion show của ngày xưa đang hấp hối những hơi thở cuối cùng - vì dòng chảy của thời đại và công nghệ.
Ngày xưa - các cửa hàng, đối tác là một trong những phần quan trọng của các thương hiệu và fashion designer vì đó là kênh bán chính thống và mang lại hình ảnh thương hiệu của họ. Ngày nay thì không - mọi thứ đều dễ dàng đặt lên website riêng của họ và bán ra tới ngừoi tiêu dùng 1 cách dễ dàng. Nhưng cái thiếu ở đây chính là sự trải nghiệm, sự hiểu concept và nội dung thương hiệu. Cái cảm giác chờ đợi 6 tháng có lẽ đã không bao giờ còn và tồn tại trong thế giới quan nhanh chóng này.
GIÁ TRỊ CỦA ĐỒ RUNWAY?
Các bạn luôn biết rằng đồ Runway luôn có 1 giá trị cực kì cao vì nó không dễ mua và cũng không hẳn là dễ bán ra ngoài. Ngoài ra - vì xuất hiện trong runway với chi phí đầu tư cực kì cao thì giá bán của 1 runway items cũng phải tính Theo công thức GIÁ BÁN = GIÁ SẢN XUẤT + GIÁ MARKETING + GIÁ TỔ CHỨC RUNWAY. Nên tất nhiên, giá cao là chuyện bình thường vì nó cũng là 1 kiểu limited edition dành cho những dân chơi thực thụ.
Và nó là 1 con dao hai lưỡi - khi mà những con cáo già kinh doanh lợi dụng cái mác “Runway” này để thổi phồng các items của họ và bán với giá trên trời. Tiêu biểu chắc là Gucci và Balenciaga -các mặt hàng theo mình nhìn là kiểu ready-to-wear nhưng họ sẵn sàng bỏ trong runway để mang các label” Runway Item” để hợp thức hoá cho những con chiên ngoan đạo về giá trị thực sự của món đồ.
Trong khi đó - so với các brands mang tính lịch sử và thời trang hơn như là CDG, Yohji Yamamoto..thì đồ runway thường giá rất cao vì nó là linh hồn của nhà thiết kế. Chi tiết cầu kỳ, màu sắc không bắt bài được và thường không bán đại trà, chỉ tại các sự kiện vô cùng đặc biệt hay đấu giá - có vẻ những người lớn tuổi vẫn mong muốn giữ lại được giá trị cốt lõi của Fashion show.
Ngoài ra- chi phí runway cũng là 1 chuyện đáng cần nhắc - khi mà công nghệ đã cung cấp cho người xem những cái nhìn chân thực về Fashion show mà họ không cần tham gia. Vậy thực sự chi phí bỏ ra cho 1 runway có cần phải cao một cách quá vô lí như vậy không khi mà mục tiêu khách hàng là đại trà và họ không cần phải trực tiếp tham gia. Tính chất bắc cầu cũng lập nên - khi mà chi phí giảm thì các mác đồ “Runway Item” có cần phải cao như vậy nữa không.
Fashion show đang thay đổi và những giá trị của nó cũng đang thay đổi theo hơi thở của thị trường.
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過4萬的網紅Primmy Truong,也在其Youtube影片中提到,PLEASE WATCH IN HD :) Comments if you have any questions xoxo ------- Beauty Blog: http://www.primmytruong.com/ FB: https://www.facebook.com/primmyt...
「new york bloggers instagram」的推薦目錄:
- 關於new york bloggers instagram 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於new york bloggers instagram 在 Primmy Truong Youtube 的最佳解答
- 關於new york bloggers instagram 在 60 NYC Fashion Bloggers and Influencers ideas - Pinterest 的評價
- 關於new york bloggers instagram 在 14 NYC Menswear IG Accounts You Need to Know - YouTube 的評價
new york bloggers instagram 在 Primmy Truong Youtube 的最佳解答
PLEASE WATCH IN HD :)
Comments if you have any questions
xoxo
-------
Beauty Blog: http://www.primmytruong.com/
FB: https://www.facebook.com/primmytruong
FP: https://www.facebook.com/primmytruongblog
Instagram: http://www.instagram.com/primmytruong
-------
new york bloggers instagram 在 14 NYC Menswear IG Accounts You Need to Know - YouTube 的推薦與評價
14 of my favorite New York Fashion Bloggers. ... Zauzig https://www. instagram.com/joeyzauzig/ Check out my try-on hauls: Mango Man Spring ... ... <看更多>
new york bloggers instagram 在 60 NYC Fashion Bloggers and Influencers ideas - Pinterest 的推薦與評價
Vanessa • NYC Blogger | Photo on Instagram: “Remember where you came from, but never lose sight of where you're going! . I am from Denver, Colorado and one ... ... <看更多>