#career_in_spotlight #2k3_nulocareer
nghề nào chả khổ, khổ như thế nào giờ nói đêi
chắc hẳn thời gian trước các cháu cũng khá ấn tượng vì 1 cá nhân làm game nọ bị truy thu thuế chục tỉ :) ... kiếm tiền tỉ ở nghề này dễ khum? cần chuẩn bị gì khi muốn theo đuổi thành 1 sự nghiệp? nay ta cùng đến với chia sẻ của anh Tống Tùng Giang nhé.
sơ sơ về background của anh: gameplay programmer (5 năm kn làm ngành)- từng trải qua công việc ở Hiker Games – studio nổi tiếng với tựa game 7554 – Sống lại những ký ức hào hùng.
.
.
(,,,)
“Em đang học lớp 12, có hứng thú với lập trình game, không biết phải bắt đầu từ đâu, mong mọi người chỉ dạy.”
“Em là sinh viên CNTT đang tập tành làm game, không biết mọi người hay làm đồ họa trong game bằng cái gì?”
“Em có thằng bạn thích làm game, mà nó không biết phải học ngôn ngữ lập trình gì, anh chị nào có kinh nghiệm cho em lời khuyên với ạ.”
Mình gặp những câu hỏi như trên gần như hằng ngày. Mình cũng từng đặt những câu hỏi như vậy, chỉ khác là năm 2013 mình không có những group Facebook mà phải đem lên các forum như VOZ để hỏi. Trong phần này, mình sẽ “giải ngố” cho các bạn qua kinh nghiệm mình đã quan sát và học hỏi được sau vài năm trong ngành.
Làm game là làm gì?
Đầu tiên, chúng ta sẽ nói về các vai trò trong ngành. Theo mình, có 4 nhóm vai trò chính: nhóm nội dung, nhóm sáng tạo, nhóm kỹ thuật và nhóm quản lý. Nhóm nội dung bao gồm những người sản xuất nội dung của game như đồ họa và âm thanh, ví dụ: các họa sĩ (modeller, animator, artist) hay các nhạc sĩ (sound designer, composer). Nhóm sáng tạo đảm nhiệm đủ thứ công việc nhằm đảm bảo trải nghiệm mà game mang lại độc đáo nhất có thể, từ mô tả kịch bản game, liệt kê các tính năng mà game cần có cho đến viết cốt truyện và cân bằng thông số. Nhóm này thường được gọi chung là game designer (đừng nhầm với graphic designer nhé, một bên là viết còn bên kia là vẽ, khác nhau đấy). Hai nhóm này cùng với nhóm kỹ thuật sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi nhóm còn lại, nhóm quản lý (project manager, producer,...).
Vậy với lập trình viên thì sao?...
Học gì để làm game?
Nếu có thể, các bạn hãy học đại học. Gần đây mình thấy có xu hướng xem nhẹ việc học đại học, nhất là trong ngành CNTT nói chung. Các trung tâm dạy nghề mọc lên như nấm với những quảng cáo hấp dẫn như: “Học 3 tháng có lương ngàn đô”. Nghe rất hấp dẫn đúng không, nhưng toàn bánh vẽ mà thôi. Việc học đại học sẽ trang bị cho các bạn kỹ năng tự học cùng một nền tảng kiến thức đủ vững…
Hãy thường xuyên theo dõi thông tin tuyển dụng của các game studio, ví dụ như như ở Hà Nội thì có Hiker, Zitga, OneSoft hay ở TP HCM thì có Glass Egg, Sparx*, Amanotes hay WolfFun. Việc này giúp bạn nắm được nhu cầu của thị trường là gì, yêu cầu kiến thức và kỹ năng cho vị trí mơ ước của bạn ra sao. Với nền tảng kiến thức trang bị từ trước, bạn hoàn toàn có đủ khả năng tự nghiên cứu và bồi đắp những mảng mình còn thiếu sót hoặc yếu kém.
Những thách thức của công việc lập trình game
Nhiều người vẫn hay đùa rằng: “Làm game chắc sướng, suốt ngày được chơi”. Trong thực tế, làm game cũng là một công việc như bao công việc khác, cũng có lịch trình, cũng có áp lực, cũng có khó khăn. Nếu nghĩ làm game là chơi game thoải mái cả ngày thì thực sự sai lầm. Một khi đã đụng đến tiền, không có thứ gì có thể coi là làm cho vui được.
Lập trình game thực sự khó.
Bạn phải liên tục chạy đua vì một khung hình chỉ có 16ms (mili-giây) để chạy tất cả các thứ từ render cảnh 3D, hiển thị UI, xử lý input của người chơi, chạy logic cho AI, chạy các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh,... Rồi phần cứng thay đổi, công nghệ thay đổi, nếu bạn làm một game trong vòng 2 năm, bạn phải tính cả đến tiêu chuẩn mà người dùng kỳ vọng ở game sẽ như thế nào sau 2 năm đó.
Tiếp theo là bug (các lỗi logic xảy ra trong quá trình chạy phần mềm).
Bất cứ mảng nào trong ngành phần mềm cũng phải đối diện với bug. Ngành game có những bug mà bạn không tin vào tai mình. Trong một dự án mình từng làm việc, đến gần ngày phát hành, tự dưng tester của dự án báo về một lỗi lạ. Khi mấy con bot đi được nửa đường, bỗng dưng nó bị ném đi đâu đấy ở tít tận rìa của map và tắc tịt ở đấy. Bạn sẽ nghi ngờ tester báo cáo bậy bạ, nhưng kinh nghiệm cho mình thấy hầu hết đó là lỗi trong code của bạn.
Kết nhỏ:
Sau khi trải qua cả đống dự án thất bại, rồi một thời gian dài đằng đẵng cày cuốc, những đêm OT đến tối muộn, những ngày về nhà trong sự uể oải, cuối cùng game của bạn cũng ra lò. Bạn liên tục vào xem thông số để biết game của bạn có bao nhiêu lượt tải. Bạn vào đọc từng comment xem người chơi nghĩ gì về công sức mà team bạn bỏ ra. Bạn lân la rình mò các tờ báo đưa tin về game với cảm giác hí hửng xen lẫn tự hào về thành quả lao động của bạn. Bạn hăm hở rủ bạn bè ra quán nước, chỉ để khoe game của bạn và bắt chúng nó chơi.
.
.
.
(còn tiếp)
*bản quyền được bảo lưu vui lòng không sao chép nội dung này khi chưa được sự đồng ý qua văn bản
Để tìm hiểu hết những sự vạn biến và bất biến trong nghề làm game của tác giả Tùng Giang, và hơn 22 chuyện nghề khác , các cháu có thể đặt mua full ấn phẩm dày cộm 212 trang in màu “Người Trong Nghề IT” của Spiderum tại xốp pi: https://shp.ee/uuy8six
dì xin được code độc quyền SPIDNULO để giảm thêm 12% tối đa 50k đơn 85k nữa luôn cho nhẹ ví
cách dùng mã độc quyền: vào ví voucher tại đây https://shp.ee/xsugxnq -> “nhập mã voucher” -> nhập SPIDNULO -> lưu mã và dùng khi thanh toán
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...